Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không hiểu sao cứ đến ngày khai trường là lòng em lại rộn lên cảm giác nôn nao, háo hức đến vậy! Năm nào em cũng mong cho mùa hè qua nhanh để mùa thu về, mang theo những hoài bão và ước mơ gửi gắm trong năm học mới. Năm nay là lần thứ bảy em đi dự lễ khai giảng nhưng cảm giác hồi hộp và háo hức vẫn còn nguyên vẹ như chỉ mới hôm qua vậy. Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức... Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn... Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười... Ngày khai trường quả là một ấn tượng sâu đậm trong mỗi trái tim học trò. Mang theo bao hoài bão, ước mơ, năm học này sẽ là sự nỗ lực, cố gắng hết mình của thầy trò để vươn tới đỉnh cao của giáo dục. Em sẽ cố gắng thật nhiều trong năm học mới này.
Bạn vô lý thật mỗi người có một ngày khai trường khác nhau làm sao mà làm đc
Thì cứ viết đại vào, rồi sau đó mình sẽ chỉnh sủa lại. Với lại cũng có ai biết đâu. Bạn mới là người vô lý í. Ko giúp đuocwj thì thoiiiiiiiii
Tham khảo:
Tục ngữ luôn gửi gắm đến con người những bài học trân quý. Trong đó, câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là lời khuyên nhủ của ông cha ta về lòng kiên trì vượt khó khăn trong cuộc sống.
Từ câu tục ngữ, chúng ta thấy được hình ảnh quen thuộc. Từ thanh sắt to lớn, người thợ có thể rèn thành cây kim nhỏ bé, sắc bén. Chúng ta vận dụng điều đó để nói về con người biết kiên trì, nỗ lực không ngừng sẽ hoàn thành mục tiêu, đạt được thành công.
Lời khuyên từ câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn. Nhân vật Paven trong cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nikolai A. Ostrovsky là m ột thanh niên giàu lý tưởng, được tôi luyện trong “lò lửa” của cách mạng. Dù trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách thậm chí có lúc phải đối mặt với căn bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, phải ngồi xe lăn. Nhưng anh vẫn không lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào lí tưởng mà mình vẫn luôn theo đuổi. Ở cuộc đời thực, chúng ta chắc hẳn đều biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người đã cống hiến trọn vẹn cho đất nước, nhân dân. Khi còn là một chàng trai trẻ tuổi, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước với một trái tim yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc. Hành trình hơn ba mươi năm bôn ba nước ngoài của Bác trải qua mọi khó khăn, nhưng vẫn không đánh bại được ý chí kiên cường. Để rồi cuối cùng, Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Và ngày hôm nay, nhân dân Việt Nam mới được sống trong nền độc lập, tự do . Dù trong bất cứ lĩnh vực nào, kiên trì cũng là một đức tính rất quan trọng, đặc biệt là thể thao. Những vận động viên, họ không chỉ cần có tài năng, mà còn phải trải qua quá trình luyện tập bền bỉ hằng ngày. Những cái tên như Quang Hải, Công Phượng hay Hùng Dũng chắc hẳn đã quá quen thuộc với những người yêu mến bóng đá. Để có được thành công, những cầu thủ của chúng ta cũng đã từng trải qua thất bại, từng bị chỉ trích khi không giữ được phong độ. Nhưng không vì vậy mà họ từ bỏ đam mê, mà vẫn tiếp tục rèn luyện để vượt qua mọi giới hạn của bản thân. Họ cũng chỉ một trong số những cầu thủ, vận động viên đang trên hành trình nỗ lực vươn tới thành công.
Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Nhờ sự kiên trì và hết lòng bảo vệ, thầy Đuy-sen đã giúp An-tu-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bật tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của minh trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người hoạ sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.
tham khảo
Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một trong những câu tục ngữ hay và có ý nghĩa giáo dục nhất mà em biết.
Câu tục ngữ mượn hình ảnh ăn quả thì nhớ đến người đã trồng cấy, chăm sóc, vun xén cho cây đó. Để nói về bài học biết ơn, luôn trân trọng, nghĩ đến những người đi trước, những người đã làm lụng, chiến đấu, hi sinh cho chúng ta ngày hôm nay.
Mọi thứ xung quanh ta đều không tự nhiên mà có. Cây cối xanh tốt, cho hoa thơm trái ngọt là nhờ người làm vườn. Đường phố sạch đẹp là nhờ bác lao công. Có đồ ăn, bánh trái là nhờ các đầu bếp. Đất nước hòa bình là nhờ các chú bộ đội cụ Hồ. Họ đã phải suy nghĩ, nghiên cứu và làm việc vất vả để tạo nên những món. những thứ ta hưởng dụng.
Chính vì vậy, ta phải luôn nhớ đến và biết ơn họ bằng cả trái tim. Truyền thống biết ơn ấy, đã được lưu truyền qua hàng trăm năm cho đến ngày nay. Nó không chỉ thể hiện qua các lời nói, hành động hằng ngày, mà còn hiện hữu qua các ngày lễ, ngày hội của nước ta. Như ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc, ngày phụ nữ, ngày của cha mẹ… và đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán.
Bản thân em, từ nhỏ đã được thấm nhuần trong truyền thống nhớ ơn mà ông cha truyền dạy. Em mong rằng, đạo lý tốt đẹp ấy sẽ tiếp tục đồng hành mãi cùng nhân dân ta.
Em viết theo các ý này của chị nha!
Nêu lên vấn đề cần nghị luận (VD: Truyền thống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta...)
Khái niệm ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' (Em nêu nghĩa đen của câu hoặc giải thích khái niệm biết ơn).
Vai trò của lối sống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là gì?
Dẫn chứng?
Trái ngược với ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện lối sống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''?
Kết luận
Tham khảo e nhé!
Tiếng trống trường vang lên rộn rã, báo hiệu giờ ra chơi của chúng em đã đế. Sân trường đang lặng thinh, im ắng bỗng trở nên rộn rã bởi tiếng cười, tiếng nói của các cô cậu học trò. Góc ghế đá sân trường, các bạn nữ ngồi thầm thì nhỏ to với những câu chuyện vui vẻ. Rất nhiều bạn học sinh khác chọn không gian ở căng tin canh sân trường để tranh thủ ăn sáng hoặc cùng ngồi uống nước, nghỉ ngơi sau giờ học căng thẳng. Rộn ràng nhất là góc sân trường, mọi người đang tổ chức rất nhiều trò chơi vui nhộn. Nhảy dây. Kéo co. Chơi bóng rổ. Tất cả tạo nên một bức tranh nhộn nhịp, vui tươi về giờ ra chơi dưới sân trường.
Câu rút gọn: Nhảy dây. Kéo co. Chơi bóng rổ.
Giúp vs mn ơiiiu