K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2017

1. Tác động chủ yếu là do ô nhiễm không khí, nước và chất thải rắn.

2.Không.

Vứt rác, chất thải bừa bãi; Đổ nước thải, chất thải CN vào nguồn nước; sử dụng phân hoá học quá mức; sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách hoặc dùng thuốc độc trừ sâu; Đốt rừng làm nương; Dùng thuốc nổ, chất hoá học đánh bắt cá.

3.

- Phải bảo vệ và chăm sóc cây xanh, không bẻ cành, hái hoa nhất là các bạn nam không trèo lên cây cối trong trường. Trong trường ta có nhiều cây tán thấp vì vậy có nhiều bạn thường đu lên cây, chúng ta cần phải khuyên các bạn chấm dứt hiện tượng này.

-Tích cực tham gia các đợt trồng cây do liên đội và nhà trường tổ chức.

- Không vứt giấy rác bừa bãi ở trong ngăn bàn, trong lớp học, ngoài sân trường, ngoài cổng trường đặc biệt là ở các bồn hoa cây cảnh. Hàng ngày, hàng tuần phải vệ sinh sạch sẽ lớp học và sân trường.

- Có ý thức giữ gìn khu vệ sinh chung.

- Cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước sạch đã được đưa đến từng lớp. Để làm được điều đó đòi hỏi sự cố gắng không phải của một vài người mà cần sự cố gắng của tất cả các bạn học sinh.

4.

Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên là: sống gần gũi, thân thiện; tôn trọng quy luật thiên nhiên, không làm điều có hại với thiên nhiên; biết khai thác hợp lý, khắc phục những tác hại cho thiên nhiên gây ra.

5. Bạn tự liên hệ

28 tháng 11 2017

J-Vkmh, Phạm Hoàng Giang, phynit, An Trần, Christie , Tú Quyên, Chippy Linh, Sao Băng Mưa, ღ Mưa ♫, Dương Hạ Chi, Thảo Phương, Linh Phương, Tuấn Anh Phan Nguyễn, Toshiro Kiyoshi, Nguyễn Trần Thành Đạt, Linh Nguyễn, Trần Hoàng Nghĩa, Phương Thảo, Bastkoo, Aimee, Mai Nguyễn,...

17 tháng 4 2022

Em k đồng ý với ý kiến này vì bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả người dân

17 tháng 4 2022

đúng á.

4 tháng 12 2016
  1. Hiện nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển càng lúc càng cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm. Môi trường toàn cầu hiện nay đầy những yếu tố, nào là hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt. Dưới đây sẽ phân tích các vấn đề nghiêm trọng mà trái đất đang phải chống chọi, đối mặt.
  2. Trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ cây rừng lâu năm rậm rạp bền bỉ bám đất, giữ đất chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp cản lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn, những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chảy của lũ, tạo thời gian để đất ngấm nước, ngăn lại những cơn lũ ào ạt.
    Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quý giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thể phủ nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loại thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái...
    Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.
    3. Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

    Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.

    Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.

    - Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

    - Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…

    Nguyên nhân nhân tạo

    Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:

    * Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế

    Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.

    Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây (1960- 2013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.

    Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

    Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.

    * Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức

    Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

    Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.

    Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.

    Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu...

    * Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp

    Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.

    4.
    + Sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở...; Do thay đổi khí hậu, thời tiết: mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão...;
    + Mưa liên tục, cường độ lớn: gây lũ quét, rửa trôi xói mòn trên vùng đồi núi và ngập úng ở vùng thấp trũng. Trên vùng đất dốc xói mòn rửa trôi mạnh sẽ tạo nên đất xói mòn trơ sỏi đá hoặc mất lớp đất mặt với tầng mùn/hữu cơ. Ngược lại, tại những vùng thấp trũng ngập nước liên tục sẽ tạo nên các loại đất lầy thụt, úng trũng, chỉ thích hợp với các loại thực vật thủy sinh. Cả hai loại đất suy thoái này đều có hại cho sản xuất, thậm chí không còn khả năng sản xuất nông nghiệp.
    Nguyên nhân của sự thoái hóa đất do con người gây nên
    Nhiều hoạt động sản xuất của con người dẫn đến làm thoái hóa đất
    + Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc theo phương pháp bản địa: Làm sạch đất (đốt), chọc lỗ bỏ hạt, không có biện pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón phân, đặc biệt trả lại chất hữu cơ cho đất. Chỉ sau vài ba năm trồng tỉa, đất bị thoái hóa không còn khả năng sản xuất do đất không còn chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước.
    + Trong quá trình trồng trọt, không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh.
    Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh.
    Đâu là nguyên nhân gây thoái hóa đất phổ biến nhất ở vùng đất dốc tại Lâm Đồng.
    + Đất bị thoái hóa do con người chỉ chú trọng bón phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp. Một số vùng trồng rau Lâm Đồng các loại đất đều có hàm lượng N trung bình, Lân và Kali dễ tiêu thấp. Khi nghiên cứu các mẫu đất trồng rau, hoa nhiều năm ở đây, số liệu phân tích hơn 200 mẫu cho thấy hàm lượng Lân và Kali dễ tiêu cao hơn rất nhiều lần so với đất đối chứng. Sau nhiều năm chỉ bón phân vô cơ, nhiều nông dân đã nhận ra hậu quả của kỹ thuật thiếu hiểu biết này. Đất trồng vừa giảm năng suất do nghèo kiệt chất hữu cơ và mất cân đối dinh dưỡng, vừa gây độc cho sản phẩm nông nghiệp. Bà con nông dân gọi hiện tượng đất chỉ được bón phân vô cơ là đất bị chai và bị chua hóa. Khi bón các loại phân vô cơ vào đất, chính là đưa các muối khoáng vào dung dịch đất. Ví dụ đơn giản nhất là bón phân Kali dạng KCl. Trong dung dịch đất KCl phân ly thành K+ và Cl -. Cây trồng hút K+ làm dinh dưỡng và để lại dung dịch đất ion Cl -. Những Anion này sẽ kết hợp ngay với các Ion H+ của dung dịch đất thành axit HCl gây chua cho đất, làm cho đất mất kết cấu đoàn lạp.
    + Ô nhiễm đất do sử dụng các loại nông dược
    Để đáp nhu cầu, con người cần ngày càng thâm canh nên ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Để bảo vệ thành quả của mình, người dân đã sử dụng các loại nông dược với số lượng, chủng loại ngày càng gia tăng. Tại Lâm Đồng, qua kết quả đề tài đều tra Thực trạng ô nhiễm môi truờng đất nông nghiệp vùng chuyên canh rau, hoa tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp xử lý. Tất cả các mẫu đất và nước phân tích đều không phát hiện tồn dư hóa chất BVTV. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy lượng thuốc BVTV được sử dụng quá nhiều so với khuyến cáo.
    + Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con người như rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm. Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc gia.
    + Đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do con người gây nên. Tại một số vùng trồng rau, hiện nay vẫn còn có tập quán sử dụng phân cá chưa qua xử lý. Kết quả làm cho đất bị thoái hóa nghiêm trọng. Khi bón phân cá vào đất, do trong phân có chứa các cation Na + tích lũy cao gây thay đổi tính chất vật lý đất, phá hủy cấu trúc đoàn lạp làm đất bị chai cứng, bí chặt, không thoát nước người dân phải thay đất sau một thời gian canh tác.
    + Đất bị thoái hóa do ô nhiễm các vi sinh vật, tuyến trùng
    Hiện nay, do canh tác độc canh, sử dụng nhiều sản phẩm hóa học nên quần thể vi sinh vật trong đất thay đổi. Nhiều loài vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt. Hình thành nhiều quần thể có hại cho đất và cây trồng. Nhiều chân đất bị ô nhiễm các nguồn bệnh trong đất, làm cho đất mất khả năng sản xuất. Trong đó có các loại như tuyến trùng, nấm (Fusarium sp, Rhizoctonia sp, sclerotium,) vi khuẩn các loại
4 tháng 12 2016

Cảm ơn bạn đã trả lời giúp mình nhé

28 tháng 2 2022

VD: Ở địa phương em, mọi người sau khi sử dụng túi ni lông thì lại đem đi vứt hoặc chôn lấp hay đốt.

=> Hành vi trên làm ô nhiễm môi trường, cụ thể là: mt không khí

- Khi bắt gặp những hành vi trên thì em sẽ:

+ Khuyên họ không nên vứt đi mà có thể tái sử dụng bằng nhiều cách

+ Giải thích rằng việc chôn lấp túi ni lông sẽ phải phân hủy đến hàng trăm triệu năm, có thể lâu hơn. Việc này làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đất

+ Cho họ thấy được tác hại của việc đốt các túi ni lông rất độc hại đến sức khỏe của bản thân nói riêng và mn nói chung. Bởi khi đốt sẽ có mùi, nếu ta hít phải thì sẽ bị bệnh, ngoài ra môi trường cũng bị ô nhiễm ( môi trường khí )

=> Ta phải cân nhắc thật kĩ trước khi làm việc gì đó, những túi ni lông trên còn có thể tái sử dụng và tái chế nên hãy tiết kiệm, không nên quá phung phí!

27 tháng 2 2022

VD: Ở địa phương em, có một số người dân thường xuyên vứt rác bừa bãi . Việc vứt rác bừa bãi đã gây ra ô nhiễm nặng nề  ở địa phương em.

+ Khi bắt gặp được em sẽ lại gần và khuyên họ. Nêu ra hậu quả của việc việc vứt rác bừa bãi để cho họ hiểu và để họ có ý thức hơn về việc này. Và em cùng với một số người dân làm ra biển cảnh báo giúp người dân chú ý hơn .

Câu 1:

 - Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

- 4 di sản văn hóa phi vật thể: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Câu 2:

- Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.

- 4 di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ,

một số vc làm ô nhiễm môi trường tại trường em : vứt rác bừa bãi , sử dụng xe máy khi đi học ,

Các việc làm ô nhiễm là:vứt rác bừa bãi,còn thả rác xuống sân trường  làm ô nhiễm môi trường ,còn sử dụng quá nhiều túi nilon,....

Suy nghĩ của em là:mọi người cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường các học sinh cần biết bảo vệ môi trường nhiều hơn nữa.

11 tháng 3 2022

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm MT:

- Giảm rác thải chôn lấp. (giảm ô nhiễm MT đất)

- Kiểm soát nồng độ khí thải và nước thải. (giảm ô nhiễm MT nước và ko khí)

- Trồng nhiều cây xanh. (giảm ô nhiễm MT ko khí)

- Các công trình xây dựng bắt buộc phải che chắn. (giảm ô nhiễm MT)

- Xe tải trọng cao, xe chở vật liệu, phế thải xây dựng phải đóng kín thùng, rửa trước khi vào thành phố. (giảm ô nhiễm ko khí)

-  Thu gom, xử lý chất thải nguy hại.

- Xử lý ô nhiễm và duy trì chất lượng nước hồ bằng công nghệ hiện đại.

25 tháng 4 2022

cho ví dụ về việc làm ô nhiễm môi trường?

 

24 tháng 3 2021

Biện pháp: 

+ Tích cực lên án, tố cáo những công ty công nghiệp xả khí thải nhiều ra môi trường

+ Tuyên truyền cho người dân thực hiện đeo khẩu trang

+ Hạn chế đi xe máy, xe ô tô, và thay vào đó là xe đạp, xe máy điện,.....

+ Thu gom rác thải, xử lí rác thái đúng quy định

+ Hạn chế các hoạt động quân sự

24 tháng 3 2021

Mình cảm ơn bạn nha

16 tháng 10 2016

Câu 1:

-Khiêm tốn. nhã nhặn

-Trung thực

-Tuân thủ pháp luật, quy định

-Nói đi đôi với làm

-Nhặt được của rơi đem trả lại người mất

-Tự lực làm bài thi

-Biết nhận lỗi khi phạm sai lầm và quyết tâm sửa lỗi

Câu 2:

-Lễ phép với thầy cô

-Nghe lời thầy cô giáo

-Học tập thật chăm chỉ

Câu 3:

-Không xả rác bừa bãi

-Tuyên truyền với mọi người không ném rác bừa bãi

-Tuyên truyền với mọi người dọn sạch khu phố

-Tái chế giấy để bảo vệ môi trường

28 tháng 11 2016

1/ + khiêm tốn , thật thà

+ không quay cóp bài bạn

+ Tuân thủ đúng pháp luật, luât an toàn giao thông

+ Thực hiện đúng nội quy nhà trường

+Biết nhận lỗi và sửa lỗi

+Tôn trọng người lớn, nhường nhin trẻ em.

2/ + Tôn trọng thầy cô

+ Nghe lời thầy cô giáo

+ Luôn biết ơn thầy cô giáo đã giạy mình

+ Học tập tốt để thầy cô vui lòng

3/ + Vứt rác đúng nơi quy định

+ Không xả rác bừa bãi

+ Tuyên truyền mọi người phải vứt rác đúng nơi quy đinh

+ Tham gia tình nguyện dọn dẹp nơi công cộng