Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Do cấu trúc giải phẫu vùng hầu họng con người là một ngã 4, thông ra mũi, miệng; thông vào khí quản (phổi) và thực quản (dạ dày). Bình thường có nắp thanh môn đậy kín thanh môn là cửa thông vào khí quản. Khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn mở để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản.
“Nếu vừa ăn vừa cười thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc”,
Trong cổ họng người ta có hai đường ống, một là đường ống thực quản để nuốt thức ăn, hai là đường ông khí quản để hô hấp. Miệng của hai đường ống đó đều ở họng. Khi chúng ta ăn cơm, chỗ yết hầu có một miếng xương mềm gọi là lưỡi gà nó có khả năng tự động đóng kín miệng khí quản làm cho thức ăn đi vào thực quản được thuận lợi. Nếu vừa ăn vừa cười nói thì khí quản phụ trách hô hấp sẽ phải làm việc, lưỡi gà sẽ mở ra thức ăn dễ bị sặc trong khí quản. Để đẩy thức ăn trong khí quản ra, chúng ta sẽ phải ho sặc sụa, nếu ho mà thức ăn không ra sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế trong khi ăn các bạn không nên vừa ăn vừa cười đùa.
Bài 2. Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co. Giải thích hiện tượng đó.
Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Bài 3. Có Khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa ? Vì sao ?
– Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
– Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt)
Câu 1:
Thành phần của máu | Chức năng |
Hồng cầu | Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào . |
Bạch cầu | Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh. |
Tiểu cầu | Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu. |
Huyết tương | Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan. |
Câu 2:
-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:
+ Dịch tuần hoàn.
+ Tim.
+ Mạch máu.
+ Các van.
- Chức năng của hệ tuần hoàn :
+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone.
Câu 3:
- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
Câu 4:
Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.
- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.
Chúc bạn học tốt!
Ăn có chừng ,dùng có mực nghĩa : -Ăn có chừng là ăn một cách có chừng mực ,ăn đúng khẩu phần ăn của mk , ăn các chất dinh dưỡng đúng với từng lứa tuổi ,ngành nghề , ko ăn các chất có hại cho sức khoẻ -Dùng có mực là ko được dùng lãng phí ,phải tiết kiệm , phải biết cân đối ăn những thứ phù hợp với mk
Ngày nay chúng ta cần phải thực hiện lời dạy đó vì ; nếu ko làm như vậy chúng ta mất cân bằng dinh dưỡng sẽ có hại tới sức khoẻ , lãng phí thức ăn của gia đình mk , mhiễn môi trường
khẳng định trong tủy sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động các chi ( vì hủy trên vết cắt, kích thích mạnh chi trước , chi trước, chi trước không co, nhưng kích thích mạnh chi sau chi sau vẫn co vì còn giữ nguyên phần tủy dưới vết cắt
Những thực phẩm giàu cholesterol gây hại cho tim mạch gồm: Gan động vật, hải sản có vỏ, thịt đỏ, đồ ăn chiên rán, bơ, bánh ngọt, pizza, hamburger, khoai tây chiên, thực phẩm đóng hộp, xúc xích…
1, Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).
2,Đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ: gồm mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết phải. Chức năng: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải.
3,Vai trò:Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
1,- Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).
-Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái
(6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).
2,- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch.
-Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẩn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).3,Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.