K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2018

tích mk nha:

Ngày xưa, có một ông quan thừa tướng sinh được người con gái tên là Mỵ Nương, nhan sắc tuyệt trần. Nàng ở cấm cung trong ngôi lầu cạnh bờ sông.

Bấy giờ có một chàng trai con nhà thuyền chài tên là Trương Chi, ngày ngày đến thả lưới kiếm ăn trên khúc sông đó. Chàng ta thường buông lưới, vừa hát. Tiếng hát rất hay, khiến cho Mỵ Nương ở trong lầu xao xuyến say mê.

Một dạo, Trương Chi đi đánh cá ở khúc sông khác. Không được nghe tiếng hát, Mỵ Nương sinh ra sầu não. Nàng bồn chồn trông đợi. Tiếng hát vẫn vắng lặng và nàng bắt đầu ốm.

Thừa tướng vội cho mời các lương y đến xem mạch, bốc thuốc. Thuốc uống đã nhiều mà bệnh Mỵ Nương vẫn không suy chuyển. Sau thừa tướng hỏi dò những người hầu hạ Mỵ Nương, mới biết là con mình ốm tương tư. Các lương y khuyên thừa tướng cho gọi anh lái đò đến.

Trương Chi được mời đến thăm Mỵ Nương. Chàng ta đội chiếc nón lá che mất khuôn mặt mình. Mỵ Nương năn nỉ mãi, phải ra lệnh, Trương Chi mới ngả nón ra. Nhưng khi nhìn thấy mặt Trương Chi, Mỵ Nương vỡ mộng, vì Trương Chi xấu xí quá. Nàng cho chàng ra về, và từ đó không còn yêu hình bóng Trương Chi nữa.

Về phần Trương Chi, từ khi trông thấy Mỵ Nương xinh đẹp, chàng ta thầm yêu nàng. Chàng tủi cho thân phận nghèo hèn của mình, buồn chán không thiết gì làm ăn nữa. Chàng hát :

Kiếp này đã dở dang nhau,
Thì xin kiếp khác, duyên sau lại lành.

Trương Chi mang mối tình hận mà chết vì tương tư.

Một dạo sau không ai còn nghe tiếng chàng hát trên sông nữa. Mỵ Nương lại nhớ tiếng hát, hỏi ra mới biết anh dân chài đã chết. Mỵ Nương sai đắp cho chàng một nấm mộ cao. Nhưng lạ thay, khi đào mộ lên, thịt xương Trương Chi đã tan rữa, duy chỉ có trái tim biến thành một khối ngọc sáng long lanh. Mỵ Nương sai người mang khối ngọc đẽo thành một cái ly nước.

Một hôm, Mỵ Nương cầm chén rót nước, thì lạ thay, hình ảnh người đánh cá chèo thuyền hiện lên chậm chậm xoay quanh trong lòng chén. Tức thì tiếng hát năm xưa cũng văng vẳng như than, như trách.

Mỵ Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén và tự nhiên chén ngọc tan ra thành nước.

9 tháng 11 2018

Ngày xưa, có một ông quan thừa tướng sinh được người con gái tên là Mỵ Nương, nhan sắc tuyệt trần. Nàng ở cấm cung trong ngôi lầu cạnh bờ sông.

Bấy giờ có một chàng trai con nhà thuyền chài tên là Trương Chi, ngày ngày đến thả lưới kiếm ăn trên khúc sông đó. Chàng ta thường buông lưới, vừa hát. Tiếng hát rất hay, khiến cho Mỵ Nương ở trong lầu xao xuyến say mê.

Một dạo, Trương Chi đi đánh cá ở khúc sông khác. Không được nghe tiếng hát, Mỵ Nương sinh ra sầu não. Nàng bồn chồn trông đợi. Tiếng hát vẫn vắng lặng và nàng bắt đầu ốm.

Thừa tướng vội cho mời các lương y đến xem mạch, bốc thuốc. Thuốc uống đã nhiều mà bệnh Mỵ Nương vẫn không suy chuyển. Sau thừa tướng hỏi dò những người hầu hạ Mỵ Nương, mới biết là con mình ốm tương tư. Các lương y khuyên thừa tướng cho gọi anh lái đò đến.

Trương Chi được mời đến thăm Mỵ Nương. Chàng ta đội chiếc nón lá che mất khuôn mặt mình. Mỵ Nương năn nỉ mãi, phải ra lệnh, Trương Chi mới ngả nón ra. Nhưng khi nhìn thấy mặt Trương Chi, Mỵ Nương vỡ mộng, vì Trương Chi xấu xí quá. Nàng cho chàng ra về, và từ đó không còn yêu hình bóng Trương Chi nữa.

Về phần Trương Chi, từ khi trông thấy Mỵ Nương xinh đẹp, chàng ta thầm yêu nàng. Chàng tủi cho thân phận nghèo hèn của mình, buồn chán không thiết gì làm ăn nữa. Chàng hát :

Kiếp này đã dở dang nhau,
Thì xin kiếp khác, duyên sau lại lành.

Trương Chi mang mối tình hận mà chết vì tương tư.

Một dạo sau không ai còn nghe tiếng chàng hát trên sông nữa. Mỵ Nương lại nhớ tiếng hát, hỏi ra mới biết anh dân chài đã chết. Mỵ Nương sai đắp cho chàng một nấm mộ cao. Nhưng lạ thay, khi đào mộ lên, thịt xương Trương Chi đã tan rữa, duy chỉ có trái tim biến thành một khối ngọc sáng long lanh. Mỵ Nương sai người mang khối ngọc đẽo thành một cái ly nước.

Một hôm, Mỵ Nương cầm chén rót nước, thì lạ thay, hình ảnh người đánh cá chèo thuyền hiện lên chậm chậm xoay quanh trong lòng chén. Tức thì tiếng hát năm xưa cũng văng vẳng như than, như trách.

Mỵ Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén và tự nhiên chén ngọc tan ra thành nước.

9 tháng 11 2018

Ngày xưa, có một ông quan thừa tướng sinh được người con gái tên là Mỵ Nương, nhan sắc tuyệt trần. Nàng ở cấm cung trong ngôi lầu cạnh bờ sông.

Bấy giờ có một chàng trai con nhà thuyền chài tên là Trương Chi, ngày ngày đến thả lưới kiếm ăn trên khúc sông đó. Chàng ta thường buông lưới, vừa hát. Tiếng hát rất hay, khiến cho Mỵ Nương ở trong lầu xao xuyến say mê.

Một dạo, Trương Chi đi đánh cá ở khúc sông khác. Không được nghe tiếng hát, Mỵ Nương sinh ra sầu não. Nàng bồn chồn trông đợi. Tiếng hát vẫn vắng lặng và nàng bắt đầu ốm.

Thừa tướng vội cho mời các lương y đến xem mạch, bốc thuốc. Thuốc uống đã nhiều mà bệnh Mỵ Nương vẫn không suy chuyển. Sau thừa tướng hỏi dò những người hầu hạ Mỵ Nương, mới biết là con mình ốm tương tư. Các lương y khuyên thừa tướng cho gọi anh lái đò đến.

Trương Chi được mời đến thăm Mỵ Nương. Chàng ta đội chiếc nón lá che mất khuôn mặt mình. Mỵ Nương năn nỉ mãi, phải ra lệnh, Trương Chi mới ngả nón ra. Nhưng khi nhìn thấy mặt Trương Chi, Mỵ Nương vỡ mộng, vì Trương Chi xấu xí quá. Nàng cho chàng ra về, và từ đó không còn yêu hình bóng Trương Chi nữa.

Về phần Trương Chi, từ khi trông thấy Mỵ Nương xinh đẹp, chàng ta thầm yêu nàng. Chàng tủi cho thân phận nghèo hèn của mình, buồn chán không thiết gì làm ăn nữa. Chàng hát :

Kiếp này đã dở dang nhau,
Thì xin kiếp khác, duyên sau lại lành.

Trương Chi mang mối tình hận mà chết vì tương tư.

Một dạo sau không ai còn nghe tiếng chàng hát trên sông nữa. Mỵ Nương lại nhớ tiếng hát, hỏi ra mới biết anh dân chài đã chết. Mỵ Nương sai đắp cho chàng một nấm mộ cao. Nhưng lạ thay, khi đào mộ lên, thịt xương Trương Chi đã tan rữa, duy chỉ có trái tim biến thành một khối ngọc sáng long lanh. Mỵ Nương sai người mang khối ngọc đẽo thành một cái ly nước.

Một hôm, Mỵ Nương cầm chén rót nước, thì lạ thay, hình ảnh người đánh cá chèo thuyền hiện lên chậm chậm xoay quanh trong lòng chén. Tức thì tiếng hát năm xưa cũng văng vẳng như than, như trách.

Mỵ Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén và tự nhiên chén ngọc tan ra thành nước.

29 tháng 10 2018

Mị Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần thời xưa. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng tỏ vẻ buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó hàng ngày cho đỡ ngột ngạt mà sinh bệnh nặng.

Nàng vẫn thường ra căn nhà đó thêu thùa, đọc sách nhưng nàng say đắm một tiếng sáo trên dòng sông. Tiếng sáo ấy tuyệt hay, lúc bổng khi trầm làm nàng Mị Nương say mê. Tiếng sáo ấy là của Trương Chi-một anh thanh niên ở làng chài ven sông. Trương Chi là một người thổi sáo hay như vậy nhưng tướng mạo thì lại vô cùng xấu xí. Chàng vốn sống một mình không người thân thích trên một con đò nhỏ dòng sông. Gương mặt chàng bị phỏng lửa trông rất ghê người. Chàng thường thổi sáo vào ban đêm. Những khúc nhạc thổ lộ lòng chàng với đầy ủy mị. Mị Nương thì không biết tướng mạo của người ca sĩ, nhưng nàng lại yêu say đắm tiếng sao ấy, nàng không thể không nghe nó dù chỉ là một ngày thôi.

Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện trên con sông kia nữa, và nàng Mị Nương do quá thương nhớ tiếng sáo mà sinh bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra nguyên nhân căn bệnh nên họ không dám kê đơn thuốc. Bệnh tình của nàng ngày một nặng thêm.
Một hôm, vô tình cha nàng biết được chuyện về tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Và cứ chiều chiều, chàng lại cất tiếng sáo, Mị Nương nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng như uống thuốc tiên. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho mời người sáo ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô cùng xấu xí, toát lên vẻ nghèo hèn, đói khổ. Nàng bảo Trương Chi đi ra, và từ đó mất luôn tình cảm đối với tiếng sáo của chàng.

Trương Chi thì khi về nhà lòng luôn nhớ đến Mị Nương, chàng đem lòng yêu Mị Nương. Một hôm chàng tìm đến căn nhà nhỏ của Mị Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng, nàng từ chối. Trương Chi thất vọng và đau buồn, mang bệnh tương tư, biếng ăn, mất ngủ, sầu héo dần mà chết chìm. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam, trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng.
Một lần tình cờ, cha Mị Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mị Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng người xưa và tiếng sáo văng vẳng đâu đây. Bất giác, hai dòng lệ tuôn rơi trên má nàng, và khi nước mắt rớt vào lòng chén, chiếc chén vỡ tan...

Mị Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần thời xưa. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng tỏ vẻ buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó hàng ngày cho đỡ ngột ngạt mà sinh bệnh nặng.

Nàng vẫn thường ra căn nhà đó thêu thùa, đọc sách nhưng nàng say đắm một tiếng sáo trên dòng sông. Tiếng sáo ấy tuyệt hay, lúc bổng khi trầm làm nàng Mị Nương say mê. Tiếng sáo ấy là của Trương Chi-một anh thanh niên ở làng chài ven sông. Trương Chi là một người thổi sáo hay như vậy nhưng tướng mạo thì lại vô cùng xấu xí. Chàng vốn sống một mình không người thân thích trên một con đò nhỏ dòng sông. Gương mặt chàng bị phỏng lửa trông rất ghê người. Chàng thường thổi sáo vào ban đêm. Những khúc nhạc thổ lộ lòng chàng với đầy ủy mị. Mị Nương thì không biết tướng mạo của người ca sĩ, nhưng nàng lại yêu say đắm tiếng sao ấy, nàng không thể không nghe nó dù chỉ là một ngày thôi.

Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện trên con sông kia nữa, và nàng Mị Nương do quá thương nhớ tiếng sáo mà sinh bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra nguyên nhân căn bệnh nên họ không dám kê đơn thuốc. Bệnh tình của nàng ngày một nặng thêm.
Một hôm, vô tình cha nàng biết được chuyện về tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Và cứ chiều chiều, chàng lại cất tiếng sáo, Mị Nương nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng như uống thuốc tiên. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho mời người sáo ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô cùng xấu xí, toát lên vẻ nghèo hèn, đói khổ. Nàng bảo Trương Chi đi ra, và từ đó mất luôn tình cảm đối với tiếng sáo của chàng.

Trương Chi thì khi về nhà lòng luôn nhớ đến Mị Nương, chàng đem lòng yêu Mị Nương. Một hôm chàng tìm đến căn nhà nhỏ của Mị Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng, nàng từ chối. Trương Chi thất vọng và đau buồn, mang bệnh tương tư, biếng ăn, mất ngủ, sầu héo dần mà chết chìm. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam, trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng.
Một lần tình cờ, cha Mị Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mị Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng người xưa và tiếng sáo văng vẳng đâu đây. Bất giác, hai dòng lệ tuôn rơi trên má nàng, và khi nước mắt rớt vào lòng chén, chiếc chén vỡ tan...

29 tháng 10 2018

- Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

 *Chúc bạn học tốt*

Bài làm

– Tiếng đàn

+ Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

+ Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.

– Nồi niêu cơm

Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.

# Chúc bạn học tốt #

1 tháng 11 2021

Em tham khảo nhé:

Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến mà không báo trước. Mẹ và chị Lan đều đã thức dậy. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Hai chị em Sơn ra ngoài chơi. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ quần áo mới của Sơn. Còn cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, đứng co ro bên cột quản. Sơn động lòng thương, bàn với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Nghe người vú già nói, Sơn và Lan lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không tìm thấy Hiên. Khi hai chị em về nhà thì liền thấy hai mẹ con Hiên đang nói chuyện với mẹ. Mẹ cái Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi mẹ con Hiên ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quỷ quá, dám tự do lẩy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”

1 tháng 11 2021

Tham khảo!

Hôm ấy, mùa đông đột nhiên đến mà không báo trước. Mẹ và chị Lan đều đã thức dậy, mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Hai chị em ra ngoài chơi. Mấy đứa trẻ như thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc sán lại gần đều trầm trồ trước cái áo mới của Sơn. Còn cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, đứng co ro bên cột quản. Chị Lan đến gần hỏi thăm. Biết chuyện, Sơn động lòng thương, bàn với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Đến khi về nhà, cả hai lo lắng mẹ biết chuyện sẽ mắng, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không tìm thấy ai ở nhà. Khi hai chị em về nhà thì liền thấy hai mẹ con Hiên đang nói chuyện với mẹ. Mẹ cái Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi mẹ con Hiên ra về, mẹ Sơn ôm hai con vào lòng rồi hỏi: “Hai con tôi quỷ quá, dám tự do lẩy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.

  
30 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.

Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.

Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.

mk viết về một lần đi mua bút ko để ý nên bị đánh rơi tiền nên dẫn đến ko đủ tiền để trả và có 1 bác lớn tuổi âm thầm giúp đỡ

có bn nào viết về cái đó ko

chưa chắc cô đã gọi bạn

Bạn gì gì đó ơi,cô nói là mỗi mk pk nộp thôi

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Sơ đồ tư duy "Thầy bói xem voi" - Ngữ văn 6 - Lê Văn Bình - Blog Ngữ văn-Những nhịp cầu tri thức

1 tháng 10 2021

Tham khảo

Sơ đồ tư duy Thầy bói xem voi, Ngữ văn lớp 10

17 tháng 11 2016
Người Việt Nam chúng ta rất thích Cười, dù trong bất kì tình huống, hoàn cảnh nào. Vì vậy, tiếng cười dân gian rất phong phú, có đủ cung bậc khác nhau. Có tiếng cười hóm hỉnh, hài hước để giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc; có tiếng cười trào lộng, châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu hay đả kích kẻ thù.Treo biển là truyện ngụ ngôn chứa đựng ý nghĩa thâm thuý dưới hình thức tiếng cười vui vẻ, nhẹ nhàng. Nội dung kể về một ông chủ cửa hàng bán cá treo tấm biển : Ở đây có bán cá tươi. Nội dung tấm biển được một số người qua đường góp ý theo cách “nghĩ gì nói nấy”, ông chủ nghe theo, cứ bỏ dần từng chữ và cuối cùng cất luôn cái biển.Đọc truyện, người ta thấy buồn cười vì trên đời này không có ai góp ý kiểu như vậy và cũng chẳng có ai lại dễ dàng nghe theo những lời góp ý vớ vẩn như thế. Điều thú vị là truyện lấy cái không thể xảy ra để nói đến những cái hiện tượng có thực trong cuộc sống hằng ngày. Mượn chuyện ông chủ cửa hàng bán cá nghe ai góp ý cũng làm theo, truyện ngụ ý phê phán những người thiếu chủ kiến trong cuộc sống.Tuy ngắn gọn nhưng truyện vẫn có đầy đủ cốt truyện và nhân vật. Ngôn ngữ kể giản dị, mộc mạc nhưng hài hước, gây cười. Truyện bắt đầu từ tấm biển đề: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI.

Nội dung tấm biển thông báo bốn ý: Ở ĐÂY chỉ rõ địa chỉ bán hàng. CÓ BÁN thông báo chức năng hoạt động của cửa hàng (bán chứ không phải là mua cá). CÁ thông báo loại mặt hàng mà cửa hàng bán ra (cá chứ khỏng phải tôm, cua…). TƯƠI thông báo chất lượng của cá.

18 tháng 11 2016
Người Việt Nam chúng ta rất thích Cười, dù trong bất kì tình huống, hoàn cảnh nào. Vì vậy, tiếng cười dân gian rất phong phú, có đủ cung bậc khác nhau. Có tiếng cười hóm hỉnh, hài hước để giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc; có tiếng cười trào lộng, châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu hay đả kích kẻ thù. Treo biển là truyện ngụ ngôn chứa đựng ý nghĩa thâm thuý dưới hình thức tiếng cười vui vẻ, nhẹ nhàng. Nội dung kể về một ông chủ cửa hàng bán cá treo tấm biển : Ở đây có bán cá tươi. Nội dung tấm biển được một số người qua đường góp ý theo cách “nghĩ gì nói nấy”, ông chủ nghe theo, cứ bỏ dần từng chữ và cuối cùng cất luôn cái biển. Đọc truyện, người ta thấy buồn cười vì trên đời này không có ai góp ý kiểu như vậy và cũng chẳng có ai lại dễ dàng nghe theo những lời góp ý vớ vẩn như thế. Điều thú vị là truyện lấy cái không thể xảy ra để nói đến những cái hiện tượng có thực trong cuộc sống hằng ngày. Mượn chuyện ông chủ cửa hàng bán cá nghe ai góp ý cũng làm theo, truyện ngụ ý phê phán những người thiếu chủ kiến trong cuộc sống. 

Tuy ngắn gọn nhưng truyện vẫn có đầy đủ cốt truyện và nhân vật. Ngôn ngữ kể giản dị, mộc mạc nhưng hài hước, gây cười. Truyện bắt đầu từ tấm biển đề: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI.

Nội dung tấm biển thông báo bốn ý: Ở ĐÂY chỉ rõ địa chỉ bán hàng. CÓ BÁN thông báo chức năng hoạt động của cửa hàng (bán chứ không phải là mua cá). CÁ thông báo loại mặt hàng mà cửa hàng bán ra (cá chứ khỏng phải tôm, cua…). TƯƠI thông báo chất lượng của cá.

Bốn yếu tố ấy là cần thiết cho nội dung của một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.Thông thường, một cửa hàng muốn bán thứ gì đều phải quảng cáo để giới thiệu hàng của mình với mọi người. Xét về mục đích thì nội dung của tấm biển trên là đầy đủ và hợp lí. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu không có những lời góp ý vu vơ của một số người. Có bốn người góp ý về tấm biển. Mỗi người bảo ống chủ bỏ bớt một yếu tố trong dòng chữ đề trên biển. Người đầu tiên bảo: - Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá TƯƠI? Sự đối lập giữa tươi và ươn đã đánh vào lòng tự ái của ông chủ nên ông ta vội xóa bỏ chữ TƯƠI đi. Tấm biển còn dòng chữ: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ.
Người thứ hai nhìn tấm biển, cười bảo: - Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là Ở ĐÂY? Nghe thế, ông chủ vội xóa hai chữ ấy đi. Dòng chữ còn lại là CÓ BÁN CÁ. Vài hôm sau, người khách khác đến mua cá, cũng cười bảo: - Ỏ đây chẳng bán cá thì bày cá ra khoe hay sao mà phải đề là CÓ BÁN? Ngẫm cũng cỏ lí, ồng chủ xóa liền hai chữ CÓ BÁN. Rốt cuộc, tấm biển còn mỗi chữ CÁ. Chẳng cứ ông chủ cửa hàng mà đến chính người đọc, người nghe cũng tưởng rằng đến đây thì chẳng còn gì để góp ý nữa. Nhưng người thứ tư lại bảo: - Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
Vậy thì tấm biển treo lên là thừa, là vô ích, chủ nhà bèn cất luôn cái biển. Thoạt nghe, ta tưởng ý kiến của từng người đều có lí nhưng nghĩ kĩ thi hóa ra không phải. Bởi vì người góp ý không hiểu được chức năng, ý nghĩa của yếu tố mà họ cho là thừa và mối quan hệ giữa nó với những yếu tố khác. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của khách ở cửa hàng và sự trực tiếp được nhìn, ngửi, xem xét mặt hàng thay cho thông báo gián tiếp là chức năng, đặc điểm của ngôn ngữ. Vì vậy, họ chỉ quan tâm đến một hoặc hai từ mà họ cho là quan trọng mà không thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của các thành phần khác trong câu. Đọc truyện này, ta thấy cứ mỗi lần có người góp ý là ông chủ cửa hàng không cần suy nghĩ vội làm theo ngay. Ta cười vì thái độ tiếp thu thụ động, không suy xét cẩn thận của ông ta. Ta cười vì ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì. Kết thúc truyện cũng là lúc tiếng cười vang lên bởi vì ý kiến của từng người mới nghe qua tưởng là có lí nhưng làm theo thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta bật cười vì trên đời này có lẽ không có ông chủ nào lại nghe góp ý theo kiểu “đẽo cày giữa đường” như thế. Treo biển là một truyện hài hước tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến trong suy nghĩ và trong hành động. Từ truyện này, ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, chúng ta nên lắng nghe lời góp ý của mọi người nhưng không nên vội vàng làm theo khi chưa suy xét kĩ. Làm bất cứ việc gì ta cũng phải đặt ra mục đích, có chủ kiến và biết tiếp thu một cách chọn lọc và sáng tạo ý kiến của người khác để vận dụng thiết thực vào hoàn cảnh của mình. Trước khi làm việc gì cũng nên đặt ra câu hỏi: Mình làm việc ấy để làm gì? Làm như thế nào? Qua truyện này, chúng ta cũng có thể rút ra bài học về cách dùng từ. Từ dùng phải có nghĩa, có chứa thông tin cần thiết, không dùng từ thừa và thiếu. Từ được sử dụng phải ngắn gọn, rõ rặng, chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.