Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự phân bố nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự nhiên.
- Năng suất cây trồng phụ thuộc vào chất lượng đất; những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thường là những vùng nông nghiệp trù phú (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long...).
- Khí hậu và nguồn nước với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió, bão, lụt, ... có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, thâm canh, tăng vụ...
- Sinh vật cùng với các loài cây to, nguồn thức ăn tự nhiên, đồng cỏ... là cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu vật nuôi cũng như sự phát triển chăn nuôi.
- Các cây trồng, vật nuôi cần nhiêu công chăm sóc (như cây lúa nước) phải phân bố ở những nơi có nhiều lao động.
- Chính sách giao đất, giao rừng ở nước ta đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp tác động đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng, góp phần chủ động trong sản xuất. Các giống cây trồng, vật nuôi mới đã cho nâng suất cao,...
- Thị trường tiêu thụ tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến chuyên môn hóa (ví dụ tác động của giá cả thị trường thế giới đến sản xuất cà phê, cao su ở nước ta trong những năm gần đây).
- Đặc điểm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:
+ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất của ngành thuỷ sản.
+ Đối tượng sản xuất là cây trồng và vật nuôi.
+ Cần phải hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên.
+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tính mùa vụ.
+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tác động của điều kiện tự nhiên.
+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có nhiều thay đổi trong nền sản xuất hiện đại: tư liệu sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất đa dạng, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chặt chẽ trong sản xuất.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản" và quan sát hình 20.
Lời giải chi tiết:
Hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Địa hình, đất trồng: ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất; cơ cấu, mức độ thâm canh, năng suất và sự phân bố của cây trồng.
Ví dụ: Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng và đất badan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm với quy mô lớn nhưng không phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển.
- Khoa học – công nghệ:
+ Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản.
+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...
Ví dụ: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học và nông nghiệp, sử dụng máy móc (máy cày, máy gặt,…) giúp giải phóng sức lao động của con người, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.
Ví dụ:
Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.
+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.
+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.
Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.
+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.
* Tự nhiên:
- Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và phân bố cây trồng.
=> Ví dụ:
+ Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Đất phù sa phù hợp với việc trồng lúa nước, đất badan thích hợp trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su,…).
- Địa hình ảnh hưởng đến quy mô và cách thức canh tác.
=> Ví dụ:
+ Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
+ Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
- Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ và hiệu quả sản xuất.
=> Ví dụ: Miền Bắc nước ta có 1 mùa đông lạnh thích hợp để đa dạng cơ cấu cây trồng, phát triển các loài cây nguồn gốc ôn đới.
- Nguồn nước cung cấp phù sa, nước tưới cho sản xuất, là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất thủy sản.
- Sinh vật tự nhiên là cơ sở để tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
* Kinh tế - xã hội:
- Dân cư vừa là nguồn lao động, lực lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Quan hệ sở hữu ruộng đất, các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức sản xuất.
=> Ví dụ: Việt Nam có các chính sách ưu đãi về thuế đối với nông nghiệp nhằm khuyết khích đầu tư phát triển nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học – công nghệ làm thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản.
=> Ví dụ: Ở Hốc-cai-đô (hòn đảo lạnh nhất phía bắc Nhật Bản) lại có sản lượng nông nghiệp lớn nhất nhờ áp dụng nông nghiệp trong nhà kính.
- Công nghiệp chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa,…
- Vai trò: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng. Sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; tạo mặt hàng xuất khẩu,…
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.
- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...
- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…
* Các nhân tố tự nhiên:
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên khí hậu
- Tài nguyên nước
- Tài nguyên sinh vật
* Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Dân cư và lao động nông thôn
- Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Chính sách phát triển nông nghiệp
- Thị trường trong và ngoài nước
b. Phân tích các điều kiện để phát triển sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:
* Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
- Đất badan màu mỡ, phân bố thành những cao nguyên xếp tầng, lượn sóng diện tích lớn
- Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, có sự phân hoá theo đai cao
→ Thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm cây công nghiệp.
- Khó khăn: mùa khô kéo dài sâu sắc gây hiện tượng thiếu nước, mùa mưa tập trung gây hiện tượng lũ lụt...
* Kinh tế - xã hội:
- Thuận lợi:
- Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệp
- Có một số cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp: Plâycu, Buôn Ma Thuột...
- Được nhà nước quy hoạch là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn
- Khó khăn:
- Thiếu lực lượng lao động
- Cơ sở hạ tầng lạc hậu, công nghiệp chế biến còn thưa thớt...