Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ ,một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.
Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đang mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao lớn vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi làm sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.
Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.
Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.
Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.
Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi ban giám hiệu trường: ……………………………….
Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ……………………………..
Tên em là ………………………………….. Là học sinh lớp ………………………………….
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…
Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….. (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.
Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm
Chữ ký học sinh Chữ ký phụ huynh
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
Nói đến xứ Huế chắc hẳn mọi người sẽ nhớ đến sông Hương, núi Ngự và các thành quách lăng tẩm. Nhưng ấn tượng nhất đối với em là cảnh sông Hương vào buổi hoàng hôn.
Khi nắng chiều vừa buông xuống, dòng sông như một dải lụa mềm vắt ngang thành phố. cầu Tràng Tiền sừng sững bắc qua sông. Cây cầu như đón lấy một phần của nắng, cầu in bóng xuống dòng sông nên mặt nước dưới cầu xanh sẫm lại. Ôm lấy cây cầu là lòng sông rộng mênh mông, nước chảy lững lờ. Khung cảnh thật thanh bình. Ớ khúc sông gần Kim Long như tươi sáng hơn bởi những vệt mây hồng in bóng. Từng mảng mây lảng bảng giữa trời chiều rồi ghé đến soi bóng xuống mặt nước xanh trong. Khúc sông nơi đây lung linh như một viên ngọc dưới ánh hoàng hôn. Dọc theo dòng sông là hai hàng cây xanh mát. Con đường ven sông như dài thêm ra và râm mát dưới nắng chiều. Làn gió từ cửa sông thổi lên mát rượi. Ngồi trên dòng sông hóng gió, tâm hồn em cảm thấy sảng khoái vô cùng. Càng thích thú hơn bởi những sắc mơ hồng ửng lên dưới lòng sông. Từng đàn cá lượn lờ, thung thăng như đùa vui dưới dòng nước mát lành.
Phía bên sông, xóm cồn Hến nấu cơm chiều, khói bay nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, sau khúc quanh co vắng lặng của dòng sông, những tiếng lanh canh của thuyền nan kéo lưới. Tiếng cá quẫy tùng toẵng dưới mạn thuyền khiến mặt sông như thêm phần tĩnh mịch.
Tròi sẫm tối, dãy đèn tròn trên đường phố ven sông bật sáng, mặt sông một màu tím biếc như tấm thảm nhung mềm mại. Trên nền nhung tím ấy được cài muôn ngàn vệt sáng của sao trời. Cảnh vật đã thức dậy khi thành phố lên đèn. Đâu đó phảng phất hương thơm của cỏ hoa xứ Huế. Trên cầu, xe cộ qua lại tấp nập. Từng tốp người du thuyền trên sông, những điệu hò xứ Huế vang vọng cùng sóng nước. Âm thanh ấy đã làm cho dòng sông thêm sống động, đáng yêu.
Em rất thích phong cảnh sông Hương vào những buổi hoàng hôn. Sông đã làm cho thành phô" quê em thêm diễm lệ, phong cảnh hữu tình. Em mong sông Hương mãi đem lại lợi ích cho con người.
tham khảo:Bài thơ mang tâm lý thiếu nhi mà lại sâu sắc việc đời, người lớn khó viết được.Bài thơ nói chuyện mất chó nhưng đoạn đầu, đoạn dài nhất trong ba đoạn của bài, lại nói chuyện lúc chó đang còn. Nói cái mất, cái không có dễ trừu tượng, nên phải lấy cái có để nói cái không, vẽ mây nẩy trăng vốn là thủ pháp thường gặp trong văn chương, ở đây em Khoa dùng rất đắc địa là chó, sinh động nhất, tình cảm nhất là lúc nó đón mừng chủ. Đó là hoàn cảnh điển hình để bộc lộ "tính cách điển hình'' của con Vàng. Nói lý do mất chó, Khoa đã biến bài thơ mất chó thành bài thơ hạ không lực Hoa Kỳ, một yêu cầu thời sự của văn chương những năm sáu mươi. Bom Mỹ rơi chỉ có chó nó sợ, nó chạy, không thấy tác động gì khác tới làng xóm.Hai câu kết:''Tao nhớ mày lắm đó/
Vàng ơi là vàng ơi!''là đỉnh cao của tình cảm bài thơ, tưởng như thấy được chú bé đang mếu máo gọi chó, vác gậy chạy tìm khắp xóm.
"Đọc Đi Cấy" của Trần Đăng Khoa gợi lên trong ta một cảm giác hoài niệm và đánh giá cao công việc khó nhọc của người nông dân. Hình ảnh sống động về cuộc sống hàng ngày của người nông dân và cảnh quan thiên nhiên tạo nên một cảm giác kết nối với đất đai và những người làm việc trên đó. Ngôn ngữ đơn giản nhưng sâu sắc được sử dụng trong bài thơ đã chụp lấy bản chất của cuộc sống của người nông dân và sự kết nối sâu sắc của họ với đất đai. Tổng thể, bài thơ là một bản tình ca đẹp để dành cho những anh hùng vô danh của nông nghiệp và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tôn trọng và đánh giá cao công việc khó nhọc của những người nuôi sống
chúng ta.
# Ninh OSS
Bài 1/
Ghi ở bờ ao
Chim hót rung rinh cành khế
Hoa rơi tím cả cầu ao
Mấy chú rô con ngơ ngác
Tưởng trời đang đổ mưa sao
Dễ thấy một Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…
Bài 2/
Ao nhà mùa hạ
Mùa mưa mà mưa chưa đến
Đáy sâu nẻ toác khi nào
Rêu nằm mơ chuyện sấm sét
Rồi khô trên cọc cầu ao…
Đúng là ao nhà vào ngày nắng hạn khắc nghiệt nhất - chuyện cũng thường thấy ở làng quê ta. Dòng thơ mở đầu là một nghịch lí, đúng hơn là một bi kịch “Mùa mưa mà mưa chưa đến …”. Cái phải đến lẽ ra phải đến rồi. Mưa móc nào cần gì nhiều đâu. Một chút hơi nước ẩm đủ để một đời … rêu phong ! Những thân- phận- rong - rêu chết khô ngay trong giấc mơ về một ngày uy vũ nổi lên, một ngày giọt giọt sẽ nhuần thấm trong lòng người, một ngày để phục sinh ! …. Đâu còn là chuyện ao nhà ngày hạn nữa mà là góc khuất của cuộc đời bất chợt hiện ra khiến ta phải suy ngẫm.
Bài 3/
Cơn giông
Cơn giông nổi lên giữa làng
Bờ ao lở gốc cây bàng cũng nghiêng
Quả bòng chết chẳng chịu chìm
Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…
Thế rồi giấc mơ kia đã đến, nhưng đến theo một kiểu bất ngờ ! Đời vốn khó lường. Đã đành…Rêu phong đã khô cháy từ lâu, lần này là những thân phận khác lớn hơn ! Sấm sét đã nổi lên rúng động làng trên xóm dưới, bất chợt, thảng thốt…Cũng trên cái xã hội ao con ấy. Khoa quan sát một đối cực khác đang diễn ra với sự khốc liệt mới mẻ đến không ngờ: Bờ ao lở, gốc cây bàng cũng nghiêng…Quả bòng chết oan khiên không nhắm mắt. Đây nữa, dâu bể thế gian: Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…Hình như ta chưa được đọc một câu thơ nào tả sóng ao theo một kiểu như thế. Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ để lại hai câu thơ tả sóng ao thu không thể nào quên “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo…”. Sóng ao đẹp mơ màng thì nhiều người viết, viết hay; còn sóng ao - mà ao con - dữ dội oan khiên thì chỉ thấy cậu bé “nhà quê” này !
Ao gì mà ao, biển đấy, lạ chưa ?! ...
Biển đâu mà biển, cõi người đó, buồn chưa ?! ...
Trần Đăng Khoa thuở “Góc sân và khoảng trời” có nhiều câu thơ nói về cái ao. Có thể nhặt ra: Mặt ao không gợn gió- Bóng trúc cũng rung rinh (Câu cá). Mặt trời lặn xuống bờ ao, Ngọn khói xanh lên lúng liếng (Khi mùa thu sang). Chị tre chải tóc bên ao, Đàn mây áo trắng ghé vào soi gương (Buổi sáng nhà em…). Bài “Ghi ở bờ ao”(đề cập đến phần đầu bài viết này) cũng phát triển theo hướng ấy. Ao hiện lên thân thuộc, đầy hình ảnh nên thơ nhưng ao vẫn là ao, dẫu có sử dụng thủ pháp nhân hóa, dẫu có cả gió-mây-trời-nước soi bóng trong chiếc gương tròn bé xíu nhà Khoa cũng chỉ nhằm làm cho thiên nhiên thêm phần lung linh, sống động hơn thôi; cũng chỉ là những câu thơ gợi tả, gợi cảm, có hồn đáng khen…Đến Ao nhà mùa hạn và Cơn giông thì không còn là cái ao thiên nhiên nữa mà là cái ao số phận, là cuộc đời ở hai chiều nghịch cảnh éo le…Đọc “Ao nhà mùa hạn” và “Cơn giông” rồi ngẫm chuyện đời, chuyện xã hội đổi thay mà quắt quay cám cảnh!
Thiên nhiên ở đây giã từ hồn nhiên tưởng tượng để bay chơi vơi đến tầng nghĩa của những biểu tượng. Không cảm xúc nữa mà cảm thương, chiêm nghiệm. Thi sĩ, dù ở tuổi nào; thơ hay – dù viết về cái gì, cũng phải phát hiện ở sự vật theo một chiều kích riêng, hiển hiện những khuất lấp ngộ nhận đến nông nỗi của đời sống thực tại bằng một linh cảm không giải thích, có khi ngỡ như là thiếu căn cứ , có khi tưởng là vượt thoát tầm nghĩ của người làm thơ. Hai bài thơ con, của đứa trẻ con, viết về chiếc ao con đã ngầm chứa giá trị của tư tưởng. Thơ thiếu nhi và thơ cho thiếu nhi là thơ của người lớn hoặc trẻ con viết về tuổi ấu thơ. Hai bài thơ trên thuộc loại nào ?! Khái niệm nào cũng bất ổn đáng ngờ.
Nhưng mà dẫu sao , tôi vẫn chưa hết day dứt một điều Ao nhà mùa hạn và Cơn dông làm thế nào lại được viết vào năm 1972, khi ông TĐK còn là bé Khoa mới vừa mười bốn tuổi?!..
tham khỏ nha bạn
Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…