K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2016

tăng cường bảo vệ các loại động vật quý hiếm

 

3 tháng 5 2017

* Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam?

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

* Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

23 tháng 2 2016

Các loại giun tròn thường kí sinh ở những nơi chúng có thể lấy được nhiều chất dinh dưỡng như trong đường tiêu hóa của người và động vật, Ví dụ: giun kim kí sinh ở ruột già, giun móc câu kí sinh ở tá tràng (đầu ruột non), giun chỉ kí sinh ở mạch bạch huyết gây bệnh chân voi,...

Sơ đồ vòng đời của giun kim:

Chưa phân loại

Trẻ chơi hoặc ăn thức ăn, tiếp xúc với có nguồn có trứng giun, sau đó trẻ mút tay và nuốt trứng giun vào bụng. Trứng sẽ qua dạ dày, chui xuống ruột và sống tại ruột già.

Giun kim sống khoảng 5 - 6 tuần trong ruột rồi chết. Tuy nhiên, trước khi chết, những con giun cái sẽ bò ra hậu môn đẻ trứng vào buổi đêm khi trẻ đang ngủ. Trứng giun kim rất nhỏ nhưng nó lại gây ngứa ở hậu môn. Khi đó, trẻ thường gãi để xoa dịu cảm giác ngứa ngáy ở đây và thường làm điều này một cách vô thức khi ngủ. Kết quả là trứng giun sẽ bám vào các ngón tay và trú ẩn dưới các kẽ móng tay. Và số trứng này sẽ có cơ hội chui vào ruột khi trẻ cho tay vào miệng.

Trứng giun có thể tồn tại ngoài cơ thể tới 2 tuần. Chúng bám và da, rơi ra giường, quần áo... Và rồi chúng có thể lơ lửng trong không khí như những hạt bụi, bám vào thực phẩm, bàn chải đánh răng. Vì thế trẻ nhỏ dễ bị nhiễm giun kim khi chơi với trẻ mang giun kim trên bàn tay hay từ thực phẩm, đồ uống, bàn chải đánh răng....

Khi trứng chui được vào trong ruột sẽ lập tức nở thành giun con và tiếp tục vòng đời của mình.

-----

1. Ở trẻ em thường hay nhiễm một số loại giun: giun đũa, giun kim, giun móc.

Khi bị nhiễm giun thường gây ra các triệu chứng: đau bụng, đi ngoài nhiều, rối loạn tiêu hóa dẫn đến biếng ăn, còi cọc, ngứa, đau ngực, sốt, ho,..

2. Thói quen ăn uống mất vệ sinh như ăn bốc, ăn đồ ăn chưa được rửa sạch, đánh rơi đồ ăn xuống đất bẩn lại nhặt lên ăn, thói quen gãi hậu môn bị ngứa rồi mút tay.... giúp giun khép kín vòng đời.

3. Để phòng bệnh giun cần thực hiện một số biện pháp:

- Xử lí phân đúng quy cách: dùng hố xí 2 ngăn, thời gian ủ bảo đảm sẽ tiêu diệt hết trùng và ấu trùng giun, dùng hố xí tự hoại.

- Không dùng phân tươi bón cây, rau, quả gây ô nhiễm môi trường đất nước.

- Có thói quen vệ sinh tốt: rửa tay sạch sau khi đại tiện, trước khi ăn, khi làm thức ăn cho trẻ; ăn chín, uống sôi, nguồn nước đảm bảo vệ sinh.

- Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.

26 tháng 2 2016

Nguyên nhân chủ yếu là lượng mưa và nhiệt độ đó bạn. Lượng mưa ở khu vực nhiệt đới lớn giúp cho thực vật phát triển nột cách nhanh chóng, đồng thời nhiệt độ nóng ẩm quanh năm thúc đẩy các hạt mầm phát triển. Khi thực vật phát triển kéo theo đó là sự phát triển của động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. 
Trong khi đó khu vưc ôn đới và Nam Cực thì có mùa đông lạnh, lượng mưa ít hơn khu vực nhiệt đới hay lạnh quanh năm và không có mưa, khí hậu khắc nghiệt khiến cho các loài động thực vật khó phát triển. Đồng thời khí hậu lạnh không thích hợp với các động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường - khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp chúng không thể sinh sản hoặc bị chết) vì vậy ở khu vực này chỉ tồn tại các sinh vật hằng nhiệt - có thể tự điều chỉnh nhiệt độ cở thể (trừ các loài sống dưới nước như các, ốc, trai ... ) 

18 tháng 12 2017

ai bik câu hỏi này ko

22 tháng 9 2019

1.Khói và các chất độc hại khác như khí các bô níc

2,ống khói

3, xử lí

4,của các

26 tháng 2 2016
  • biện pháp là trồng rau trong nhà kính giúp hạn chế sâu bọ và không gây ô nhiễm môi trường
27 tháng 2 2016

ở địa phương hiện nay người ta thường sử dụng thuộc hóa học để bảo vệ môi trường biện pháp này hoàn toàn gây hại cho môi trường và sức khỏe con người tuy nhiên vẫn còn 1 số nơi sử dụng các biện pháp an toàn để diệt sâu bọ như dùng thiên địch và bẫy thủ công 

26 tháng 2 2016

Để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bảo vệ động vật, chăm sóc và nuôi dưỡng những động vật có ích. Trong quá trình học Lập, lao động, chúng ta phải  bảo vệ mòi trường xanh sạch đọp (không gây ô nhiễm. không có hành động làm tốn hại môi trường, ) tạo điều kiện cho động vật sinh sống và phát triển.

Sinh vật bâc cao tiến hoá hơn so với sinh vậc bậc thấp!

19 tháng 2 2017

a) Dưới nước :

+ Cây có lá nổi trên mặt nước : Phiến lá thường to, giúp lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

+ Cây có lá chìm trong nước : Phiến lá nhỏ, dài và mảnh giúp lá tránh được các tác động của sóng.

+ Cây sống trôi nổi trên mặt nước : Cuống lá phình to, xốp chứa nhiều không khí giúp cây dễ nổi.

b) Trên cạn :

+ Cây mọc nơi khô hạn có nhiều nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.

- Rễ ăn sâu : Giúp cây không bị đỗ và tìm nguồn nước.

- Lan rộng : Hút sương đêm.

- Lá có sáp hoặc có lông : Để hạn chế sự thoát hơi nước

+ Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn do ít ánh sáng nên cây thường vươn cao để nhân được nhiều ánh sáng hơn.

+ Cây mọc nơi khô hạn có nhiểu nắng, gió : Thường có rễ ăn sâu và lan rộng, thân thấp, phân cành nhiều, lá thường có lớp lông hoặc sáp bao phủ.

+ Cây mọc nơi râm mát và ẩm nhiều : Thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn.

23 tháng 4 2016
Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định. Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít
    23 tháng 4 2016

     Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.

    Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:

    Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài

    Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo..

    20 tháng 4 2016

    không có chất diệp lục ,là những cơ thể dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh),nấm gồm những sợi không màu ,một số ít có cấu tạo đơn bào,có cơ quan sinh sản là mũ nấm ,có thể sóng trong bóng tối