K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Ông tổ nghề thêu1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng , lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Trần Quốc Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Ông tổ nghề thêu

1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng , lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Trần Quốc Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 

2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lều cao, mời ông lên chơi rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông ở lại trên lầu. Lầu chỉ có chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. 

3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khải lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng để nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng. 

4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người tài, đặt tiệc to tiễn về nước. 

5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khải truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tộn ông là ông tổ nghề thêu. 

- Đi sứ : đi giao thiệp với nước nhà theo lệnh vua

 - Lọng : vật làm bằng vải hoặc lụa căng trên khung tre, gỗ hay kim loại, thường dùng để che đầu tượng thần, tượng Phật hay vua, quan trong nghi lễ long trọng. 

- Bức trướng : bức lụa, vải, trên có thêu chữ hoặc hình, dùng làm lễ vật, tặng phẩm. 

- Chè lam : bánh ngọt làm từ bột bỏng nếp ngào mật, pha nước gừng. 

- Nhập tâm : nhớ kĩ, như thuộc lòng. 

- Bình an vô sự : bình yên, không có chuyện gì xấu xảy ra 

- Thường Tín : một huyện thuộc tỉnh Hà Tây.

Hồi nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái là người như thế nào ?

A. Ham chơi

B. Ham học

C. Chăm làm

1
17 tháng 4 2017

Lời giải:

Hồi nhỏ cậu bé Trần Quốc Khải là người ham học

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Ông tổ nghề thêu1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng , lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Trần Quốc Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Ông tổ nghề thêu

1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học khi đi đốn củi, lúc kéo tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng , lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Trần Quốc Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê. 

2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lều cao, mời ông lên chơi rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông ở lại trên lầu. Lầu chỉ có chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. 

3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khải lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng để nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng. 

4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người tài, đặt tiệc to tiễn về nước. 

5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khải truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tộn ông là ông tổ nghề thêu. 

- Đi sứ : đi giao thiệp với nước nhà theo lệnh vua

 - Lọng : vật làm bằng vải hoặc lụa căng trên khung tre, gỗ hay kim loại, thường dùng để che đầu tượng thần, tượng Phật hay vua, quan trong nghi lễ long trọng. 

- Bức trướng : bức lụa, vải, trên có thêu chữ hoặc hình, dùng làm lễ vật, tặng phẩm. 

- Chè lam : bánh ngọt làm từ bột bỏng nếp ngào mật, pha nước gừng. 

- Nhập tâm : nhớ kĩ, như thuộc lòng. 

- Bình an vô sự : bình yên, không có chuyện gì xấu xảy ra 

- Thường Tín : một huyện thuộc tỉnh Hà Tây.

Hồi nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái là người như thế nào ?

A. Ham chơi

B. Ham học

C. Chăm làm

1
12 tháng 8 2017

Lời giải:

Hồi nhỏ cậu bé Trần Quốc Khải là người ham học

7 tháng 10 2017

Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào?

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:Hội vật1. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng náo nức muốn xem mặt , xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ. 2. Ngay nhịp trống đầu, đầu Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Hội vật

1. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng náo nức muốn xem mặt , xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ. 

2. Ngay nhịp trống đầu, đầu Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ… Keo vật xem chừng chán ngắt.  

3. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt , mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông. Người xem bốn phía xung quanh reo ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khỏe bằng voi cũng phải ngã. 

4. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa. 

5. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. 

- Tứ xứ : bốn phương, khắp nơi. 

- Sới vật : khoảng đất được quy định cho cuộc đấu vật 

- Khôn lường : không thể đoán định trước 

- Keo vật : một hiệp đấu vật 

- Khố : mảnh vải dài, hẹp, quấn che phần dưới thân người.

Hội vật thu hút khán giả ở nơi nào đến xem ?

A. Khán giả địa phương

B. Khán giả những vùng lân cận

C. Tất cả mọi người ở bốn phương đổ đến xem

3
7 tháng 4 2017

Lời giải:

Hội vật thu hút tất cả mọi người ở bốn phương đổ đến xem

9 tháng 4 2021

Là C đấy

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Đất quý, đất yêu1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. 2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Đất quý, đất yêu

1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. 

2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi :

  - Tại sao các ông lại phải làm như vậy ? Viên quan trả lời :

 - Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.  

3. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô- pi-a. - Ê-ti-ô-pi-a: Một nước ở phía đông bắc châu Phi. - Cung điện: nơi ở của vua. - Khâm phục: đánh giá cao và rất kính trọng.

Hai vị khách du lịch đã làm gì ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a?

A. Họ ăn tất cả những món ngon ở nơi đây

B. Thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi

C. Thăm con người và cuộc sống nơi đây

3
31 tháng 10 2019

Hai vị khách du lịch đã thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a

18 tháng 11 2021

B. Thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi

2 tháng 7 2019

– Trần Quốc Khái đọc bức trướng và hiểu ra ý nghĩa của ba chữ "Phật trong lòng" là có thể ăn tượng Phật vào trong bụng. Và ông đã không lầm. Bức tượng Phật và vò nước đã giúp ông có thức ăn, thức uống.

b) Để không bỏ phí thời gian ?

– Để không bỏ phí thời gian, ông tìm tòi quan sát và học được cách thêu, cách làm lọng.

c) Đế xuống đất bình an vô sự ?

– Ông quan sát thấy dơi xoè cánh chao đi chao lại như những chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống bình an vô sự. Những chiếc lọng xoè rộng như cánh dơi đỡ cho ông rơi từ từ xuống dưới.

24 tháng 6 2019

a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội.

b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân đã lập đền thờ ở quê hương ông.

Nó tự đâm nó à nếu đúng k mk nha

3 tháng 1 2018

Nó cầm dao và đấm vào ngực nó (đười ươi hay làm thế).