K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. – Quân Thanh...
Đọc tiếp

Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:

– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.

– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.

– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.

– Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?

1
3 tháng 3 2018

c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả

14 tháng 7 2019

b, Đoạn trích kể ba sự việc chính:

- Quang Trung cho ghép ván lại, mười người khiêng một bức tiến sát đồn Ngọc Hồi

- Quân Thanh bắn không trúng người nào, rồi phun khói lửa

- Quân của vua Quang Trung nhất tề xông lên mà đánh

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏiLần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏi

Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có khéo  lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đạo, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được . Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dượng lực lưỡng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

Câu a. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói về vấn đề gì?

Câu b. Vua Quang Trung đã đánh giá cao Ngô Thì Nhậm những ưu điểm gì ?

Câu c. Câu nghi vấn nằm ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?

Câu d. Qua lời nói trên, em hiểu vua Quang Trung là người như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn 10 câu. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán.

 

0
11 tháng 10 2018

c, Tác hại của bệnh lề mề:

- Gây hại cho tập thể, lãng phí thời gian, mất thời gian của người khác

- Làm công việc trì trệ, gây ra tập quán không tốt

- Người viết thể hiện thái độ phê phán đối với hiện tượng lề mề coi thường giờ giấc, đó là thứ bệnh gây tác hại đối với sự tiến bộ của xã hội

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

23 tháng 12 2018

a, Tác giả bàn luận về hiện tượng coi thường giờ giấc ở những công việc chung: bệnh phổ biến của xã hội, nhất là những nước kém phát triển, đang phát triển

- Bệnh lề mề có hại cho đời sống xã hội, bàn đến, chỉ ra những biểu hiện cũng cái hại nhằm phê phán, thức tỉnh con người, xã hội tiến bộ hơn

Trong  đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết:Vua Quang Trung lại nói:      - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước  lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh...
Đọc tiếp

Trong  đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết:

Vua Quang Trung lại nói:

      - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước  lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người  khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

                                                (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục)

            1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào?

2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn.

            3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng  12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).

0
Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao...
Đọc tiếp
Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục) 1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? 2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn. 3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).
0
19 tháng 3 2017

b, Nguyên nhân bệnh lề mề:

- Thiếu trách nhiệm, không coi trọng việc chung

- Thiếu tự trọng, không tôn trọng người khác