K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2017

Câu 3:

- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

- Càng đổ dẫn về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

--> Tương tự, bạn tìm thêm một vài câu khác nhé.

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
29 tháng 3 2020

ko bik

29 tháng 3 2020

Soạn bài: So sánh (Tiếp theo)

I. Các kiểu so sánh

Câu 1 (trang 41 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Phép so sánh:

    + Những ngôi sao chẳng bằng mẹ thức vì chúng con

    + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Từ so sánh trong câu a “chẳng bằng”

- Từ so sánh trong câu b “là”

Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Những từ ngữ so sánh ngang bằng khác: bao nhiêu… bấy nhiêu, tựa như, chừng như

- Những từ ngữ so sánh hơn kém khác: chưa được, chẳng là

II. Tác dụng của so sánh

Câu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Phép so sánh:

    + Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi… không do dự vẩn vơ.

    + Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo… gượng ngoi đầu lên

    + Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan thai khoan khoái đùa bỡn… của vạn vật chỉ ở hiện tại

    + Có chiếc lá như sợ hãi… bay trở lại cành.

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- So sánh giúp gợi hình, giúp cho sự vật, sự việc trở thành sinh động

- So sánh còn bộc lộ được cảm xúc, tình cảm của người viết

Soạn bài: Nhân hóa

  • Soạn bài: Nhân hóa (hay nhất)
  • Soạn bài: Nhân hóa (siêu ngắn)
  • Soạn bài: Nhân hóa (cực ngắn)

Nhân hóa là gì ?

Câu 1 + 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Phép nhân hóa trong khổ thơCách diễn đạt không sử dụng nhân hóaTác dụng khi câu thơ sử dụng phép nhân hóa

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Bầu trời đầy mây đenBầu trời trở nên gần gũi, có hồn hơn.

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phớiNhững cây mía trong gió sắc sảo, uốn lượn

Kiến

Hành quân

Đầy đường

Kiến bò đầy đườngSự liên tưởng ngộ nghĩnh, thú vị.

Các kiểu nhân hóa

Câu 1 + 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các sự vật được nhân hóa và kiểu nhân hóa được sử dụng :

a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay : dùng từ gọi người để gọi vật.

b. Gậy tre, chông tre, tre : dùng từ chỉ hoạt động, tính chất người để chỉ vật.

c. Trâu : trò chuyện, xưng hô như đối với vật.

Nguồn : Vietjack'

học tốt

5 tháng 9 2016

Bạn đăng lên ik mk k còn sách lớp 6

Câu 1. 
a. Kiều phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân hậu.
- Hình ảnh :
+ Ngoại hình : nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lấm lem nhọ nồi và các vệt màu.
+ Lời nói : rất hồn nhiên, không hề tỏ ra bực bội khó chịu với người khác.
+ Hành động : luôn hoạt bát, vui vẻ ; chăm chỉ với công việc sáng tác tranh. Khi bị rầy la thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca hát và làm việc.
b. Anh của Kiều Phương là người hẹp hòi, ghen tị. Hình ảnh người anh trong bức tranh của Kiều Phương khác với người anh trong hiện thực. Tuy nhiên, bức tranh đã làm cho người anh hối hận và nhận ra mình phải phấn đấu hơn nữa.
Câu 2. Miêu tả người anh, chị hoặc em của mình.
- Ngoại hình ?
- Lời nói ?
- Hành động ?
- > Nhận xét ?
Câu 3. Miêu tả đêm trăng nơi em ở.
A. Mở bài : Giới thiệu không gian, thời gian ngắm trăng.
B. Thân bài :
Miêu tả đêm trăng :
- Bầu trời đêm ?
- Vầng trăng ?
- Cây cối ?
- Nhà cửa ? Đường ?
Trình tự miêu tả : trời vừa tối, tối hẳn, đêm khi về khuya.
c. Kết bài : Cảm nghĩ về đêm trăng.
Câu 4. Tả bình minh trên biển.
- Mặt trời đội biển nhô màu mới.
- Bầu trời như một tấm gương xanh được lau không chút bụi.
- Mặt biển êm ả, sóng gợn lăn tăn, vỗ vào bờ cát êm rì rào thật êm ả.
- Bãi cát phẳng phiu, những con còng gió với những chiếc càng lớn sặc sỡ nhưng chạy rất nhanh.
- Những con thuyền căng phồng cánh buồm nâu như những con bướm khổng lồ đang băng băng về phía mặt trời.
Câu 5. Từ truyện Thạch Sanh các em có thể tượng ra người dũng sĩ :
- Ngoại hình : to lớn, vạm vỡ, da màu đồng thau, chắc gọn, đặc quánh như chất sừng chất mun, ngực nở vồng lên như cánh cung lớn, những bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, săn chắc.
- Hành động : hướng về điều nghĩa rất tận tâm nhiệt tình ; tiêu diệt cái Ác một cách quyết liệt.
Dùng những thứ vũ khí khó ai sử dụng nổi. (Cây cung hàng chục người giương, cây gậy nặng hàng tạ…)
- Lời nói : thẳng thắn trung thực…

12 tháng 2 2019

Câu 1 (trang 35 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Nhân vật Kiều Phương:

 + Hình dáng: gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai, dáng vẻ thanh mảnh

    + Lời nói: nhẹ nhàng, hóm hỉnh

    + Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc

b, Anh trai của Kiều Phương

    + Người anh của Kiều Phương là người ích kỉ, hẹp hòi, vô tâm. Người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương khác. Người anh trong bức tranh của Kiều Phương là người mơ mộng, trong sáng và suy tư.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý kể về người anh/ chị mình:

- Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp

- Thân bài: Kể và tả chi tiết:

Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả)

Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…)

Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a,

- Mở bài: Không gian, địa điểm của đêm trăng

- Thân bài: Miêu tả chi tiết đêm trăng

    + Hình ảnh bầu trời: cao, nhiều sao

    + Vầng trăng: tròn, sáng tỏ mọi vật

    + Cây cối một màu đen, khi có trăng những phiến lá sáng lấp lánh

    + Nhà cửa sáng rực ánh điện, ánh sáng hắt qua các ô cửa kính muôn màu

b, Có thể sử dụng các hình ảnh so sánh:

    + Bầu trời được điểm tô bởi những ngôi sao nhỏ xíu như những viên kim cương lấp lánh đính trên một bộ váy đen tuyệt đẹp.

    + Vầng trăng tròn như chiếc đĩa bạc khổng lồ, lấp lánh.

Kết bài: Nêu cảm xúc của em về đêm trăng (cảm giác trong lành, thanh bình).

Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Tả cảnh biển (chọn biển Nha Trang)

Mở bài: Dịp nghỉ lễ, nghỉ hè em theo gia đình tới biển Nha Trang nghỉ mát

Thân bài: Khung cảnh biển Nha Trang

    + Cảnh biển vào buổi sáng: mặt nước trong xanh, sóng nhẹ vỗ vào bờ, mặt trời nhô lên từ biển

    + Mọi người nô đùa, tắm biển đông vui, ồn ào

    + Cảnh biển khi mặt trời lên cao: bầu trời cao vời vợi, nước biển xanh ngọc bích, sóng dào dạt vào bờ.

    + Trên bờ biển vắng người, chỉ có những bãi cát dài lấp lánh dưới nắng, chỉ có những cánh hải âu trên không

Kết bài

Nêu cảm xúc của em khi được đi du lịch biển.

Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:

    + Người dũng sĩ sinh ra trong có ai đó gặp nạn

    + Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung

    + Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu

    + Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu

    + Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng.

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta  hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanhNông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

6 tháng 3 2020

thank you

9 tháng 3 2017
Vế A (sự vật được so sánh) Phương tiện so sánh Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em   như Búp trên cành
Rừng đước Dựng lên cao ngất Như Hai dãy trường thành dài vô tận
Con mèo vằn to hơn Con hổ
 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình