K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản thuật lại việc Tuấn cùng với bạn mình là Quỳnh đến Thăm cụ Phan Bội Châu tại ngôi nhà tranh mà cụ ở Bến Ngự vào một ngày Chủ nhật, năm 1927. Qua đó, Tuấn hiểu thêm về cuộc sống và con người cụ Phan Bội Châu; tình cảm của thanh niên HS, các tầng lớp nhân dân đối với cụ và càng thêm ngưỡng mộ cụ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Truyện kể về nhân vật “tôi”, vào năm 1941 - năm tốt nghiệp lớp Một và đang tham gia vào một chuyến đi trại hè, chiến tranh đã nổ ra. Nhân vật “tôi” và hàng chục đứa trẻ khác được đưa đi sơ tán và sống trong trại trẻ mồ côi. Tình cảnh của chúng rất khó khăn khi luôn phải chịu cảnh đói khát và di tán. Nhân vật “tôi” trốn ra và sống cùng một gia đình nghèo khó ở ngoài. Và nhân vật “tôi” vẫn luôn ấp ủ mong muốn tìm mẹ của mình Cho đến ngày nay, khi đã 51 tuổi, mong muốn ấy vẫn luôn ở đó.

- Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ - điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Nội dung của từng phần trong văn bản:

+ Phần (1): Chí Phèo ra tù và tiếng chửi của Chí.

+ Phần (2): Chí Phèo tha hóa, làm tay sai cho Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

+ Phần (3): Chí thức tỉnh, khao khát hạnh phúc, khao khát trở thành người lương thiện.

+ Phần (4): Bi kịch của Chí Phèo.

+ Phần (5): Cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo với hình ảnh Thị Nở bên cái lò gạch cũ.

19 tháng 7 2023

TK

- Nội dung của từng phần trong văn bản:

+ Phần (1): Chí Phèo về lại làng sau thời gian dài đi tù. Vừa về đến làng, hắn đã rượu say rồi chửi mọi thứ, chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại và chửi cả đứa nào đã sinh ra hắn.

+ Phần (2): Hắn trở về với bộ dạng khác hẳn ngày xưa. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai cũng khiếp sợ.

+ Phần (3): Chí tỉnh dậy sau đêm dài gặp Thị Nở và ăn nằm với nhau. Thị Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và muốn được sống cùng Thị Nở.

+ Phần (4): Bà cô Thị Nở biết được chuyện cô quen Chí nên đã không đồng ý. Thị và Chí đã có cuộc cãi vã qua lại.

+ Phần (5): Chí Phèo tuyệt vọng, uống say rồi cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Nàng Ờm nhắn nhủ là về câu chuyện tình yêu đầy bi kịch của Nàng Ờm và chàng Bồng Hương. Hai người đã phải trải qua nhiều khó khăn và thử thách để đến với nhau, bất chấp sự phản đối của gia đình và xã hội. Nàng Ờm và chàng Bồng Hương đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa dân gian và được người Mường đón nhận, lưu truyền câu chuyện tình cảm đầy cảm động của hai người cho con cháu đời sau. Nàng Ờm hy vọng rằng câu chuyện của mình sẽ giúp cho những người khác tránh được số phận bất hạnh và rút ra bài học cho mình. Tuy nhiên, cuối cùng, cả hai đã phải trả giá đắt cho tình yêu của mình khi Nàng Ờm quyết định kết thúc cuộc đời mình và chàng Bồng Hương cũng đã chết vì đau buồn. Tuy nhiên, tình yêu của hai người đã được hưởng thụ hạnh phúc trọn vẹn tại chốn mường Ma. Bài học từ câu chuyện của Nàng Ờm và chàng Bồng Hương là tình yêu là sự hy sinh và trung thành, không phải chỉ là sự ngọt ngào và đơn giản.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Truyện do nhân vật chính thuật lại quá trình học tập của mình ở hai chặng đường đời nối tiếp nhau. Hồi 6 – 7 tuổi, cậu bé Pê-xcốp mồ côi cha, được gửi đến học ở một ngôi trường của nhà thờ. Do chán học, lại bị một số thầy giáo có ác cảm, nên cậu thường bày nhiều trò nghịch ngợm, tinh quái. Khi gặp Đức Giám mục Cri-xan phơ, được khích lệ, cậu mới bắt đầu có ý thức học tập thì lại có tang mẹ, gia cảnh khốn khó. 10 tuổi, cậu phải “vào đời” kiếm sống. Từ đây, nhất là từ năm 14 tuổi, nhờ không ngừng tự học hỏi trong cuộc sống và ham mê đọc sách, Pê-xcốp đã từng bước trưởng thành và về sau trở thành đại văn hào Nga: M. Go-rơ-ki.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản

Nhân vật

Người kể chuyện

Điểm nhìn chính

Chiều sương

Chàng trai, lão Nhiệm Bình, ngư dân tàu ông Phó Nhụy và Xin Kính

Tác giả Bùi Hiển

- Đoạn đầu: nhân vật “chàng trai”

- Phần sau: Nhân vật “lão Nhiệm Bình”

Muối của rừng

Ông Diểu và gia đình nhà khỉ: khỉ đực, khỉ cái, khỉ con

Tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Người kể chuyện - ngôi thứ ba

Kiến và người

Bố cháu, mẹ cháu, cháu, em cháu, kiến

Tác giả Trần Duy Phiên

Người kể chuyện - ngôi thứ ba

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tóm tắt nội dung văn bản:

Đoạn trích kể về việc Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm. Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.

- Đặc điểm truyện thơ trong văn bản:

+ Được thể hiện qua hình thức Chèo là loại kịch hát, kể chuyện, múa dân gian, diễn bằng hình thức sân khấu.

+ Các nhân vật được chia thành hai tuyến rõ ràng.

+ Sử dụng ngôn từ kết hợp tự sự và trữ tình.

12 tháng 5 2018

ð Đáp án B

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).+ Những...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:

+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.

+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).

+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện? Nhận biết và chỉ ra tác dụng của việc chuyển đổi điểm nhìn (nếu có).

+ Thông điệp mà truyện muốn gửi đến người đọc là gì?

+ Nội dung của tác phẩm khơi gợi ở em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

- Đọc trước truyện Chí Phèo và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, bối cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.