K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 90,91,92, 93,94,95, 96, 97 trang 95; Bài 98, 99,100 trang 96 SGK Toán 6 tập 1: Tính chất của phép nhân.

A. Tóm tắt lý thuyết tính chất của phép nhân

  1. Tính chất giao hoán: a.b = b.a
  2. Tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)
  3. Nhân với số 1: a.1 = 1.a = a
  4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a.(b + c) = a.b + a.c.

Lưu ý: Ta cũng có: a.(b – c) = a.b – a.c

Bài trước: Nhân hai số nguyên cùng dấu

B. Đáp án và hướng dẫn giải bài tập SGK bài tính chất của phép nhân trang 95,96 Toán 6 – Chương 2 số học.

Bài 90 trang 95 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Thực hiện các phép tính:

a) 15.(-2).(-5).(-6);               b) 4.7.(-11).(-2).

Đáp án và giải bài 90:

a) 15.(-2).(-5).(-6) = [15.(-6)].[(-2).(-5)] = (-90).10 = -900

b) 4.7.(-11).(-2) = (4.7).[(-2).(-11)] = 28.22 = 616


Bài 91 trang 95 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Thay một thừa số bằng tổng để tính:

a) -57.11;                b) 75.(-21).

Đáp án và giải bài 91:

Hướng dẫn: Thay 11 bởi 10 + 1; thay -21 bởi -20 – 1.

a) -57.11= -57.(10+1) = -570 -57 = -627;

b)75.(-21)= 75.(-20-1)= -1500 – 75 = -1575


Bài 92 trang 95 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Tính:
a) (37 – 17).(-5) + 23.(-13 – 17);

b) (-57).(67 – 34) – 67.(34 – 57).

Bài giải:

a) (37 – 17).(-5) + 23.(-13 – 17) = 20.(-5) + 23.(-30)

= -100 – 690 = -790.

b) Cách 1:

(-57).(67 – 34) – 67.(34 – 57)= (-57).67 – (-57).34 – 67.34 + 67.57

= 67.(-57 + 57) – [34.(-57) + 34.67] = 0 – 34.(-57 + 67) = -34.10. = -340.

Cách 2:

(-57).(67 – 34) – 67.(34 – 57) = (-57).33 – 67.(-23) = -1881 + 1541 = -340.


Bài 93 trang 95 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Tính nhanh:

a) (-4).(+125).(-25).(-6).(-8);

b) (-98).(1 – 246) – 246.98.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 93:

a) Hoán vị để có: [(-4).(-25)].[125.(-8)].(-6).

b) Áp dụng tính chất phân phối.

a) (4).(+125).(-25).(-6).(-8) = [(-4).(-25)].[125.(-8)].(-6) =100.(-1000).(-6) = 600000

b) (-98)(1-246)-246.98 = -98 + 246.98 – 246.98 = -98


Bài 94 trang 95 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa:

a) (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5);

b) (-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . (-3).

Đáp án bài 94:

ĐS: a) (-5)5; b) 63.


Bài 95 trang 95 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Giải thích vì sao: (-1)3 = -1. Có còn số nguyên nào khác mà lập phương của nó bằng chính nó ?

Đáp án bài 95:

(-1)3 = (-1) . (-1) . (-1) = 1 . (-1) = -1.

Còn còn số nguyên 1,0 mà lập phương của nó bằng chính nó. (1)3 = 1 và số (0)3 = 0.


Bài 96 trang 95 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Tính:

a) 237.(-26) + 26.137; b) 63.(-25) + 25.(-23).

Đáp án và giải bài 96:

a) 237.(-26) + 26.137 = -237.26 + 26.137 = 26.(-237 + 137)

= 26.(-100) = -2600.

b) Cách 1: 63.(-25) + 25.(-23) = -63.25 + 25.(-23) = 25.(-63 – 23)

= 25.(-86) = -2150.

Cách 2: 63.(-25) + 25.(-23) = -1575 – 575 = -2150.


Bài 97 trang 95 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

So sánh:

a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) với 0;

b) 13.(-24).(-15).(-8).4 với 0.

Đáp án và giải bài 97:

a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) > 0.

Tích này lớn hơn 0 vì trong tích có 4 thừa số âm Tích dương.

b) 13.(-24).(-15).(-8).4 < 0

Tích này nhỏ hơn 0 vì trong tích có 3 thừa số âm tích âm.


 

Bài 98 trang 96 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Tính giá trị của biểu thức:

a) (-125).(-13).(-a), với a = 8.

b) (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b, với b = 20.

Đáp án và giải bài 98:

a, (-125).(-13).(-a) = (-125).(-13).(-8)

= [(-125). (-8)] .(-13) = -13000

b, (-1).(-2).(-3).(-4).(-5).b = (-1).(-2).(-3).(-4).(-5). 20 = (-120).20 = -2400


Bài 99 trang 96 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Áp dụng tính chất a(b – c) = ab – ac, điền số thích hợp vào ô trống:

a)[ ].(-13) + 8.(-13) = (-7 + 8).(-13) = [ ]

b) (-5).(-4 – [ ]) = (-5).(-4) – (-5).(-14) = [ ]

Đáp án và giải bài 99:

a) (-7).(-13) + 8.(-13) = (-7 + 8).(-13) = -13

b) (-5).[-4 – (-14)] = (-5).(-4) – (-5).(-14) = -50.


Bài 100 trang 96 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Giá trị của tích m.n2 với m = 2, n = -3 là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:

A. -18;                 B. 18;             C. -36;                   D. 36.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 100:

Với m =2; n = -3

Ta có m.n2 =2.(-3)2 = 2.9 =18

Vậy chọn B: 18

0
29 tháng 11 2015

Bạn tự tìm (trong sgk có thể là sẽ có) chứ nhiều lắm, 10 câu mà.

8 tháng 9 2015

1. 11 x 18 = 11 x 9 x 2 = 6 x 3 x 11;

15 x 45 = 45 x 3 x 5 = 9 x 5 x 15.

2. 17 x 4 = 17 x 2 x 2= 34 x 2 = 68;

25 x 28 = 25 x 4 x 7 = 100 x 7 = 700

3. 13 x 12 = 13 x (10+2)= 13 x 10 + 13 x 2=130 + 26 = 156

53 x 11 = 53 x (10+1) = 53 x 10 + 53 x 1= 530 + 53 = 583

39 x 101 = 39 x (100+1)=39 x 100 + 39 x 1 = 3900 + 39 = 3939

4. 8 x 19 = 8 x (20-1) = 8 x 20 - 8x1= 160 - 8 =152

65 x 98 = 65 x (100-2)= 65 x 100 - 65 x 2 = 6500 - 130 =6370.

11 tháng 9 2015

2 gọi 3 số tự nhiên liên tiếp là a,a+1,a+2

ta có a(a+1) là tích 2 số tự nhiên liên tiếp nên chia hết cho 2

=> a(a+1)(a+2) chia hết cho 2

ta lại có a(a+1(a+2) là tích 3 số tự nhiên liên tiếp nên chia hết cho 3

mà (2,3) =1

nên a(a+1(a+2) chia hết cho 2.3

hay a(a+1(a+2) chia hết cho 6

vậy tích 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 6

 

11 tháng 9 2015

1.a

A chia 9 dư 7=> A đồng dư với 7 chia 9

B chia 9 dư 4=> B đồng dư với 4 chia 9

do đó A.B đồng dư với 7.4 chia 9

mà 7.4=28 chia 9 dư 1

nên A.B chia  dư 1
 

10 tháng 9 2019

a,17.4

=10.4 + 7.4

=40+28

=68

b.13.12

=13.10 + 13.2

=1300+26

=1326

53.11

=53.10 + 53

=5300+53

=5353

39.101

=39.100 + 39

=3900+39

=3939 (k cho mik vs)

Báo mới nek mn: ai giải đc những bài toán dưới đây mk tặng 6 tick( mk đảm bảo các bn sẽ lên 6 điểm 100%) chỉ người đầu tiên trả lời tất cả các bài mk mới tick nhé .( mk chỉ tick cho người đầu tiên thôi, ai nhanh tay sẽ đc nha)câu 1:nêu khái nghiệm phân số.Cho ví dụ về 1 phân số nhỏ hơn 0,một phân số bằng 0, một phân số lớn hơn 0câu 2 : thế nào lak 2 phân số bằng nhau? nêu 2 tính chất...
Đọc tiếp

Báo mới nek mn: ai giải đc những bài toán dưới đây mk tặng 6 tick( mk đảm bảo các bn sẽ lên 6 điểm 100%) chỉ người đầu tiên trả lời tất cả các bài mk mới tick nhé .( mk chỉ tick cho người đầu tiên thôi, ai nhanh tay sẽ đc nha)

câu 1:nêu khái nghiệm phân số.Cho ví dụ về 1 phân số nhỏ hơn 0,một phân số bằng 0, một phân số lớn hơn 0

câu 2 : thế nào lak 2 phân số bằng nhau? nêu 2 tính chất cơ bản của 1 phân số? giải thick vì sao phân số có mẫu âm cũng có thể viết thành phân số có mẫu dương?

Câu 3: muốn rút gọn phân số ta làm thế nào?Thế nào là phân số tối giản? cho VD

câu 4: muốn so sánh 2 phân số ko cùng mẫu ta làm như thế nào? Lấy VD về hai phân số ko cùng mẫu và so sánh.

Câu 5 : Phát biểu quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu, ko cùng mẫu số.Nêu các tính chất cơ bản của phép cộng phân số. nêu các tính chất cơ bản của phép cộng phân số ?

câu 6: viết số đối của phân số a/b.( a,b thuộc Z; b ko = 0).Phát biểu quy tắc trừ 2 phân số?

câu 7: phát biểu quy tắc nhân hai phân số? Quy tắc nhân 1 phân số vs 1 số nguên? Nêu các tính chất cơ bản của 1 phép nhân phân số?

5
8 tháng 2 2019

ai trả lời giùm mk vs

8 tháng 2 2019

chờ nhá

22 tháng 1 2016

a) 15.(- 2).(-5).(-6)                                      b) 4.7.(-11).(- 2)

=15.(-6).(- 2).(-5)                                        = 28 .  22 = 616

=-90    .     10 = -900

22 tháng 1 2016

a) -900

=[15.(-6)].[(-2).(-5)]=-90.10= -900

b) 616