K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Đề tài Nguyễn Du quan tâm trong sáng tác của ông: Đề tài người phụ nữ được khám phá một cách sâu sắc toàn diện.

Ông luôn trân trọng ngợi ca nhan sắc cũng như sự tài hoa ở họ. Nguyễn Du khóc cho hết thảy kiếp phận đàn bà, đặc biệt là những người con- gái hồng nhan bạc mệnh. Viết về người phụ nữ, nhà thơ luôn bày tỏ một tình cảm yêu mến, trân trọng, ngợi ca không đứng ngoài nhìn vào rồi khóc thương mà Nguyễn Du luôn nhập thân vào những nỗi đau đớn mà người phụ nữ phải chịu đựng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Điểm tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),

- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).

26 tháng 6 2017

- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.

- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.

13 tháng 4 2023

Bài thơ thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Bài phân tích, đánh giá Truyện Kiều

     Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Từ trước đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là kiệt tác văn chương của dân tộc. Thật vậy, để làm nên giá trị đó là những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du về cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

     Trước tiên, dù sáng tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân) song Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới với những sáng tạo về giá trị nội dung. Truyện Kiều mang giá trị hiện thực phản ánh bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam bất công, tàn bạo và xã hội kim tiền chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là lời tố cáo các thế lực đen tối như sai nha, quan xử kiện, … ích kỉ, tham lam, coi rẻ sinh mạng, phẩm giá con người. Tác phẩm còn cho thấy những tác động tiêu cực của đồng tiền: đó là những lời ngon ngọt “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”, là những lần lừa gạt Thúy Kiều vào lầu xanh của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tất cả chung quy lại cũng vì đồng tiền làm tha hóa nhân cách của con người.

     Không chỉ dừng lại ở giá trị hiện thực rộng lớn, tác phẩm còn mang những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Truyện Kiều là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp con người như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tác phẩm còn thể hiện tiếng nói thương cảm, xót xa của Nguyễn Du trước số phận bi kịch của con người: “Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về”, để rồi sau này ông thốt lên: Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Thúy Kiều là người con gái tài sắc nhưng số phận lại vô cùng éo le, lấy chữ hiếu làm đầu để rồi sau bao nhiêu trắc trở, nàng lại cô đơn vò võ một mình. Càng xót xa bao nhiêu, nhà thơ lại càng khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, quyền tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Mối tình Kim Kiều vượt lên trên lễ giáo phong kiến cùng thái độ chủ động của người con gái khi yêu: “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” thể hiện khát vọng tình yêu của con người cùng hình ảnh người anh hùng Từ Hải ẩn chứa ước mơ của tác giả về một xã hội công bằng,… Bởi những giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả đó, Mộng Liên Đường chủ nhân đã từng ca ngợi Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

     Không chỉ có những đặc sắc về nội dung mà Truyện Kiều còn mang những nét sáng tạo vô cùng độc đáo về nghệ thuật. Tác phẩm là sự kết tinh các thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Về thể loại, tác phẩm được viết dưới hình thức một truyện thơ Nôm với thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc. Về ngôn ngữ, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ quen thuộc. Nghệ thuật trong Truyện Kiều đã có bước phát triển vượt bậc: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà thơ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật. Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ thường sử dụng ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình một cách gián tiếp. Tất cả đã làm nên một “Truyện Kiều” với những sáng tạo mới mẻ về hình thức thể hiện.

     Với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều xứng đáng được coi là kiệt tác văn học của dân tộc. Thời gian cứ thế trôi và những gì là thơ, là văn, là tuyệt tác thì luôn còn mãi. Và “Truyện Kiều” cũng vậy…

ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm...
Đọc tiếp
ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh. (Trích Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ, Dương Hương Ly, NXB Giải phóng, 1975, tr. 59) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chi ra 03 từ diễn tả trạng thái, cảm xúc trong những dòng thơ sau: Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Câu 3. Theo anh/chị, câu thơ: Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh có thể hiểu như thế nào? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với điều mà tác giả bày tỏ: Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình không?
1
13 tháng 10 2021

.-. u la troi @@

24 tháng 5 2018

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông

+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người

+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn

+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn

- Nội dung của lòng yêu nước thương dân

+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc

+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh

+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước

- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ

+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ

+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Yêu người, đó là một truyeèn thống cũ. "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc" đã nói đến con người . Nhưng dù sao cũng là bàn đến  một hạng người. Với " Kiều", Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội  người. Với "Chiêu hồn", cong người trong cái chết. "Chiêu hồn", con người trong từng giới, từng loài, "mười loài là những loài nào"...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

 Yêu người, đó là một truyeèn thống cũ. "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc" đã nói đến con người . Nhưng dù sao cũng là bàn đến  một hạng người. Với " Kiều", Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội  người. Với "Chiêu hồn", cong người trong cái chết. "Chiêu hồn", con người trong từng giới, từng loài, "mười loài là những loài nào" với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loài một". [...]

  Tôi muốn nói đến bài văn "Chiêu hồn", một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước "Chiêu hồn", chưa hề có bài văn nào đem cái "run rẩy mới" ấy vào văn học. Sau " Chiêu hồn" đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết.

(Theo Tuyển tập Chế Lan Viên )

Xác định đối tượng được so sánh.

1
25 tháng 4 2018

- Đối tượng được so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều

- Đối tượng so sánh: Văn chiêu hồn

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dướiLàm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối , ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về hàng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông , người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới

Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối , ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về hàng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông , người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa!

 (Theo Nguyễn Tuân toàn tập)

Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm nào?

1
20 tháng 3 2018

- Nguyễn Tuân so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với quan niệm hai loại người:

+ Người chủ trương cải lương hương ẩm: cải cách hủ tục đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao

+ Loại hoài cổ: trở về với cuộc sống thuần phác ngư- tiều- canh- mục đời sống nông dân được cải thiện

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Trong hai tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí và Truyện Kiều đều có dấu ấn con người thực của tác giả Nguyễn Du qua hai nhân vật Tiểu Thanh và Thuý Kiều, tuy nhiên, cách thể hiện là khác nhau, theo đặc điểm riêng của thể loại.

+ Trong Độc Tiểu Thanh kí” – một bài thơ trữ tình – tác giả đồng nhất nỗi cô đơn, thiếu vắng tri âm của Tiểu Thanh với tình trạng tương tự của Tố Như (tức Nguyễn Du), bất hạnh của Tiểu Thanh cũng là bất hạnh của Nguyễn Du; thương xót Tiểu Thanh cũng chính là cách Nguyễn Du thương xót mình.

+ Trong Truyện Kiều – một truyện thơ Nôm – hình bóng của Nguyễn Du thể hiện gián tiếp qua nhân vật Thuý Kiều. Có thể thấy sự gần gũi, tương đồng giữa số phận, cốt cách của Thuý Kiều với số phận, cốt cách của Nguyễn Du (về cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều với cuộc đời chìm nổi, khốn khó của Nguyễn Du; giữa cái đa sầu, đa cảm của Thuý Kiều với cái đa sầu, đa cảm của Nguyễn Du;...).

=> Nguyễn Du đã dùng hết tâm huyết cùng những trải nghiệm đau thương của chính mình để viết nên những tác phẩm vừa là bức tranh sinh động về “những điều trông thấy”, vừa là tiếng kêu thương, da diết “đau đớn lòng”.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm ấy?

1
2 tháng 8 2018

Đoạn văn trích từ đoạn trích “Về luận lí xã hội ở nước ta” (trích: “Đạo đức và luân lí Đông Tây”) của Phan Châu Trinh.