Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Hình ảnh bàn tay mẹ chắn mưa sa, chặn bão, thức một đời đã thể hiện được những hi sinh to lớn mẹ dành cho con. Mẹ hi sinh tất cả, che chắn mọi khó khăn trong cuộc sống, chỉ mong con có được cuộc sống bình yên. Bàn tay mẹ giống như có phép nhiệm màu vậy, không khó khăn, vất vả nào mà mẹ không vượt qua được; điều đó nó lên tình yêu vô bờ vô tận mà mẹ dành cho con(Câu so sánh). Tình yêu của mẹ theo con cả một đời. Bài thơ giúp em hiểu được tình cảm vô bờ bến mà mẹ dành cho em: "Cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh cả cuộc đời để cho con có cuộc sống tốt đẹp". Hãy trân trọng và yêu thương cha mẹ của mình, vì cha mẹ dành cả đời hi sinh và yêu thương chúng ta.
có nha và làm luôn cho bạn
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Bài thơ kể lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ở lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội. Anh đội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác.
Chúc cậu học tốt nhé
Trong một đêm rét mướt trên đường đi chiến dịch cùng với Bác, bộ đội chúng tôi được nghỉ lại ở một khoảng rừng nhỏ. Sau một ngày dài hành quân mọi người thấm mệt nên chìm vào giấc ngủ sớm chỉ có Bác vẫn còn trầm ngâm bên bếp lửa. Khi đó tôi giật mình tỉnh giấc thì trời đã khuya, nhìn thấy Bác đi dém chăn cho từng người, đốt thêm lửa sưởi ấm cho chúng tôi, tôi thương Bác vô cùng. Tơi lần thứ ba tỉnh giấc tôi hốt hoảng khi thấy Bác vẫn thức, dù tôi có nằng nặc mời Người đi ngủ Bác nói “ Bác ngủ không an lòng”. Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng rét mướt, Bác thương những người lính phải ra trận… Trong lòng tôi trào dâng một nỗi thương kính Bác và nỗi vui sướng mênh mông khi được thức cùng Người.
Tham khảo:
Đề bài: Hãy tả lại một cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về
Dàn ý bài viết số 5 lớp 6 đề 11. Mở bài:
- Giới thiệu: Cây đào vào dịp Tết đến xuân về. Ai mua, vì sao có? Tại sao em tả?
2. Thân bài:
a) Tả bao quát: Câu mở đoạn? Câu bao quát về cây đào? Dáng cây? Miêu tả từ xa: Trông nó giống..., cành cây.
+ Hình ảnh cây đào hiện lên như thế nào?
+ Vị trí của cây đào ở đâu?
b) Miêu tả chi tiết:
+ Hình dáng: Cao (thấp), thế uốn cây.
+ Cành: Chia nhiều hay ít, cành nhỏ...
+ Lá + Hoa: Màu sắc, cánh hoa
+ Nụ: Màu sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
- Tả các loài vật ong bướm và hoạt động của chúng ở cây đào đang mùa hoa nở.
- Nhờ cây cành hoa đào ngày Tết, nhà em đẹp hơn?.
3. Kết bài:
- Em thấy nó có ích như thế nào? Em đã làm gì để giúp nó tươi lâu hơn. Cảm tưởng về hình ảnh cây đào vào dịp Tết đến xuân về.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết số 5 lớp 6 đề 2Đề bài: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè
Dàn ý bài viết số 5 lớp 6 đề 2I. Mở bài: giới thiệu cây phượng vào mùa hè và tiếng ve
Ví dụ:
Đối với mỗi học sinh thì những chùm phượng vĩ và tiếng ve có ý nghĩa rất lớn. đó là những dấu hiệu cho mùa hè, cho sự hi vọng và vui chơi. E rất thích những chùm phượng vĩ mùa hè và những tiếng ve râm rang ngày hè.
II. Thân bài: tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
1. Tả bao quát cây phượng vĩ và tiếng ve
- Hoa phượng vĩ màu đỏ
- Cây phượng vĩ cao 3-5m
- Tiếng ve kêu râm rang suốt cả ngày
- Tiếng ve kêu rất to
2. Tả chi tiết cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
a. Tả chi tiết cây phượng vĩ
+ Cây phượng vĩ ra hoa vào mùa hè
+ Thân cây phượng vĩ cao, và có rất nhiều nhánh
+ Tán lá cây phượng vĩ rất rộng
+ Cành lá phượng vĩ rất nhiều
+ Lá phượng vĩ nhỏ và mỏng, mọc so le nhau
+ Gốc phượng vĩ ôm chặt trên đất
b. Tả chi tiết tiếng ve
+ Tiếng ve rất to
+ Tiếng ve kêu suốt ngày
+ Tiếng ve báo hiệu cho mùa hè đến
c. Mối quan hệ giữa cây phượng vĩ và tiếng ve
+ Đều biểu hiện, tượng trưng cho mùa hè
+ Đều gắn với bao thế hệ học trò
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
Ví dụ: em rất yêu cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đây là những hình ảnh gắn bó biết bao kỉ niệm học trò của em.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết số 5 lớp 6 đề 3Đề bài: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
Dàn ý Bài viết số 5 lớp 6 đề 3I/ Mở bài
+ Cảm nhận của em về tác hại của bão lụt.
+ Giới thiệu đối tượng định tả: cơn bão lụt em từng chứng kiến ở quê
II/ Thân bài
+ Khái quát những nét chung về cơn bão: mức độ to hay nhỏ, tính chất nguy hại nhiều hay ít, kéo dài trong bao lâu.
+ Tả cảnh trước cơn bão: bầu trời mấy hôm âm u, xám xịt; mây đen vần vũ đầy trời...
+ Tả cảnh trong cơn bão:
- Gió thổi ào ào, cây cối ngả nghiêng, rũ rượi
- Mưa ào ạt trút nước xối xả, bầu trời chuyển qua màu trắng đục. Mưa suốt cả một tuần không dứt sấm, sét.
- Nước dâng lên cao, cuồn cuộn chảy cuốn phăng mọi thứ nó gặp và nhấn chìm đồng ruộng, những ngôi nhà thấp,...
- Nhà cửa, cây cối, đồng ruộng, mùa màng bị nước lũ tàn phá, nhấn chìm.
- Con người: vật lộn chống lại sức mạnh của dòng nước (dầm mưa để đắp đê, chuyển người già và trẻ em đến nơi an toàn, chuyển đồ đạc lên chỗ cao, phát hàng cứu trợ...).
+ Tả cảnh sau cơn lũ:
- Cây cối nhà cửa tiêu điều, tan tác, xác xơ
- Con người đang ra sức khắc phục lại những hậu quả do cơn lũ để lại.
III/ Kết bài
+ Cảm nghĩ của em về cơn bão lũ đó: bàng hoàng, kinh sợ.
+ Thái độ và hành động để hạn chế những cơn bão lũ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài viết số 5 lớp 6 đề 4Đề bài: Tả cảnh mùa đông trên quê em
Dàn ý Bài viết số 5 lớp 6 đề 4I. Mở bài
Xuân qua, hạ tới, thu về rồi sang đông Mùa đông là mùa của giá lạnh, của sự héo tàn. Nhưng chính cái lạnh lẽo đã khiến con người gần nhau hơn, quây quần bên lò sưởi ấm áp. Em rất thích mùa đông dù lạnh giá nhưng cũng thật ấm cúng
II. Thân bài
- Tả cảnh vật thiên nhiên mùa đông
+ Gió mùa đông Bắc tràn về khắp không gian
+ Cây bàng khẳng khiu trút toàn bộ lá
+ Lá khô xào xạc dưới chân người qua đường
+ Bầu trời ảm đạm một màu xám xịt
+ Những cơn mưa lạnh
- Tả Cảnh con người khi đông về
+ Mọi người ai cũng khoác trên mình những chiếc áo khoác để chống lại cơn gió lạnh của mùa
+ Ai ai ra đường cũng bước thật vội, làn tóc bay trong gió lộng
+ Trở về nhà thật nhanh để được sưởi ấm trong bầu không khí ấm áp của gia đình.
III. Kết bài
- Lão già mùa đông không chút ấm áp đến làm vạn vật chìm vào ảm đạm, khiến cho con người ta co ro vì cái rét. Nhưng chỉ khi đông về, rồi xuân mới đến thổi vào vạn vật một sức sống căng tràn.
Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.
Bài văn miêu tả con thuyền đang xuôi về đất Cà Mau, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và rộng lớn có nét giản dị và hoang dã với màu xanh của núi rừng, tiếng sóng rì rào ngày đêm. Con thuyền đi qua các địa danh khác nhau Chà Là, Cái Keo những tên gọi dân dã, gần gũi đổ ra kênh Bọ Mắt, đổ ra sông Cửa Lớn rồi xuôi về Năm Căn dòng sông lớn mênh mông, xung quanh là rừng đước dựng lên như dãy trường thành và ẩn hiện rong nắng sớm ban mai, rừng đước có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.
Trên sông Năm Căn có chợ Năm Căn đông vui, tấp nập thuyền bè mua bán, trao đổi, có những ngôi nhà văn minh hai tầng lại có những túp lều. Ẩm thực phong phú với các món ăn Trung Quốc, khung cảnh nhộn nhịp với cô gái Hoa kiều bán hàng vui vẻ, người Chà Châu Giang bán vải, người Miên bán rượu…. Cuộc sống nhiều sắc màu, tấp nập, sinh hoạt người dân nhộn nhịp với các cộng đồng các dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Tất cả những điều đó đã làm nên sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
Qua tác phẩm Sông nước Cà Mau tác giả đã tái hiện bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, sinh động, những con người độc đáo, sinh hoạt tấp nập.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam
Tk mình nhé oke,
#tham khảo
Lao xao
Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.
Lòng yêu nước
Lòng yêu nước bắt đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê mình. Nỗi nhớ của người vùng Bắc, người xứ U - crai - na, người xứ Gru-di-a, người ở thành Lê - nin - grat không giống nhau nhưng lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê của họ đều trở nên lòng yêu tổ quốc. Người ta càng hiểu sâu sắc hơn về tình yêu đó khi kẻ thù đến xâm lược tổ quốc của mình
Cô Tô
Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng, đẹp đẽ hơn, cây cối xanh thêm, nước biển đậm đà hơn. Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát từ đảo Cô Tô thật tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Bên giếng nước ngọt, người dân tấp nập múc nước, gánh nước, chuẩn bị cho chuyến ra khơi
Cây tre Việt Nam
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Một bức thư nói về việc mua bán đất đai cách đây một thế kỷ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường, bởi vì tác giả đã viết lá thư này bằng cả tình yêu thương, niềm kính trọng của mình cũng như của những người da đỏ đối với đất đai. Với kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, tác giả còn chỉ rõ tầm quan trọng của đất, của nước, của không khí và muông thú đối với con người. Qua đó, tác giả cũng nêu lên trách nhiệm của con người là phải bảo vệ, phải giữ gìn môi trường sống và góp phần bảo vệ thiên nhiên.
Tóm tắt truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.
Xuất thân trong một gia đình nhà dế, Mèn là con út trong số ba anh em cùng lứa. Chỉ được ở với mẹ hai hôm, sang hôm thứ ba, mẹ đã đưa ba anh em ra ở riêng, mỗi đứa được ở trong một cái hang đất ở bờ ruộng trông ra đầm nước.
Bước vào cuộc đời tự lập, Mèn hung hăng khờ dại đã sảy ra cái chết đau đớn cho Dế Choắt. Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn và sớm trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Chán cảnh sống quẩn quanh tầm thường, Mèn cất bước ra đi để mở rộng tầm mắt và học khôn, học giỏi ở người. Hành trình phiêu lưu của Mèn đầy ắp kỉ niệm, thấy nhiều cảnh lạ, gặp bao chuyện rủi, chuyện may. Mèn kết bạn với Dế Trũi, cùng đi đó đây. Đến cánh rừng cỏ may dự hội, Mèn tranh hùng với võ sĩ Họ Ngựa. Hai anh em Mèn và Trũi được tôn làm chánh, phó thủ lĩnh đứng đầu các làng trong vùng cỏ may. Có lần Mèn bị bắt giam trong hầm kín của lão Chim Trả. Mèn, Trũi và các bạn cùng chí hướng chống lại những điều ngang trái, bất công trong thiên hạ.
Chẳng ngơi nghỉ và nản lòng, Mèn và Trũi đi đến nhiều nơi, được đón tiếp long trọng, bạn bè ngày một đông. Mèn và các bạn hiểu ra rằng “ai cũng có lòng tốt, cũng muốn làm ăn yên ổn”.Tại vương quốc loài kiến, sau khi hội kiến với Kiến Chúa, Mèn đọc lời hịch cổ động "muôn loài cùng nhau kết anh em". Tất cả mọi loài từ rừng xuống biển đều gửi thư, nhắn tin về hoan nghênh hưởng ứng.
Dế mèn tự kể chuyện về hai cuộc phiêu lưu của mình. Mèn lớn lên cường tráng nhưng không biết dùng sức làm gì. Chưa hết hối hận vì trò nghịch gây cái chết cho dế Choắt, thì chính Mèn lại rơi vào tay bọn trẻ ham trò chọi dế. Nhờ Xiến Tóc cảnh tỉnh, Mèn trốn được rồi tìm bạn cùng nhau đi xa, mở rộng tầm mắt và tìm nghĩa lí cuộc đời. Trải qua nhiều hiểm nguy, do thiên nhiên dữ dội và do các loài vật gây cho nhau, Mèn và Trũi tìm thêm được những bạn đồng tâm là các Châu Chấu Voi, rủ nhau đi thuyết phục các loài xây dựng một "thế giới đại đồng", "muôn loài cùng kết làm anh em". Truyện kết thúc sau khi Mèn và Trũi kết thúc tốt đẹp chuyến đi thứ hai và đang sửa soạn chuyến đi thứ ba để tiếp tục mang thông điệp "thế giới đại đồng" đến các loài khác. Tác phẩm thu hút bạn đọc, nhất là bạn đọc thiếu nhi; miêu tả sinh động, lí thú về thế giới các loài côn trùng vốn gần gũi với sinh hoạt của trẻ em Việt Nam.
Câu 1:
Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.
Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai LíThông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang lừ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sói đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Câu 2:
- Lần 1: Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, nơi có chằn tinh ăn thịt người. - Tin lời Lí Thông (đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh). → Thật thà, sống có tình nghĩa. → Dũng cảm, tài giỏi - Lần 2: Bị Lí Thông lừa xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa, rồi ra lệnh lấp kín cửa hang không cho lên. -Tin ở Lí Thông, và biết nơi đó có người đang bị hại. → Tốt bụng, không sợ nguy hiểm. - Lần 3: Bị hãm trong hang đại bàng, bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại phải ngồi tù. - Cứu con vua Thuỷ Tề, được tặng cây đàn thần. - Gảy đàn khiến công chúa khỏi bệnh, thật thà kể chuyện mình bị hại. → Bản lĩnh, thật thà. - Lần 4: Bị 18 nước chư hầu mang quân đánh. - Gảy đàn khiến quân sĩ bủn rủn chân tay không nghĩ tới chuyện đánh nữa. - Dọn ra một niêu cơm, đãi kẻ thua trận, ăn mãi không hết. → Tấm lòng nhân đạo, yêu hoà bình. Tick nhaBn nè, tóm tắt ở câu 1 dài vậy . Đây còn là viết chữ in chứ chữ thường ra vở thì thành cái gì đây ???
Bài thơ là tình cảm thiêng liêng của người mẹ dành cho người con. Đó là đức hi sinh cao cả, người mẹ sẵn sàng làm mọi thứ, chịu đứng mọi gian khổ để đem đến một cuộc sống tốt đẹp cho đứa con của mình.
cảm ơn bạn Lê Khánh Ngân nhé!