K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Gửi em người con gái. 

Người con gái tháng mười
Ngày gió nghe nắng đổ
Đêm rả rích tiếng mưa
Em hiền qua mùa phố

Quên! mình còn tuổi trẻ
Cớ gì ướt hàng mi
Sao em không hờn giận
Để tuổi trẻ "lỡ thì"... 

Em hồn nhiên với tuổi
Mười lăm vẫn hồn nhiên
Người đa đoan từ độ
Vần thơ mới thêm hiền

Mai này còn tuổi trẻ
Chênh vênh cả quãng đường
Em có về lại chứ? 
Nơi hiền giấu yêu thương. 
#thành.

_Đây là bài thơ cuar một người anh bé ngưỡng mộ_

29 tháng 12 2019

Mac-xim Go-rơ-ki (1868-1936), là một trong những nhà văn lớn của Nga và của cả thế giới trong thế kỷ XX. Ông có một tuổi thơ đầy bất hạnh, trong quá trình trưởng thành cũng gặp rất nhiều gian nan vất vả. Tuy nhiên trong tâm hồn nhà văn vẫn luôn có những tình yêu bền bỉ, chân thành, mà nền tảng là trong con đường theo đuổi học vấn của mình. Bộ ba tác phẩm nổi tiếng Thời thơ ấu – Trong thế giới – Những trường đại học của tôi, dường như là một bộ tự truyện kể về quãng thời thơ ấu và trưởng thành đầy gian nan, vất vả của nhà văn. Đoạn trích Những đứa trẻ được trích trong chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu kể về một trong những ký ức tuổi thơ đầy dữ dội và đáng nhớ của tác giả.

A-li-ô-sa (tên ở nhà của tác giả), là một đứa trẻ mồ côi, phải ở với ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi thêm bước nữa. Bên nhà hàng xóm là ông đại tá đã già Ốp-xi-an-ni-cốp hiện đang sống cùng người vợ kế và ba đứa con riêng. Trong một lần tình cờ A-li-ô-sa đã kéo dây gàu cùng với hai đứa lớn và cứu được đứa em út do nghịch gàu múc nước mà rơi xuống giếng. Kể từ đó bốn đứa trẻ trở nên thân thiết, bất chấp sự cấm đoán của người cha. Ba đứa trẻ nhà bên có cuộc sống giàu có vì cha là đại tá, nhưng vì mồ côi mẹ nên sống thiếu tình thương, chỉ biết nương tựa vào nhau, lại thường hay bị cha cho ăn đòn. Còn A-li-ô-sa thì cũng mồ côi, sống nương tựa vào ông bà, cuộc sống không mấy khá giả và cũng thường bị ông đánh đòn. Ở những đứa trẻ này trước tiên ta thấy có sự tương đồng về hoàn cảnh, chúng có một tuổi thơ nhiều nỗi buồn và khó nhọc dù là giàu hay nghèo.

Sau chuyện thằng út nhà hàng xóm bị ngã xuống giếng, đến cả tuần rồi mấy đứa trẻ mới gặp lại nhau. Chúng chơi với nhau rất hợp cạ, nói chuyện liên hồi không dứt, rồi chẳng biết tò mò hay quan tâm mà A-li-ô-sa hỏi: “Các cậu có bị ăn đòn không?”, sau đó A-li-ô-sa tức giận bởi cậu nghĩ không ngờ ba đứa trẻ ấy cũng bị ăn đòn, cậu tưởng chỉ có người ông khó tính của cậu mới đánh đòn người khác. Trong tâm hồn non nớt của một đứa trẻ đã ánh lên chút gì đó gọi là lòng thương, lòng chính nghĩa trong khi chính bản thân cậu cũng chẳng khá khẩm gì hơn.

Tuy chịu nhiều khó nhọc, nhiều nỗi đau nhưng những đứa trẻ vẫn giữ cho mình cái tính ngây thơ, hồn nhiên đúng tuổi. Chúng cũng thích săn bắt mấy chú chim nhỏ, nhưng rồi lòng lương thiện, tấm lòng yêu thương động vật đã ngăn các cậu làm thế. Một phần là sợ mấy chú chim sẽ chết dưới vuốt mèo, phần là sợ bố chẳng cho nuôi. Trong ba cái đầu non nớt ấy có một nỗi niềm e sợ chính người cha ruột thịt của mình, thật xót xa. Khi nhắc về mẹ, ta thấy những đứa trẻ ấy trả lời rất thẳng thắn, rất mạch lạc có lẽ chúng chưa hiểu được nỗi đau mất mẹ hoặc cố không thể hiện ra mặt. Nhưng câu trả lời của chúng lại khiến cho người đọc thấy thương cảm, câu trả lời càng thẳng thắn càng thể hiện sự cô đơn của ba đứa trẻ mất mẹ. Và khi nhắc về mẹ kế “cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt có vẻ sầm lại”, chúng đang tức giận hay sợ hãi? Có lẽ phần nhiều là sợ hãi và căm ghét bởi chúng nép vào nhau “như những chú gà con” trông thật tội nghiệp, bơ vơ.

A-li-ô-sa cũng là một đứa trẻ mồ côi, cậu cũng thương cảm cho ba đứa trẻ ấy, cậu cố nghĩ ra một điều gì đó để an ủi ba đứa trẻ và rồi cậu nghĩ ra những câu chuyện cổ tích, những phép màu kì diệu có thể khiến người chết sống lại, có khi mẹ ba đứa trẻ ấy có thể sống lại cũng nên. Câu chuyện đấy bà từng kể cho cậu nghe rất nhiều lần. Nhưng thật bất ngờ cả ba đứa trẻ dường như đã trưởng thành, chúng chẳng còn tin vào chuyện cổ tích và dường như điều đó lại làm chúng thêm buồn bã, càng lâm vào trầm tư, có lẽ là đang tủi thân. A-li-ô-sa bỗng cảm thấy bản thân thật may mắn và hạnh phúc hơn ba đứa trẻ kia thật nhiều, bởi ít ra cậu không có cuộc sống sung sướng, nhưng ít ra cậu vẫn có người bà kề bên kể cho cậu nghe những câu chuyện cổ tích thật hay, còn chúng thì không,...

Sự xuất hiện của người cha đã khiến cuộc nói chuyện của những đứa trẻ chấm dứt, ông ta rất hung dữ, nạt nộ ba đứa trẻ vào nhà đồng thời còn cấm đoán việc A-li-ô-sa chơi với con ông ta. Mà nguyên nhân chính đó là sự phân biệt giai cấp, phân biệt giàu nghèo sâu sắc dưới chế độ Nga hoàng thời bấy giờ đã ngăn cách tình bạn thật đẹp của ba đứa trẻ. Tuy nhiên điều đó chẳng thể nào ngăn cản được cái tính ham chơi và những tâm hồn cô đơn đồng điệu xích lại gần nhau hơn. Chúng vẫn chơi với nhau rất thân thiết, tuy nhiên phải đề phòng bị ông đại tá bắt gặp. Thế rồi như những người bạn tri kỷ chúng lần lượt kể nhau nghe những chuyện buồn tẻ chán nản, chia sẻ với nhau những chuyện bắt chim, nuôi chim hằng ngày, kể chuyện cổ tích cho nhau nghe. Chỉ có duy nhất là chưa bao giờ nghe ba đứa trẻ kể về bố và mẹ kế, có lẽ đó là những niềm đau, là niềm kiêng kỵ trong tâm hồn của cả ba đứa trẻ tội nghiệp hoặc chúng đã tự giác gạt họ ra khỏi cuộc sống chăng? Chúng cảm thấy buồn bã vì thiếu tình cảm yêu thương từ những người thân thuộc, từ bố, từ mẹ, từ bà. Điều đó đã để lại trong lòng A-li-ô-sa thật nhiều niềm suy tư và lại càng thêm yêu thích ba đứa trẻ hàng xóm ấy.

Đoạn trích ngắn tuy chỉ là những lời nói chuyện rất đỗi ngây thơ và thông thường của những đứa trẻ, tuy nhiên đã để lại trong lòng người đọc nhiều sức gợi. Đó là nỗi niềm chua xót trước hoàn cảnh mồ côi của những đứa trẻ bất hạnh, nỗi đau ấy không một thứ vật chất nào có thể lấp đầy, ngoài tình thân trong gia đình. Và hơn cả là tình bạn thật hồn nhiên và trong sáng của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ nhà bên, giữa chúng đã có sự đồng cảm, bao dung lẫn nhau. Thứ tình cảm ấy đã vượt qua cả sự cấm đoán và sự khác biệt giai cấp để tìm đến nhau như những tâm hồn tri kỷ, an ủi cho nỗi đớn đau trong lòng mỗi đứa trẻ bằng sự hạnh phúc, vui vẻ chân chính của tuổi thơ.

19 tháng 3 2020

... Câu hát căng buồm cùng gió khơi

... Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

...Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

- Nguồn: Google

17 tháng 12 2019

Hình ảnh “buồm trăng” là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp của con thuyền sánh với vũ trụ, thiên nhiên kì vĩ, con người làm chủ thiên nhiên và bầu trời.

    + Hình ảnh ẩn dụ “buồm trăng” được xây dựng dựa trên sự quan sát thực tế thông qua lăng kính lãng mạn của nhà thơ Huy Cận.

    + Từ xa nhìn lại, trên biển lúc con thuyền chìm vào khoảng sáng của vầng trăng, trăng, cánh buồm cong có hình vầng trăng.

    + Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhòa đi hình ảnh cánh buồm vất vả, cũ kĩ, đây là công việc nhẹ nhàng, lãng mạn.

25 tháng 11 2021

Em tham khảo dàn ý này:

Hình ảnh “buồm trăng” là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp của con thuyền sánh với vũ trụ, thiên nhiên kì vĩ, con người làm chủ thiên nhiên và bầu trời.

    + Hình ảnh ẩn dụ “buồm trăng” được xây dựng dựa trên sự quan sát thực tế thông qua lăng kính lãng mạn của nhà thơ Huy Cận.

    + Từ xa nhìn lại, trên biển lúc con thuyền chìm vào khoảng sáng của vầng trăng, trăng, cánh buồm cong có hình vầng trăng.

    + Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhòa đi hình ảnh cánh buồm vất vả, cũ kĩ, đây là công việc nhẹ nhàng, lãng mạn.

30 tháng 9 2018

Hình ảnh “buồm trăng” là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp của con thuyền sánh với vũ trụ, thiên nhiên kì vĩ, con người làm chủ thiên nhiên và bầu trời.

    + Hình ảnh ẩn dụ “buồm trăng” được xây dựng dựa trên sự quan sát thực tế thông qua lăng kính lãng mạn của nhà thơ Huy Cận.

    + Từ xa nhìn lại, trên biển lúc con thuyền chìm vào khoảng sáng của vầng trăng, trăng, cánh buồm cong có hình vầng trăng.

    + Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhòa đi hình ảnh cánh buồm vất vả, cũ kĩ, đây là công việc nhẹ nhàng, lãng mạn.

Những năm tháng chống Mĩ hào hùng của dân tộc đã để lại biết bao hồi ức và dấu ấn khó phai mờ. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội cụ Hồ là những hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn và anh hùng nhất trong kháng chiến. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một trong những minh chứng tiêu biểu cho nét tinh nghịch cũng như tinh thần bất khuất, hào hùng của...
Đọc tiếp

Những năm tháng chống Mĩ hào hùng của dân tộc đã để lại biết bao hồi ức và dấu ấn khó phai mờ. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, những anh bộ đội cụ Hồ là những hình ảnh đẹp nhất, lãng mạn và anh hùng nhất trong kháng chiến. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một trong những minh chứng tiêu biểu cho nét tinh nghịch cũng như tinh thần bất khuất, hào hùng của người chiến sĩ. Hai khổ đầu bài thơ, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa.

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của PTD được sáng tác năm 1969 trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến.

Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã thực sự trở thành hồi kèn xung trận, trở thành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ lái xe: ung dung tự tại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ , tình đồng chí đồng đội gắn bó, tình yêu đất nước thiết tha… Trong dó, hai khổ đầu bài thơ đã đã khắc họa thật ấn tượng tư thế ung dung, hiên ngang của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa.

Hai câu thơ đầu bài thơ, nhà thơ gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi hình ảnh những chiếc xe không kính bị bom đạn tàn phá nặng nề.

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Với ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu thản nhiên pha chút ngang tàng, chắc khỏe như tác phong người lính; tác giả đã lí giải nguyên nhân những chiếc xe không có kính. Tác giả dùng từ ngữ phủ định “không” điệp lại ba lần, chuyển sang ý khẳng định: những chiếc xe không kính vốn không phải là một chủng loại riêng, không phải là thiết kế của những nhà sản xuất mà bởi: “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Biện pháp tu từ liệt kê kết hợp với các động từ mạnh “giật”, “rung” làm hiện lên hình ảnh những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích của bom đạn chiến tranh.

Hai câu thơ đầu cho thấy sự ác liệt của chiến trường những năm chống Mỹ.

Nhưng không ngờ, thiếu những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp:

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Với giọng thơ bình thản, nhẹ nhàng, kết hợp từ láy tượng hình “ung dung” được đảo lên đầu câu thơ có tác dụng nhấn mạnh, gợi tư thế đàng hoàng, bình thản, chủ động của người lính lái xe. Ngồi trên ca bin những chiếc xe không kính là họ đã tự chọn làm mục tiêu nguy hiểm nhất, sẵn sàng dính bom đạn kẻ thù, vậy mà họ vẫn “ung dung”, nghĩa là không lo, không sợ, không run.

Điệp từ “nhìn”, kết hợp phép liệt kê đã miêu tả sự quan sát thật cẩn thận, bình tĩnh của một tay lái làm chủ tuyến đường, làm chủ tình huống. Người lính lái xe “nhìn đất” để quan sát đường đi đầy gập ghềnh hiểm trở, “nhìn trời” để quan sát máy bay địch”, “nhìn thẳng” về phía trước gợi tư thế chủ động thẳng tiến ra chiến trường đầy gian khổ, hi sinh nhưng không hề run sợ mà vững vàng, tự tin.

Trong tư thế ung dung ấy, người lính lái xe có những cảm nhận rất riêng khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

Nhịp thơ nhanh dồn dập như gợi ra những bước tiến ào ào băng mình của đoàn xe vận tải.

Sau tay lái của chiếc xe không có kính chắn gió nên các yếu tố về thiên nhiên, chướng ngại vật rơi rụng, quăng ném, va đập vào trong buồng lái. Điệp ngữ “ nhìn thấy”, nghệ thuật nhân hóa “ gió xoa mắt đắng”, từ láy “ đột ngột” và nghệ thuật so sánh đã diễn tả sự cảm nhận thế giới bên ngoài một cách chân thực, sinh động của người lính do những chiếc xe không kính đem lại.

Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không có kính. Đó là các anh có được cảm giác như bay lên, hòa mình với thiên nhiên rồi được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.

Các anh không chỉ “thấy gió vào xoa mắt đắng” mà còn “thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Đó vừa là hình ảnh thực gợi tốc độ lao nhanh của đoàn xe trên đường đèo dốc đá núi, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng cho con đường của lí tưởng, con đường của lòng yêu nước của những người lính lái xe Trường Sơn.

Và cái cảm giác thú vị khi xe chạy vào ban đêm, được “thấy sao trời” và khi đi qua những đoạn đường cua dốc thì những cánh chim như đột ngột “ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi. Tất cảlà hiện thực nhưng qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành những hình ảnh lãng mạn.

Có thể nói, hiện thực chiến trường trong khổ thơ trên chính xác đến từng chi tiết. Và đằng sau hiện thực đó là một tâm trạng, một tư thế, một bản lĩnh chiến đấu ung dung, vững vàng của người lính trước những khó khăn, thử thách khốc liệt của chiến tranh.

Như vậy, bằng các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, hai khổ thơ đầu của bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn sự khốc liệt của chiến tranh thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế ung dung, hiên ngang, bản lĩnh vững vàng của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Đọc lời thơ, ta nhận ra ở nhà thơ Phạm Tiến Duật là sự cảm phục, trân trọng dành cho những người lính bộ đội cụ Hồ. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng.

Với hai khổ thơ đầu nói riêng và bài thơ nói chung, Phạm Tiến Duật đã sáng tạo được một hình ảnh thơ độc đáo, qua đó làm nổi bật chân dung người lính lái xe Trường Sơn năm xưa với tư thế hiên ngang, dũng cảm. Toát ra từ bức chân dung ấy là vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ Việt Nam, là ý chí sức mạnh của dân tộc ta trong sự nghiệp cứu nước.

1
30 tháng 11 2023

Rồi bạn hỏi hay bạn trả lời

1 tháng 12 2023

tớ gửi nhờ ă c