Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Truyện kể về cô gái tên Phan thuê phòng ở một ngôi nhà hai tầng màu xanh biển nằm quay lưng lưng ra công viên của một gia đình ba người. Mỗi lần đi làm về, cô thường nằm suy nghĩ vẩn vơ trước khi đi ngủ và sau đó nảy ra ý định theo dõi cuộc sống của ba người còn lại trên tầng hai. Cô có thể lắng nghe mọi âm thanh vọng xuống từ bên trên. Từ âm thanh mê ngủ của người mẹ đến tiếng chạy huỳnh huỵch của người con trai, cuộc đối thoại của các thành viên trong gia đình đó với nhau.... Có lúc, cô cảm thấy ngượng ngùng vì nghe được cuộc nói chuyện riêng tư của nhà người khác. Cuộc sống của cô đối lập với gia đình ba người bên trên. Cuộc sống của cô tẻ nhạt và nhàm chán, cô luôn chạy theo ước muốn làm giàu. Cuộc sống tiếp diễn đến lúc cặp vợ chồng tầng trên sinh con. Cô muốn chúc mừng họ nhưng lại rụt rè. Cuối cùng, cô bị bà chủ nhà phát hiện, cô bước lên và đến lúc này, cô mới tận mắt nhìn ngắm thế giới tầng hai mà bấy lâu nay cô chỉ mặc sức tưởng tượng. Cô nhận ra, hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm. Cô nhớ về gia đình của mình, đã lâu cô không nhớ về họ. Có lẽ, vì vậy mà cô cứ mải mê tìm kiếm những điều xa vời.
=> Cốt truyện đời thường, không có cao trào và kịch tính. Các sự việc trong văn bản viết theo trình tự thời gian. Bố cục chia làm 5 phần rõ ràng.
Truyện kể về cô gái tên Phan thuê phòng ở một ngôi nhà hai tầng màu xanh biển nằm quay lưng lưng ra công viên của một gia đình ba người. Mỗi lần đi làm về, cô thường nằm suy nghĩ vẩn vơ trước khi đi ngủ và sau đó nảy ra ý định theo dõi cuộc sống của ba người còn lại trên tầng hai. Cô có thể lắng nghe mọi âm thanh vọng xuống từ bên trên. Từ âm thanh mê ngủ của người mẹ đến tiếng chạy huỳnh huỵch của người con trai, cuộc đối thoại của các thành viên trong gia đình đó với nhau.... Có lúc, cô cảm thấy ngượng ngùng vì nghe được cuộc nói chuyện riêng tư của nhà người khác. Cuộc sống của cô đối lập với gia đình ba người bên trên. Cuộc sống của cô tẻ nhạt và nhàm chán, cô luôn chạy theo ước muốn làm giàu. Cuộc sống tiếp diễn đến lúc cặp vợ chồng tầng trên sinh con. Cô muốn chúc mừng họ nhưng lại rụt rè. Cuối cùng, cô bị bà chủ nhà phát hiện, cô bước lên và đến lúc này, cô mới tận mắt nhìn ngắm thế giới tầng hai mà bấy lâu nay cô chỉ mặc sức tưởng tượng. Cô nhận ra, hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm. Cô nhớ về gia đình của mình, đã lâu cô không nhớ về họ. Có lẽ, vì vậy mà cô cứ mải mê tìm kiếm những điều xa vời.
→ Cốt truyện đời thường, không có cao trào và kịch tính. Các sự việc trong văn bản viết theo trình tự thời gian. Bố cục chia làm 5 phần rõ ràng.
Cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ.
Cốt truyện của Truyện Kiều được xây dựng theo mô hình chung của truyện thơ Nôm với ba phần: Gặp gỡ - Chia ly - Đoàn tụ.Trong mỗi phần, Nguyễn Du đều có những, sáng tạo độc đáo.
- Theo những cách thức và ý đồ khác nhau, các nhân vật thuộc phe Clô-đi-út, đều là những kẻ cố tình dùng lời nói, hành vi tốt đẹp bề ngoài để che đậy âm mưu đen tối và bản chất xấu xa bên trong: Bề ngoài họ tỏ ra quan tâm, săn sóc Hăm-lét, nhưng ý đồ thực chất bên trong là dò xét, giăng bẫy để đối phó mà mưu hại chàng.
- Mục đích giả điên: Để đối phó với Clô-đi-út cùng phe cánh của y, âm thầm điều tra về cái chết bí ẩn của vua cha, đòi lại công bằng.
Tác giả kể về nhân vật tôi với điều kiện cuộc sống tốt, nhờ sự khéo léo và giỏi kết bạn với những người chỉ huy xâm chiếm nước ta lúc bấy giờ. Vì muốn tạo mối quan hệ tốt với những người chỉ huy Pháp, nhân vật tôi đã cùng với hai người lưu manh đã lừa một cô gái trẻ đến nhà trung úy người Pháp. Chỉ một chút day dứt vì đã làm ra hành động đấy, nhưng nó đã bị che lấp bởi lòng tham với của cải vật chất. Đứng trước vật chất, con người đều bị cám dỗ, nhất là trong bối cảnh chiến tranh lúc bấy giờ. Và nhân vật tôi cũng không phải ngoại lệ. Một cô gái mới còn đang ở độ tuổi rất trẻ, chỉ còn vài tháng nữa là cưới nhưng lại rơi vào tay của những con xấu xa vừa có quyền có thế. Sau đó cô gái chết đi do bị viên trung úy bắn, nhưng cô vẫn giữ được tinh thần kiên quyết không khuất phục đến cùng trước lúc chết. Sau khi chiến tranh đã kết thúc, vì nhớ quê ngoại của mình mà nhân vật tôi đã cùng với chị gái quay trở lại đây. Cuộc gặp gỡ với người dượng đã đem đến bao nhiêu câu chuyện và nỗi day dứt lớn trong lòng của nhân vật tôi. Người dượng hiện với vẻ mộc mạc và thân thương, đang kể về những cái mất mát mà gia đình đã trải qua trong chiến tranh. Rồi kể về người con gái út đã chết khi chỉ mới mười tám tuổi. Nhân vật nhận ra rằng đó là cô gái mà mình đã lừa năm nào chính là người em họ của mình. Một nỗi ăn năn, đau khổ dâng trào trong lòng nhân vật tôi. Khi biết sự thật đó, người dượng đã im lặng thay cho sự tha thứ với những điều ác mà nhân vật tôi đã làm. Giờ đây khi đứng trước mộ của người em đã từng bị mình lừa chết, nhân vật tôi như ngộ ra được rất nhiều điều. Dù cái xấu có luôn tồn tại, chà đạp con người, nhưng cái tốt đẹp vẫn luôn trường tồn mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên buổi chiều quê ngoại hiện lên thật đẹp mà nhân vật chưa từng nhìn thấy ở đâu. Chính cái thứ ánh sáng của buổi chiều ấy, đã rọi vào tâm hồn của nhân vật tôi. Để một con người đã từng làm những điều xấu xa được quay lại trở thành một người có sự lương thiện.
-> Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật "tôi", kể lại một câu chuyện sai trái anh đã làm. Trong lòng "tôi" luôn tồn tại một nút thắt, đó là việc anh lừa cô gái trẻ vào tay tên quan Pháp. Để rồi khi nhân vật "tôi" phát hiện ra người mình hại là em họ mình, sự ân hận sẽ theo anh ta suột cuộc đời.
Tham khảo!
- Tóm tắt:
+ Nhân vật “tôi” vì ham hư vinh, tiền tài cho nên đã bắt tay với địch lừa bắt nhốt cô Thơm giao cho giặc.
+ Cô Thơm bị giặc hành hạ nhưng cô rất can đảm không khai ra điều gì và đã bị chúng giết chết.
+ Nhân vật “tôi” về gặp “dượng rể” phát hiện cô Thơm chính là con gái của mình. Ông rất đau lòng khi con gái bị lừa vào tay giặc và chết.
+ Nhân vật “tôi” thú nhận với “dượng rể” về những gì mình làm.
+ “Dượng rể” rất tức giận nhưng ông kìm lại được và tha thứ cho nhân vật “tôi”.
+ Nhân vật “tôi” đứng trước mộ của cô gái để xin tha thứ.
- Nhận xét:
+ Các sự kiện được sắp xếp có đầu cuối, có mở đầu có cao trào của câu chuyện và kết thúc cũng là nút mở cho những vấn đề xảy ra.
- Tóm tắt: Truyện kể về cuộc đời nhân vật Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi làm canh điều cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy tám năm ở tù về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành con quỹ dữ làm tay sai cho Bá Kiến. Hắn chìm ngập trong men rượu và gây bao tội ác cho dân làng. Sau khi gặp thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí mong muốn thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì bị thị Nở cự tuyệt. Quá đau đớn, phẫn uất và tuyệt vọng, trong cơn say, Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự kết liễu đời mình. Qua số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao lên án sâu sắc xã hội tàn bạo chà đạp nhân phẩm con người, vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa ở nông thôn Việt Nam đương thời và tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội. Đồng thời Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo tốt đẹp, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
- Khi tiếp thu cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện”, Nguyễn Du đã thay đổi trình tự của một số sự kiện và lược bỏ nhiều chi tiết. Những thay đổi đó đều phù hợp với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và tính cách các nhân vật mà Nguyễn Du muốn thể hiện. Ví dụ sự kiện: Kim – Kiều gặp gỡ trong ngày hội Đạp thanh; Sự kiện Kiều báo ân báo oán.
- Cốt truyện “Truyện Kiều” được tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: gặp gỡ - chia li – đoàn tụ. Tuy nhiên, khi sử dụng, Nguyễn Du vẫn có sự sáng tạo. Chẳng hạn, cách Nguyễn Du miêu tả bối cảnh cuộc gặp gỡ và quá trình tương tư, tìm kiếm cơ hội bày tỏ tình yêu – hẹn hò, đính ước, thề nguyền của Kim Trọng, Thúy Kiều. Hoặc đoạn kết của “Truyện Kiều” vừa theo mô hình chung (kết thúc có hậu, Thúy Kiều được đoàn tụ cùng gia đình và người yêu), vừa có sự phá cách (Thúy Kiều và Kim Trọng không có được hạnh phúc trọn vẹn).
- Ở bình diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đã đi đến lí tưởng hóa nhân vật, trao cho nhân vật những nét quá hoàn thiện, sắc và tài đều ở đỉnh cao. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du là nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao. Ông lấy những vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, trao cho nhân vật chính tài năng kiệt xuất.
- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Truyện Kiều kể về cuộc đời của Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.
- Phần 2. Gia biến và lưu lạc
Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải - một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu.
- Phần 3. Đoàn tụ
Lại nói Kim Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp lại Kiều. Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. Túy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.