Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè. đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói sông Lô, hò ô! tiếng hát
Chuyến phà rào rạt, Bến nước Bình ca
Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả.
cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt,
với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta!
bức tranh đã đẹp, lại càng như đẹp hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh nắng vào đoạn thơ, thắp thêm ánh sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo:
"nắng chói sông Lô...."...
cuối cùng cái vế thứ hai của non nước Việt Nam đẹp cũng xuất hiện trong bức tranh, đó là hình ảnh con người!
con người dù quanh năm vất quả lao động, song họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn mãi vang vọng lời ca dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào: trong lao động,cũng như trong chiến đấu...."hò ô tiếng hát".
câu kết đó là hình ảnh một chuyến phà băng băng rẽ sóng nơi bến nước BÌnh Ca cho thấy nghị lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ của con người. dù hoàn cảnh nào cũng "ta đi tới". nghệ thuật dùng từ láy "rào rạt", một lần nữa cho thấy bức tranh đầy sống động,mềm mại, hài hoà, uyển chuyển...như một dãi lụa đào!
Đây là một bức hoạ đồng quê tuyệt vời, ở đó không chỉ có thiên nhiên đẹp mà con người cũng đẹp, quả thật là:
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
như sông như núi như người Việt nam"!
TÔI YÊU VIỆT NAM!!!!!!
Tham khảo nè :
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè. đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói sông Lô, hò ô! tiếng hát
Chuyến phà rào rạt, Bến nước Bình ca
Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả.
cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt,
với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta!
bức tranh đã đẹp, lại càng như đẹp hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh nắng vào đoạn thơ, thắp thêm ánh sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo:
"nắng chói sông Lô...."...
cuối cùng cái vế thứ hai của non nước Việt Nam đẹp cũng xuất hiện trong bức tranh, đó là hình ảnh con người!
con người dù quanh năm vất quả lao động, song họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn mãi vang vọng lời ca dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào: trong lao động,cũng như trong chiến đấu...."hò ô tiếng hát".
câu kết đó là hình ảnh một chuyến phà băng băng rẽ sóng nơi bến nước BÌnh Ca cho thấy nghị lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ của con người. dù hoàn cảnh nào cũng "ta đi tới". nghệ thuật dùng từ láy "rào rạt", một lần nữa cho thấy bức tranh đầy sống động,mềm mại, hài hoà, uyển chuyển...như một dãi lụa đào!
Đây là một bức hoạ đồng quê tuyệt vời, ở đó không chỉ có thiên nhiên đẹp mà con người cũng đẹp, quả thật là:
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
như sông như núi như người Việt nam"!
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
như sông như núi như người Việt Nam"!
Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả.
cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt,
với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta!
bức tranh đã đẹp, lại càng như đẹp hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh nắng vào đoạn thơ, thắp thêm ánh sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo:
"nắng chói sông Lô...."...
cuối cùng cái vế thứ hai của non nước Việt Nam đẹp cũng xuất hiện trong bức tranh, đó là hình ảnh con người!
con người dù quanh năm vất quả lao động, song họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn mãi vang vọng lời ca dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào: trong lao động,cũng như trong chiến đấu...."hò ô tiếng hát".
câu kết đó là hình ảnh một chuyến phà băng băng rẽ sóng nơi bến nước BÌnh Ca cho thấy nghị lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ của con người. dù hoàn cảnh nào cũng "ta đi tới". nghệ thuật dùng từ láy "rào rạt", một lần nữa cho thấy bức tranh đầy sống động,mềm mại, hài hoà, uyển chuyển...như một dãi lụa đào!
Đây là một bức hoạ đồng quê tuyệt vời, ở đó không chỉ có thiên nhiên đẹp mà con người cũng đẹp, quả thật là:
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
như sông như núi như người Việt nam"!
Bài 1:
1. Miêu tả
2. Phó từ: cũng -> diễn tả ý nghĩa tương tự.
3. Mùa thu,/ vạt hoa cúc dại / cũng nở bung hai bên đường.
TN CN VN
-> Câu đơn.
4. So sánh -> Miêu tả vẻ đẹp lung linh, đầy sức sống của những bông hoa cúc.
Bài 2:
5. Sông nước Cà Mau - Thu Bồn
6. Biện pháp so sánh ở câu 1,2 -> Miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Năm Căn.
Nguyễn Khuyến là một trong hai đại biểu xuất sắc cuối cùng của nền văn học Trung đại Việt Nam. Ông được coi là bậc quán quân về thơ tả cảnh mùa thu. Chùm thơ thu ba bài Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm của ông được đánh giá là tam tuyệt của thơ thu Việt Nam.Trong đó, Thu điếu có nét đặc sắc riêng, tả cảnh thu ở một không gian thời gian cụ thể. Đằng sau cảnh thu tĩnh lặng là nỗi niềm tâm sự thầm kín của thi nhân.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần,lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca. Thơ viết về mùa thu của văn học Trung đại Việt Nam thường miêu tả cảnh đẹp vắng vẻ, úa tàn và u buồn. Cảnh thu được ghi lại một cách ước lệ tượng trưng với những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật. Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét thi pháp ấy. Nhưng Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Gần suốt đời mình, ông gắn bó với thôn quê, hòa hợp và thấu hiểu mảnh đất quê nhà. Thế nên, cảnh vật làng quê trong thơ ông hiện lên rất chân thực, giản dị, tinh tế. Đọc Thu điếu, ta bắt gặp một bức tranh thu đặc trưng của vùng chiêm trũng Bắc bộ, quê hương của nhà thơ. Đấy chính là nét mới mẻ của tác phẩm so với thi pháp truyền thống của văn học Trung đại Việt Nam. Thu điếu viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cảnh thu được miêu tả trong hầu hết 8 câu thơ, hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài. Cảnh trong bài vẫn là trời nước, gió, trúc – những thi liệu quen thuộc nhưng hồn thơ thì đã vượt ra khỏi khuôn sáo thi tứ cổ điển. Hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả là “ao thu”. Từ “ lạnh lẽo” đặc tả khí lạnh của ao nước mùa thu, dường như cái lạnh ấy thấm sâu vào da thịt con người. Tính từ “trong veo” đã tuyệt đối hóa độ trong của nước, đồng thời còn gợi ra độ thanh sạch, sự bất động, tĩnh lặng của mặt ao. Hai âm “eo” được gieo trong một câu khiến cho cảm giác về cái lạnh và sự ngưng đọng của không gian càng trở nên tuyệt đối, đồng thời còn gợi ra không gian nhỏ hẹp của chiếc ao. Trên nền cảnh thu ấy xuất hiện một chiếc thuyền câu lẻ loi, đơn chiếc, bé nhỏ. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao cũng bé xíu và trong trong tận đáy. Hai câu đề đã vẽ nên cảnh sắc rất riêng biệt, mộc mạc, đơn sơ của mùa thu Bắc bộ với những nét đặc trưng nhất của khí thu, chất thu là cái lạnh và sự tĩnh lặng. Mùa thu tiếp tục hiện lên với hình ảnh “sóng biếc”, “lá vàng”. Cảnh vận động một cách khẽ khàng. Tác giả đã rất nhạy cảm, tinh tế khi chớp được những biến động tinh vi của tạo vật. Đó là sự chuyển động “ hơi gợn tí” của sóng, là sự đưa nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá vàng, là sự mong manh uốn lượn của hơi nước mờ ảo trên mặt ao. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh, các sự vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gió thổi làm sóng gợn, làm lá rơi. Các tính từ, trạng từ “biếc”, ‘tí’, “vàng”, “khẽ”,”vèo” được sử dụng một cách hợp lí, giàu chất tạo hình, vừa tạo ra bức tranh màu sắc thanh nhã, có xanh có vàng, vừa gợi được sự uyển chuyển, sinh động của tạo vật. Cảnh được miêu tả trong hai câu thực, mặc dù là động, nhưng vì động khẽ khàng quá nên thực chất là lấy động để tả cái tĩnh lặng của mùa thu trong không gian của một chiếc ao quê nhà. Không gian cảnh vật trong hai câu luận không chỉ dừng lại ở bề mặt chiếc ao mà còn mở rộng thêm chiều cao, chiều sâu. Chiều cao được cụ thể bằng sự “lơ lửng” của tầng mây và độ thăm thẳm của da trời xanh ngắt. Màu da trời mùa thu dường như có ám ảnh sâu đậm trong tâm hồn Nguyễn Khuyến nên trong các bài thơ thu, ông thường nhắc tới: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao” (Thu vịnh ) hay “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” ( Thu ẩm ). Bởi vậy, màu xanh ngắt của da trời không chỉ đơn giản là một sắc màu khách quan đặc trưng cảu trời thu mà có lẽ còn chính là tâm trạng nhiều ẩn ức, là chiều sâu tâm hồn đầy trăn trở của thi nhân. Chiều sâu của không gian được cụ thể bằng độ “ quanh co” uốn lượn của bờ trúc. Không gian trong hai câu luận đậm dặc một màu xanh, màu xanh bao trùm cả trên cao và chiều rộng. Cảnh vật thoáng đãng và yên tĩnh. Nguyên từ “vắng” đã nói rõ sự tĩnh lặng rồi nhưng “vắng teo” thì có nghĩa là cảnh vắng tanh vắng ngắt, không chút cử động, không chút âm thanh, không một bóng người. Bởi thế, hai câu thơ gợi ra sự trống vắng, nỗi cô đơn trong lòng người. Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp với tư thế ngồi bó gối, trong trạng thái trầm tư mặc tưởng. Nhà thơ ngồi câu cá mà chẳng chú tâm đến việc câu, bởi vậy mới giật mình trước tiếng cá “ đớp động dưới chân bèo”. Không gian phải yên tĩnh lắm, tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo lắm thì mới nghe rõ âm thanh nhỏ nhẹ như vậy. Từ “cá đâu” là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa gợi ra sự ngỡ ngàng của lòng người. Nhà thơ dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm đắm trong không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao rất nhỏ. Nhà thơ câu cá mà chẳng phải để bắt cá. Câu chỉ là cái cớ để tìm sự thư thái trong tâm hồn. Trong lúc câu, thi nhân đã thâu tóm vào lòng những vẻ đẹp tinh diệu của đường nét, màu sắc, hình khối, sự vận động tinh tế, trong sáng của cảnh vật mùa thu. Cảnh thu tuy đẹp mà buồn, buồn vì quá quạnh quẽ, vắng lặng, buồn vì người ngắm cảnh cũng đang chất chứa nỗi niềm thế sự của kẻ sĩ trước cảnh vong quốc mà thân lại nhàn nhã.
Bài thơ Thu điếu không những thể hiện được cái hồn của cảnh thu mà còn đặc tả được nét đẹp mộc mạc giản dị của nông thôn đồng bằng Bắc bộ xưa. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Khuyến đã khơi gợi trong lòng người đọc những xúc cảm chân thành, trong sáng, tha thiết về cảnh sắc làng quê. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về tấm lòng nặng tình non nước và tài thơ Nôm độc đáo của thi nhân.
tính từ: lạnh lẽo, trong veo, biếc, khẽ
cụm tính từ: bé tẻo teo
động từ: ôm cần
- Chúng em đã rải bao nhiêu đá mà đường còn ra thế
-> Để nhấn mạnh từ ''rải''
-Chúng mình cùng nghe rồi lúc nào buồn ngủ rồi ta ngủ
-> Để nhấn mạnh tinh thần đoàn kết
-Ô, cô còn quên chiếc mùi xoa đây này
-> Để nhấn mạnh từ ''quên''
-Tôi trông anh hơi mệt , có lẽ cần ngủ sớm
-> Những từ này cho câu văn thêm dịu dàng hơn
-Các cụ ai chẳng tham công tiếc việc
->Thay vì nói không thì câu văn thay từ chẳng để thêm cảm xúc và cho câu văn hay hơn thuận miệng hơn.
- Lần sau nếu xe dừng , cô đừng nhảy xuống thế này nhé
->Thay vì nói không thì câu văn thay từ đừng để thêm cảm xúc và cho câu văn hay hơn thuận miệng hơn.
MẪU DÀN Ý NÊU BÀI HỌC RÚT RA TỪ ĐỌC TRÍCH BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
1. Phần Mở bài
- “Dế Mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện được in lần đầu năm 1941. Truyện gồm mười chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.
- “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ chương 1 của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Đoạn trích nói về sự hung hăng, hống hách một cách ngu dại và sự ân hận của Dế Mèn.
- Đoạn trích đã cho em những bài học quý giá.
2. Phần Thân bài
a). Nội dung của đoạn trích
* Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp khỏe mạnh có phần hung tợn của Dế Mèn
- Dế Mèn hiện lên trong đoạn trích quả thực là một “anh chàng” đẹp trai và khỏe mạnh. Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở kheo nhọn hoắt. Đôi cánh dài xuống đến tận đuôi. Đầu to và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Râu dài và uốn cong trông rất hùng dũng...
- Dế Mèn đi đứng thật oai vệ. Khi đi thì dún dẩy các khoeo chân. Những sợi râu thì rung rung lên xuống. Tính tình thì dữ tợn. Lúc thì Dê Mèn quát mấy chị cào cào ngoài đầu bờ. Lúc thì ngứa chân đá ghẹo anh gọng vó...
- Vẻ đẹp của Dế Mèn là vẻ đẹp của một “anh chàng” ngông nghênh, luôn cho mình là giỏi, là nhất thiên hạ.
* Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt
- Dế Choắt là hàng xóm nhưng Dế Mèn lại rất coi thường Dế Choắt.
+ Dế Mèn tự mình đặt tên cho Dế Choắt: “Dê Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nó có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ lôi lắm”.
+ Dê Mèn luôn chê bai, dè bỉu Dê Choắt: “Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mấu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ...
+ Thấy Dế Choắt ốm yếu, không giúp thì thôi, Dế Mèn còn tỏ vẻ coi thường: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng..”
+ Khi Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào giúp mình một cái ngách thông sang nhà Dế Mèn để phòng khi có kẻ đến bắt nạt, Dế Choắt sẽ chạy sang nhà Dế Mèn thì thái độ của Dế Mèn thật quá đáng. Dế Mèn chưa nghe hết câu Dế Choắt nói đã hếch răng lên, xì một hơi dài, với điệu bộ khinh khinh, Dế Mèn đã mắng dế Choắt: “Muốn thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”
- Dế Mèn thật đáng trách. Là hàng xóm của nhau phải giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Vậy mà khi Dế Choắt có lời nhờ vả, Dế Mèn không giúp thì thôi còn mắng bạn sa sả.
* Trò đùa ngu dại của Dế Mèn
- Thấy chị Cốc đứng chổ mát rỉa lông, rỉa cánh, chùi mép. Dế Mèn rủ Dế Choắt trêu chọc. Dế Choắt vái lạy van xin. Dế Mèn liền mắng Dế Choắt. Một mình Dế Mèn trêu chọc chị Cốc.
- Dế Mèn đã đem tai họa đến cho Dế Ghoắt. Không trông thấy Dế Mèn, kẻ đã trêu mình nhưng chị Cốc lại nhìn thấy Dế Choắt. Thế là nổi trận lôi đình, chị Cốc cho Dế Choắt một trận đòn chí tử. Dế Choắt chết oan vì trò đùa ngu dại của Dế Mèn.
* Sự ân hận của Dế Mèn
- Thấy Dế Choắt không dậy được, Dế Mèn mới hốt hoảng, quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than: “Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?”.
- Dế Choắt tắt thở. Dế Mèn thương và ân hận lắm nhưng đã quá muộn. Trò đùa ngu dại của một kẻ ngông cuồng như Dế Mèn đã đem đến tai họa cho người hàng xóm yếu ớt. Dầu có ân hận bao nhiêu chăng nữa thì Dế Choắt cũng không sống lại được. Nỗi ân hận này nhất định sẽ dai dẳng theo Dế Mèn trong suốt cuộc đời.
b). Bài học rút ra từ đoạn trích
Một đoạn trích thôi nhưng đã cho em những bài học sâu sắc:
- Hàng xóm láng giềng của nhau thì nhớ phải “tối lửa tắt đèn có nhau” và không nên “Cháy nhà hàn xóm mà bình chân như vại”.
- Không nên khinh thường những người yếu hơn mình. Khi họ cần giúp đỡ hãy vui lòng giúp họ trong khả năng của mình.
- “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”.
- Cần suy nghĩ chín chắn trước khi nói và làm bất cứ việc gì.
3. Phần Kết bài
- Cám ơn nhà văn Tô Hoài vì bằng biện pháp nhân hóa, nhà văn đã giúp em có được những bài học bổ ích qua các nhân vật.
- Từ bài học đã rút ra, em sẽ sống tốt hơn để sau lớn lên không phải ân hận.