Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Hình ảnh sông Đáy hiện lên trong cuộc đời của nhân vật trữ tình là:
- Mỗi buổi chiều mẹ đi làm về;
- Trong kí ức nhân vật trữ tình khi sống xa quê;
- Buổi chiều ngày nhân vật trữ tình trở lại.
Các mốc thời gian đó được sắp xếp theo trình tự thời gian: từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.
Trình tự thời gian đi theo mạch cảm xúc của tác giả, thể hiện được chiều sâu của nỗi nhớ, niềm vui và nỗi buồn khi xa quê và ngày trở về của chủ thể trữ tình. Cái riêng, cái độc đáo trong bài thơ này là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ mật thiết của sông Đáy với tác giả, nó đã in sâu vào tâm trí, vào tim của thi sĩ.
a. Thị nở (Chí Phèo – Nam Cao)
- Xuất thân: là người có dòng giống mả hủi.
- Ngoại hình: là người xấu xí, ngẩn ngơ, là người khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi.
- Phẩm chất: là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người.
- Đánh giá giá trị nhân đạo của nhà văn Nam Cao:
+ Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở. Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí đồng thời cũng thể hiện khát khao hạnh phúc về một mái ấm gia đình.
+ Thị là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo
= > Nam Cao hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật. Thể hiện sự xót thương đối với những người thấp cổ, bé họng, bị chèn ép như Chí Phèo và phản ánh sự thối nát, chèn ép của xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.
b. Hình tượng nhân vật thị (Vợ nhặt – Kim Lân)
- Nguồn gốc: không có quê hương, gia đình, sống trong nạn đói năm 1945. Tên tuổi cũng không có và gọi là “vợ nhặt”
- Hoàn cảnh: Không việc làm cụ thể, cuộc sống bấp bênh, bị nạn đói dồn dập đẩy đang trên bờ vực cái chết. Thị là nạn nhân của nạn đói với số phận bi thảm, đáng thương.
- Ngoại hình: Thân hình gầy nhom, quần áo tả tơi, là người không mấy dễ nhìn, là hiện thân của sự nghèo đói, khốn khổ.
- Hành động, cử chỉ: Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người, khiến người ta mất đi cả lòng tự trọng, sĩ diện và sự e thẹn, dịu dàng vốn có của người phụ nữ.
- Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của Thị:
+ Là người có khát vọng sống mãnh liệt, sau khi lấy Tràng trở thành một người có ý tứ và nết na. Tuy cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.
+ Thị là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hi vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.
- Đánh giá giá trị nhân đạo của tác giả Kim Lân: Nhân vật người vợ nhặt là nhân vật thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, tiêu biểu cho những người nghèo khổ, khốn cùng bị cái đói, cái chết đe dọa, dồn đẩy đến bước đường cùng. Thị luôn khao khát hạnh phúc gia đình, đem đến làn gió tươi sáng, ấm áp cho gia đình anh Tràng và cả người dân ở xóm ngụ cư trong hoàn cảnh bi đát nhất.
⇒ Kim Lân thể hiện niềm cảm thương, đồng cảm sâu sắc của nhà văn trước số phận của những người nghèo khổ. Nói lên tiếng nói khẳng định, đề cao những tình cảm cao đẹp của người lao động nghèo khổ: đó là tình yêu thương đùm bọc, tình mẫu tử, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Từ đó thể hiện niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống vào tương lai dù ở trong tình cảnh khốn khó nhất đồng thời cũng lên án tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.
Tác giả kể về nhân vật tôi với điều kiện cuộc sống tốt, nhờ sự khéo léo và giỏi kết bạn với những người chỉ huy xâm chiếm nước ta lúc bấy giờ. Vì muốn tạo mối quan hệ tốt với những người chỉ huy Pháp, nhân vật tôi đã cùng với hai người lưu manh đã lừa một cô gái trẻ đến nhà trung úy người Pháp. Chỉ một chút day dứt vì đã làm ra hành động đấy, nhưng nó đã bị che lấp bởi lòng tham với của cải vật chất. Đứng trước vật chất, con người đều bị cám dỗ, nhất là trong bối cảnh chiến tranh lúc bấy giờ. Và nhân vật tôi cũng không phải ngoại lệ. Một cô gái mới còn đang ở độ tuổi rất trẻ, chỉ còn vài tháng nữa là cưới nhưng lại rơi vào tay của những con xấu xa vừa có quyền có thế. Sau đó cô gái chết đi do bị viên trung úy bắn, nhưng cô vẫn giữ được tinh thần kiên quyết không khuất phục đến cùng trước lúc chết. Sau khi chiến tranh đã kết thúc, vì nhớ quê ngoại của mình mà nhân vật tôi đã cùng với chị gái quay trở lại đây. Cuộc gặp gỡ với người dượng đã đem đến bao nhiêu câu chuyện và nỗi day dứt lớn trong lòng của nhân vật tôi. Người dượng hiện với vẻ mộc mạc và thân thương, đang kể về những cái mất mát mà gia đình đã trải qua trong chiến tranh. Rồi kể về người con gái út đã chết khi chỉ mới mười tám tuổi. Nhân vật nhận ra rằng đó là cô gái mà mình đã lừa năm nào chính là người em họ của mình. Một nỗi ăn năn, đau khổ dâng trào trong lòng nhân vật tôi. Khi biết sự thật đó, người dượng đã im lặng thay cho sự tha thứ với những điều ác mà nhân vật tôi đã làm. Giờ đây khi đứng trước mộ của người em đã từng bị mình lừa chết, nhân vật tôi như ngộ ra được rất nhiều điều. Dù cái xấu có luôn tồn tại, chà đạp con người, nhưng cái tốt đẹp vẫn luôn trường tồn mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên buổi chiều quê ngoại hiện lên thật đẹp mà nhân vật chưa từng nhìn thấy ở đâu. Chính cái thứ ánh sáng của buổi chiều ấy, đã rọi vào tâm hồn của nhân vật tôi. Để một con người đã từng làm những điều xấu xa được quay lại trở thành một người có sự lương thiện.
-> Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật "tôi", kể lại một câu chuyện sai trái anh đã làm. Trong lòng "tôi" luôn tồn tại một nút thắt, đó là việc anh lừa cô gái trẻ vào tay tên quan Pháp. Để rồi khi nhân vật "tôi" phát hiện ra người mình hại là em họ mình, sự ân hận sẽ theo anh ta suột cuộc đời.
Tham khảo!
- Tóm tắt:
+ Nhân vật “tôi” vì ham hư vinh, tiền tài cho nên đã bắt tay với địch lừa bắt nhốt cô Thơm giao cho giặc.
+ Cô Thơm bị giặc hành hạ nhưng cô rất can đảm không khai ra điều gì và đã bị chúng giết chết.
+ Nhân vật “tôi” về gặp “dượng rể” phát hiện cô Thơm chính là con gái của mình. Ông rất đau lòng khi con gái bị lừa vào tay giặc và chết.
+ Nhân vật “tôi” thú nhận với “dượng rể” về những gì mình làm.
+ “Dượng rể” rất tức giận nhưng ông kìm lại được và tha thứ cho nhân vật “tôi”.
+ Nhân vật “tôi” đứng trước mộ của cô gái để xin tha thứ.
- Nhận xét:
+ Các sự kiện được sắp xếp có đầu cuối, có mở đầu có cao trào của câu chuyện và kết thúc cũng là nút mở cho những vấn đề xảy ra.
- Điểm nhìn: Có sự thay đổi, đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại.
- Giọng điệu: tự nhiên, gần gũi, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.
- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:
+ Là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm.
+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.
+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống, tuy tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.
+ …
- Văn bản được triển khai theo trình tự thời gian từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật.
- Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật một cách tuần tự và rõ ràng nhất.
- Sự giống nhau của Chí Phèo và Phăng-tin: đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng, gặp nhiều oan trái, dẫn đến tha hóa con người. Nhưng sâu trong con người họ đề khao khát được hạnh phúc.
- Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:
+ Chí Phèo: trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, gặp Thị Nở và rơi vào bi kịch bị từ chối quyền làm người, dẫn đến hành động tự sát của chính mình.
+ Phăng-tin: vì hoàn cảnh xô đẩy mà bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.
Tham khảo nha!
Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa. Điều này giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống.
Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm". Trong khi đó, Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Tái hiện hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc: tỉnh rượu, nhớ lại ao ước thời trai trẻ, lòng nao nao buồn; nhận ra cảnh ngộ cô độc của bản thân…
- Diễn biến tâm trạng khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của thị Nở:
+ ngạc nhiên, xúc động, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn, ăn năn; cảm nhận thấm thía giá trị của tình yêu thương…
+ trở nên hiền lành, muốn làm nũng với thị Nở; lo cho tương lai của mình khi không còn sức mà giật cướp, dọa nạt.
+ Thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người; giãi bày mong muốn chung sống cùng thị Nở…
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và ý nghĩa của việc miêu tả đó.
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật và tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
- Tóm tắt: Truyện kể về cuộc đời nhân vật Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi làm canh điều cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy tám năm ở tù về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành con quỹ dữ làm tay sai cho Bá Kiến. Hắn chìm ngập trong men rượu và gây bao tội ác cho dân làng. Sau khi gặp thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí mong muốn thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì bị thị Nở cự tuyệt. Quá đau đớn, phẫn uất và tuyệt vọng, trong cơn say, Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự kết liễu đời mình. Qua số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao lên án sâu sắc xã hội tàn bạo chà đạp nhân phẩm con người, vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa ở nông thôn Việt Nam đương thời và tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội. Đồng thời Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo tốt đẹp, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.