K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một cậu bé sinh ra không may mắn thiếu đi vành tai. Chính vì khiếm khuyết ấy mà cậu bé đã mất đi rất nhiều cơ hội thăng tiến trong cuộc sống. Hằng ngày cậu chờ đợi mòn mỏi có người hiến vành tai. Cuối cùng ngày này đã đến nhưng người hiến yêu cầu giữ bí mật thân thế. Cho đến khi ngày mẹ cậu mất, bố mới tiết lộ cho cậu sự thật chính mẹ đã hiến vành tai của mình để đổi lấy hình hài chọn vẹn cho cậu. Bấy giờ người con mới nhận ra rằng kho báu thực và có giá trị không phải là những gì có thể nhìn thấy, mà chính là các viên ngọc giấu ẩn. Tình yêu thật không phải là những gì đã làm để được biết đến, mà chính là sự lặng lẽ hiến dâng.

Qua khổ thơ 3,4 trong bài thơ mẹ, em cảm nhận được sự trân trọng của người con dành cho mẹ. Đứa con đã khôn lớn để thấu hiểu những nhọc nhằn vất vả của mẹ để nuôi dưỡng con lớn khôn thành người. Tác giả thương cho những vất vả của mẹ, từ đó trân trọng và yêu thương mẹ của mình nhiều hơn.

27 tháng 9 2023

ggfhhhh

12 tháng 1 2022

TK:

- Đầu tiên tác giả nêu lên vấn đề nghị luận: Nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. 
- Sau đó thì tác giả lại đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để làm rõ vấn đề nghị luận <dẫn chứng nằm ở các đoạn trong văn bản>. 
- Cuối cùng là chốt lại vấn đề, nếu kết luận, nhiệm vụ cần phải làm để gìn giữ truyền thống quý báu đó. 

12 tháng 1 2022

 em cảm ơn nhiều

 

31 tháng 10 2021

tham khảo:

a)

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.

Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

b) Anh em nào phải người xa
ca dao là tiếng nói của tình cảm.mặc dù trong cuộc đời con người có rất nhiều thứ tình cảm; tình cảm với quê hương đất nước,tình cảm bạn bè, tình cảm lứa đôi....nhưng có lẽ tình cảm thiêng liêng nhất vẫn là tìn h cảm gia đình. chính vì vậy lời nhắc nhở chân tình về tình cảm anh em trong bài ca dao sâu luôn luôn được người việt nam chúng ta ghi nhớ:
anh em nào phải người xa
cùng chùng bác mẹ,một nhà cùng thân
yêu nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy
đây là bài ca dao được làm theo thể lục bát truyền thống-thể thơ phù hợp nhất cho việc bộ lộc tình cảm của nhân dân ta. trong tình cảm gia đình ngoài tình cảm của cha mẹ đói với con cái ,của con cháu đói với ông bà,thì tình cảm anh em ruốt thịt là thứ tình cảm gần gũi gắn bó vô cùng.nói với anh em là nói đến những con người sinh ra từ từ cùng một cha mẹ sống dưới cùng một mái nhà ,hưởng tình yêu thương và sự chăm sóc như nhau.anh em tuy hai mà một chung niềm vui nổi buồn , chung khổ đau sung sướng. điều dơn giản đó được bài ca dao khẳng định bằng sự đối lập giữa anh em ruột thịt với người xa:
anh em nào phải người xa
cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
tinh anh e ột thịt cũng như tình cảm giữa cha với mẹ giữa ông với bà thiêng liêng và đặt biệt ở chổ con người sinh rađã mang trong mình thứ tinh cảm ấy. nó tự nhiên, dể hiểu như chúng ta cần phải ăn, cần phải uống, cần phải hít thở khí trời và uống nước đẻ sống . nếu tình cảm lứa đôi là tình cảm phải được xây dựng, được bắt đầu từ hai con người xa lạ và hoàn toàn có thể chấm dức thì tình cảm anh em là thứ tình cảm sẵn có, vô điều kện và ràng buộc con người bởi huyết thông. từ cùng chung một nhà đã nhấn mạnh sự thật hiển nhiên đã được công nhận đó mà cogn mang sức nặng của một chân lí:
yêu nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy
tay và chân tuy hai bộ phận khác nhau nhưng lại cùng tồn tại trên một cơ thể con người . nếu mất đi một trong hai bộ phận ấy cơ thể con người sẽ hoạt động rất khó khăn. so sánh tình cảm anh em ruột thịt gắn bó gần gũi như tay chân câu ca dao giúp chúng ta dể cảm dể hiểu dể hình dung hơn tình cảm thiêng liêng cao quí. và sự so sánh ví von ấy chúng ta thấy được sự tinh tế của ông cha ta sưa nếu như tình cảm của cha mẹ được đặt với núi non trời biển thì tinh cảm anh em được cụ thể hóa bằng hình ảnh hết sức thân quen là chân và tay vì vậy đã là anh em phải yêu thương,giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau và trước hết phải hòa thuận. hòa thuận vì mục đích đầu tiên là để cho bố mẹ được vui lòng.chính sự là nền tảng để cho tình anh em thêm thắm thiết bền chặt,là nguồn đọng viên,ngồn hạnh phúc của cha mẹ, gia đinh.có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình, nhất là tình anh em.dễ hiểu,dễ thuộc, những lời khuyên răn giản dị đã đi vào lòng người tự nhiên ngoạt ngào như lời ru của mẹ. những câu ca dao đã nuôi dưỡng bao nhiêu tâm hồn cảu biết bao nhiêu thế hệ người việt và mang tới cho chúng ta nhiều bài học quý báu trên bước đường đời

31 tháng 10 2021

thank

26 tháng 9 2017

>> Tham khảo <<

Trong hai văn bản " cổng trường mở ra " và " mẹ tôi " nhà văn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm, dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình . Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường , dăn dò con , chăm sóc con trước khi vào lớp trong văn bản " cổng trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại ngày đầu đi học của chính mình . Nhưng còn hơn sự hồi hộp , lo lắng của ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua . Đến lúc con mình phải bước trên con đường của chính mình , những kí ức ấy từ đâu ạt vào bên mẹ.

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta , người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử ( mẹ con )là tình cảm thiêng liêng nhất , nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó.Bài " mẹ tôi " của nhà văn Ét - môn - đô đờ A - mi - xi trích trong cuốn sách " Những tấm lòng cao cả " được viết dưới hình thức là một bức thư là một bài học cảm động , sâu sắc về tình nghĩa mẹ con .

Tác giả đã không thuật lại hành vi phạm lỗi của En - ri - cô thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc En-ri-cô đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết một bức thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình .

Trước hết , người bố tỏ thái độ buồn bực về sự hỗn láo của con mình như một nhát dao đâm vào tim , còn giận dữ vì người con đã quên công lao sinh thành , dưỡng dục của người mẹ kính yêu .Thật hạnh phúc cho những đứa con được nâng niu , khôn trong vòng tay nâng niu của mẹ .Mẹ là người đáng tin , che chở cho mỗi người con . Nếu có ai cố ý vô tình lên tình mẫu tử ( mẹ con ) thì người đó không đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời . Tác giả đã gợi lên hình ảnh " người mẹ" với những câu văn đầy cảm súc.

26 tháng 9 2017

*Văn bản "cổng trường mở ra" cảm nghĩ là :

Như những dòng nhật kí tâm tình bài văn này giúp ta hiểu được tấm lòng thương yêu , tình cảm sâu lắng của người mẹ dành cho con khi ngày mai là ngày khai trường của con vào lớp 1. Tâm trạng mẹ bồn chồn , lo âu , ko ngủ được , ko tập chung vào việc gì cả và thậm trí lên giường rồi nhưng trằn trọc ko ngủ dcvf có niềm tin con đã đủ lớn . Tâm trạng của con thì : Vui vẻ , háo hức nhưng dc 1 lúc thì lăn ra ngủ , dễ như ăn 1 cái kẹo uống 1 li sữa . Mẹ nhớ lại buổi khai trường dc bà ngoại dẫn đi khi vào lớp 1 . mẹ là người biết ơn trường học sẵn sàng hi sinh cho con về sự tiến bộ của con và quan trọng là tin tưởng tương lai của con . Mẹ liên tưởng tới khai trường của nhật đó là 1 ngày lễ của toàn xã hội và vai trò quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ , sai một li đi ngàn dặm .

*Cảm nghĩ củ em trong văn bản" mẹ tôi "là:tình yêu thương gia đình, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả . Thật đáng sấu hổ cho những kẻ chà đạp lên nó . bài văn nói thuật lại về một lần Em-ri-cô phạm lỗi . Tâm trạng của bố tức giận , sót sa , bực bội buồn bã , đau đớn về sự hỗn láo của cậu bé . Người bố nói lại hình ảnh của người mẹ khi En-ri-cô còn nhỏ , chăm sóc cho con trên chiếc nôi , mẹ hi sinh tính magj để cứu con . Bố khuyên con ko dc nói nặng với mẹ , cầu sin mẹ hôn con để sóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa . Thể hiện người bố thương con , nhưng ko nuông chiều con , cách dạy con rất tế nhị , khéo léo và thành quả dùng cách viết thư . bài này tác giả sử dụng hình thức viết thư kết hợp với phương thức biểu đạt tự sự , miêu tả , biểu cảm

Mk ko chắc là đúng , nhưng mk cũng chúc bn học giỏi nhahaha

13 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!

13 tháng 3 2022

REFER

Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử phát triển dài cả nghìn năm, với rất nhiều các truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Trong đó, Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lí được phổ biến vô cùng rộng rãi.

 

Hai câu tục ngữ ấy đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ về đạo lí cần truyền tải. Đó chính là truyền thống nhớ ơn, biết ơn dành cho các thế hệ đi trước, những người đã cống hiến, xây dựng nên thế giới ngày hôm nay cho chúng ta được sống và hưởng thụ. Đạo lí tốt đẹp ấy đã có từ thời xa xưa, và cho đến nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ.

Những thứ đang hiện diện xung quanh chúng ta, dù to lớn hay nhỏ bé thì đều là công sức, thành quả của những người khác. Con đường có người quét dọn mới trở nên sạch sẽ. Vườn rau có người tưới nước chăm bón mới trở nên xanh tươi. Máy tính, điện thoại có người nghiên cứu sản xuất mới ngày càng hiện đại. Ngôi nhà có bác thợ xây mới được cứng cáp, vững chãi. Đất nước có các chú bộ đội bảo vệ mới được bình yên, toàn vẹn. Chính vì thế, mỗi khi được sử dụng hay tận hưởng bất kì điều gì, chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn, kính trọng những người tạo ra nó.

Lòng biết ơn ấy, được thể hiện qua suy nghĩ, qua tình cảm và hành động của mỗi con người. Nó hiện diện qua những lời cảm ơn, những cái cúi đầu vòng tay. Người ta cảm nhận được truyền thống nhớ ơn ấy đang chảy trong lòng dân tộc ta, qua những ngày lễ, ngày tết, ngày tưởng nhớ các thế hệ đi trước, những người có công với đất nước. Đó là ngày Tết Nguyên Đán với tập tục thờ cúng tổ tiên. Là các ngày vinh danh các thầy cô, y bác sĩ, bố mẹ, bác thợ xây… Tất cả đều được người dân làm mâm cúng với lòng thành kính vô tận.

Truyền thống biết ơn ấy không chỉ dừng lại ở các biểu hiện bên ngoài. Mà còn góp phần thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn. Với lòng nhớ ơn, chúng ta sẽ thêm trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, tạo nên khát vọng được cống hiến, được ghi danh, được tạo dựng nên những điều có thể để lại cho các thế hệ sau. Như cha ông mình đã làm từ trước đó.

Như vậy, đạo lí nhớ ơn qua hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thực sự khắc họa và lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam ta.

13 tháng 3 2022

tk

Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử phát triển dài cả nghìn năm, với rất nhiều các truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Trong đó, Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lí được phổ biến vô cùng rộng rãi.

Hai câu tục ngữ ấy đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ về đạo lí cần truyền tải. Đó chính là truyền thống nhớ ơn, biết ơn dành cho các thế hệ đi trước, những người đã cống hiến, xây dựng nên thế giới ngày hôm nay cho chúng ta được sống và hưởng thụ. Đạo lí tốt đẹp ấy đã có từ thời xa xưa, và cho đến nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ.

Những thứ đang hiện diện xung quanh chúng ta, dù to lớn hay nhỏ bé thì đều là công sức, thành quả của những người khác. Con đường có người quét dọn mới trở nên sạch sẽ. Vườn rau có người tưới nước chăm bón mới trở nên xanh tươi. Máy tính, điện thoại có người nghiên cứu sản xuất mới ngày càng hiện đại. Ngôi nhà có bác thợ xây mới được cứng cáp, vững chãi. Đất nước có các chú bộ đội bảo vệ mới được bình yên, toàn vẹn. Chính vì thế, mỗi khi được sử dụng hay tận hưởng bất kì điều gì, chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn, kính trọng những người tạo ra nó.

Lòng biết ơn ấy, được thể hiện qua suy nghĩ, qua tình cảm và hành động của mỗi con người. Nó hiện diện qua những lời cảm ơn, những cái cúi đầu vòng tay. Người ta cảm nhận được truyền thống nhớ ơn ấy đang chảy trong lòng dân tộc ta, qua những ngày lễ, ngày tết, ngày tưởng nhớ các thế hệ đi trước, những người có công với đất nước. Đó là ngày Tết Nguyên Đán với tập tục thờ cúng tổ tiên. Là các ngày vinh danh các thầy cô, y bác sĩ, bố mẹ, bác thợ xây… Tất cả đều được người dân làm mâm cúng với lòng thành kính vô tận.

Truyền thống biết ơn ấy không chỉ dừng lại ở các biểu hiện bên ngoài. Mà còn góp phần thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn. Với lòng nhớ ơn, chúng ta sẽ thêm trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, tạo nên khát vọng được cống hiến, được ghi danh, được tạo dựng nên những điều có thể để lại cho các thế hệ sau. Như cha ông mình đã làm từ trước đó.

Như vậy, đạo lí nhớ ơn qua hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thực sự khắc họa và lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam ta.

4 tháng 12 2021

bạn tham khảo

Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.