Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.
- Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như:
+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau
+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân
+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận
+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác
+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất.
- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.
Đoạn văn tham khảo:
Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt. Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn đặc tả động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.
Phát biểu cảm nhận về một hình ảnh đặc trưng cho bức tranh mùa xuân làng quê Việt Nam trong bài thơ.
- Một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ như “gió đông”, “đôi má thiếu nữ”, “nắng mới”, “lúa đang thì con gái”, “hoa bưởi, hoa cam”, “bướm”, “các cô gái đi chùa”
Hình ảnh đặc trung cho bức tranh mùa xuân là hình ảnh “gió đông”, ở miền Bắc khi xuân về khí hậu sẽ thay đổi, không khí mát lạnh khác hẳn với miền nam khi xuân về thì ánh nắng mới sẽ tràn vào.
"Bài thơ Mùa Xuân Chín" của Hàn Mạc Tử miêu tả cảnh xuân với một tâm trạng sâu lắng và lãng mạn. Tác giả sử dụng ngôn ngữ tươi đẹp và hình ảnh tinh tế để thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và cảm xúc của người thơ trong bài thơ.
Cảnh xuân được mô tả rất tươi mới, với cây cỏ, hoa lá nở rộ, chim hót vang, và gió nhẹ thổi qua. Tác giả sử dụng những hình ảnh như "hoa đào sớm mở rộ" và "rừng xanh nắng lớn" để tạo nên một hình ảnh tươi sáng và phấn khích của mùa xuân.
Tuy nhiên, bài thơ cũng mang trong mình một nỗi buồn sâu thẳm. Tác giả viết về sự phôi pha của mùa xuân với cuộc đời của mình, và cảm xúc của người thơ trước sự thay đổi của thời gian. Bài thơ thể hiện sự phản ánh về sự tạm thời của cuộc sống và vẻ đẹp của mùa xuân chín, đồng thời cũng làm nổi bật sự đau thương và những kỷ niệm về tuổi thanh xuân.
Tóm lại, "Mùa Xuân Chín" của Hàn Mạc Tử là một bài thơ đẹp và lôi cuốn, thể hiện tài năng văn chương của tác giả và sâu sắc cảm xúc về mùa xuân và cuộc sống.
- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng.
- Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải của nhân vật trữ tình: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu.
→ Những hình ảnh cho thấy thiên nhiên vẫn luôn vẹn nguyên, tồn tại vĩnh cửu bên con người. Thiên nhiên và tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, hụt hẫng. Vào khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ.
- Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên
- Chỉ ra những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình
- Nêu cảm nhân của bản thân về hình ảnh đó
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng.
- Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải của nhân vật trữ tình: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu.
→ Những hình ảnh cho thấy thiên nhiên vẫn luôn vẹn nguyên, tồn tại vĩnh cửu bên con người. Thiên nhiên và tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, hụt hẫng. Vào khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ.
- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.
- Có thể lấy đoạn thơ
“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
La lả cành hoang nắng trở chiều
…
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân”
+ Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu
+ Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa
+ Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.
+ Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.
Phân tích cụ thể một vài hình ảnh thiên nhiên mà bạn có ấn tượng rõ rệt nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên. Có thể lấy một vài câu thơ tiêu biểu như:
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều";
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”
Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy. HS phân tích sức gợi cảm và hiệu quả tạo hình của các từ láy trong những dòng thơ trên.
Bạn có thể so sánh cách miêu tả mùa thu trong bài Thơ duyên với cách miêu tả mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hoặc bài Sang thu của Hữu Thỉnh để khẳng định nét độc đáo của Xuân Diệu.
- Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ loại: Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ: gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.
Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu. Và Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.