Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc:
- Tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa -> Hội quân với Ngô Văn Sở ở Tam Điệp
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia 5 đường tiến công:
+ Đêm 30 Tết vượt sông Gián Khẩu diệt đồn tiền tiêu
+ Đêm 03 Tết chiếm đồn Hà Hồi
+ Sáng 05 Tết đánh đồn Ngọc Hồi -> Cùng lúc đó đánh đồn Đống Đa -> Tôn Sĩ Nghị chạy về nước
- Trưa mùng 05 Tết Quang Trung vào Thăng Long -> diệt được 29 vạn quân Thanh
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần yêu nước đấu tranh của nhân dân
- Sự lãnh đạo của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
2,Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khỏi, Cao Bá Quát...
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.
Câu 1:
-Từ bài thơ,ta rút ra được một bài học sâu sắc bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam.Dù cuộc đời khó khăn,vất vả nhưng họ vẫn giữ trọn ''tấm lòng son''.
Câu 2:
-Qua bài ''Bạn đến chơi nhà'',ta hiểu thêm về tình bạn quý giá.Đó là tình cảm vượt lên trên mọi vật chất,không màng danh lợi.Bài thơ như muốn nói với chúng ta rằng hãy biết trân trọng điều nhỏ bé mà vô giá - tình bạn.
Là Tây Sơn đúng rùi mà phong trào 3 anh em nhàTây Sơn í
Lời nói gói vàng bởi nó phản ánh trình độ văn hoá của con người là thước đo nhân cách của con người. Qua lời nói ta có thể đánh giá con người đó tốt hay xấu, tin tưởng hay không nên tin tưởng. Những lời nói đúng đắn đem lại những hiệu quả bất ngờ. Ta cần nhớ trong lịch sử nước nhà thiên tài Nguyễn Trãi với ngòi bút của mình đã hạ được rất nhiều thành của giặc mà không phải mất một mũi tên hòn đạn nào chỉ bằng những lời phân tích thiệt hơn, phải trái, đúng sai. Phan Huy Chú đánh giá ngòi bút của Nguyễn Trãi có sức mạnh hơn mười vạn quân. Trường hợp như vậy còn quý hơn cả gói vàng. Trong cuộc sống cũng vậy, cùng bán một thứ hàng nhưng người ăn nói nhẹ nhàng sẽ thu hút được khách mua nhiều hơn, những người cáu cẳn sẽ bán hàng được ít hơn.
C1 :
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong... Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng.
Nguồn : H
Những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
- Năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An, được sự ủng hộ của nhân dân, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ.
+ Khi Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (Nam Đàn, Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến khao quân.
+ Khi nghĩa quân chia nhau đi lấy đất các châu huyện, đi đến đâu người ta nghe tiếng, là quy phục và nhân dân trong cõi dắt díu nhau đến như đi chợ. Mỗi châu, huyện được giải phóng lại có hàng ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình, hai cha con hoặc mấy anh em cùng xin nhập ngũ,...
- Cuối năm 1426, khi tiến quân ra Bắc, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt. Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như:
+ Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên - Nam Định) bán rượu thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy.
+ Cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp, hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông.
vì địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
"Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp, ngày đục tháng khoét của dân cho đầy túi riêng".
lên google mà tìm