Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu trúc của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
Chức năng của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. lục lạp chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.
Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5nm, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.
Nhân tế bào chứa vật chất di truyền và có chức năng điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Tham khảo
+ Màng kép, màng trong gấp nếp hình răng lược làm tăng diện tích bề mặt
+ Màng trong chứa các phức hệ enzyme tham gia tổng hợp ATP.
+ Bên trong hai lớp màng là chất nền ti thể chứa nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.
+ Ngoài ra, trong chất nền còn chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome, vậy nên tỉ thể có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp protein cho riêng mình.
– Cấu trúc của bộ máy Gôngi: Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.
– Chức năng của bộ máy Gôngi: là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
Cấu trúc nhân tế bào gồm:
- Mỗi tế bào nhân thực thường chỉ có một nhân. Tuy nhiên ở một số tế bào nấm và sinh vật khác, mỗi tế bào có thể có vài nhân.
- Phần lớn nhân tế bào có dạng hình cầu với đường kính khoảng 5 μm và được bao bọc bởi lớp kép phospholipid và protein.
- Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ đảm bảo cho các chất có thể ra vào nhân.
- Trong nhân có chất nhiễm sắc chứa DNA.
Chức năng
- Nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
+ Cấu trúc hóa học của phân tử ATP (ađênôzintriphôtphat):
- ATP cấu tạo gồm các thành phần : ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzinđiphôtphat) rồi gần như ngay lập tức ADP lại được gắn thêm một nhóm phôtphat để trở thành ATP.
+ Chức năng của phân tử ATP:
- Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào.
- Vận chuyển các chất qua màng : vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng.
Sinh công cơ học: sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương.
Tham khảo
• So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp:
- Giống nhau:
+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong). Màng ngoài đều trơn nhẵn.
+ Đều có ribosome, DNA để đảm bảo khả năng nhân đôi độc lập.
+ Đều có chứa hệ enzyme để tổng hợp được ATP.
- Khác nhau
Đặc điểm so sánh | Ti thể | Lục lạp |
Hình dạng | Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào | Thường có hình bầu dục |
Sắc tố | Không có | Có |
Màng trong | Gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào | Trơn nhẵn |
Khoảng không gian giữa 2 màng | Rộng | Hẹp |
Hệ enzyme | Chứa các enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào (phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng) | Chứa các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp (tổng hợp nên carbohydrate) |
- Cấu tạo của lục lạp:
+ Lục lạp được bao bọc bởi 2 lớp màng, tuy nhiên màng trong không gấp nếp như ở ti thể.
+ Bên trong lục lạp chứa chất nền (stroma) không màu cùng hệ thống túi dẹp gọi là thylakoid, trên màng thylakoid có chứa hệ thống các sắc tố và enzyme quang hợp. Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành các granum.
+ Trong chất nền lục lạp còn có DNA, ribosome 70 S và các enzyme quang hợp.
- Chức năng: Lục lạp thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
+ Cấu trúc:
- Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có hai lớp màng bao bọc.
- Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacoit.
- Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana.
- Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng.
- Trên màng của tilacoit chứa nhiều diệp lục và các enzim có chức năng quang hợp.
- Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
+ Chức năng của lục lạp: là nơi chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học