Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời gian diễn ra | Sự kiện |
15/3/1874 | Triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước Giáp Tuất |
6/6/1884 | Triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước Pa-tơ-nốt |
22/12/1873 | Quân ta giành thắng lợi ở trận Cầu Giấy, tướng giặc Gác-ni-ê tử trận |
Từ 1885-1896 | Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) |
Nội dung so sánh | Cách mạng Tân Hợi | Cách mạng tháng 10 Nga |
Nhiệm vụ | - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mãn Thanh, đưa Trung Quốc tiến lên chế độ tư bản, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân | - Lật đổ chính phủ tư sản, đưa Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội |
Lãnh đạo | - Giai cấp tư sản | - Giai cấp vô sản |
Chính quyền nhà nước | - Chuyên chính tư sản | - Chuyên chính vô sản |
Lực lượng | - Nông dân, tư sản, tiểu tư sản | - Công nhân, nông dân, binh lính |
Tính chất | - Cách mạng dân chủ tư sản | - Cách mạng xã hội chủ nghĩa |
Hướng tiến lên | - Chủ nghĩa tư bản | - Chủ nghĩa xã hội |
|
Nội dung so sánh |
Cách mạng Tân Hợi |
Cách mạng tháng 10 nga |
Nhiệm vụ |
- Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thực hiện dân chủ. |
- Lật đổ chính phủ tư sản. . . - Thực hiện chế độ dân chủ. |
Lãnh đạo |
- Giai cấp tư sản ( Tổ chức Đồng minh hội). |
- Giai cấp vô sản Nga (Đảng BônSêVích) |
Chính quyền nhà nước |
- Chính quyền tư sản. |
- Chính quyền Xô Viết (Chuyên chính vô sản) |
Lực lượng |
- Tư sản, tiểu tư sản, nông dân.... |
- Công nhân, nông dân… |
Tính chất |
- CM dân chủ tư sản kiểu cũ |
- Cách mạng XHCN. |
Hướng tiến lên |
- Chủ nghĩa tư bản. |
- Chủ nghĩa xã hội. |
Thời gian | Sự kiện |
Đầu TK XIX | - Cái nì mik nhớ hok rõ mà hình như là - Công nhân đấu tranh băng hình thức bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm |
1831 | - Công nhân dệt của nhà máy Lion( Pháp) biểu tình đòi tăng lương giảm h làm |
1844 | - Công nhân dệt vùng Sơ- lê đin ( Đức) khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ |
1836-1847 | -Phong trào Công nhân rộng lớn, có tổ chức , diễn ra ở Anh, đó à " Phong trào hiến chương" |
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
1. Hoàn cảnh ra đời
- Giữa thế kỷ XIX, đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.
- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân.
- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
=> Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.
- Ngày 28 - 9 - 1864, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.
- Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C. Mác.
- Ngày 28 - 9 - 1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C. Mác.
Quang cảnh buổi lễ thành lập Quốc tế thứ nhất
2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất
- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội)
+ Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.
+ Thông qua những nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân.
Tan rã vì:
- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.
- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ nhất
a) Hoàn cảnh ra đời
- Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.
- Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.
- Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời, ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ hai thành lập ở Pari.
Mục b
b) Hoạt động Quốc tế thứ hai
- Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.
- Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động.
Quốc tế thứ hai bị tan rã do:
- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.
- Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.
Quốc tế thứ nhất | Quốc tế thứ hai | |
Hoàn cảnh ra đời |
- Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê. - Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước. - Ngày 28-9-1864, Quốc tê thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác. |
- Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở các nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất. - Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai. |
Những hoạt động chủ yếu |
- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội) + Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ. + Thông qua những nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân. |
Hoạt động Quốc tế thứ hai - Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị. - Tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động. |
Vì sao tan rã? |
- Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội. - Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai. |
1. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á :
* Mang nét mới :
- Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất ,phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh, lên cao và lan rộng ở Đông bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á .
- Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập và nhiều nước giữ vị trí lãnh đạo .
- Các Đảng Cộng sản lần lượt thành lập ở Trung Quốc , Ấn Độ, In –đô- nê- xi- a , Việt Nam , Mã Lai, Xiêm, Phi- líp- pin và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng .
* Các phong trào tiêu biểu :
- Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc 4-5-1919
- Cách mạng Mông Cổ thắng ,CHND Mông Cổ ra đời .
- Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi .
- Ở Ấn Độ bãi công ; Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập , tẩy chay hàng hóa Anh
- 1921-1922 ,Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập .
- Cách mạng Việt Nam phát triển mạnh ở cả nước .
2.Trung Quốc trong những năm 1919-1939.
a. Phong trào Ngũ Tứ . Sự thành lập Đảng Cộng sản TQ:
+ Phong trào Ngũ Tứ ( 4-5- 1919) của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh biểu tình chống đế quốc và lan rộng ra cả nước .
+ Lôi cuốn công nhân, nông dân , trí thức yêu nước tham gia .
+ Khẩu hiệu :”Trung Quốc của người Trung Quốc” “Phế bỏ Hiệp ước 21 điều”, mang tính chất chống đế quốc.
+ Chủ nghĩa Mác- Lê nin được truyền bá .
+ 7-1921 : Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập .
+ Mở đầu cao trào cách mạng chống phong kiến .
* So sánh Cách mạng Tân Hợi và phong trào Ngũ Tứ :
+ Cách Mạng Tân Hợi : “đánh đổ Mãn Thanh”, tính chất chống phong kiến .
+ “Phong trào Ngũ Tứ”,khẩu hiệu :”Trung Quốc của người Trung Quốc ” ,“Phế bỏ Hiệp ước 21 điều “,mang tính chất chống đế quốc.
Hình : 4-5-1919 ,3000 học sinh Bắc Kinh biểu tình mở đầu Phong trào Ngũ Tứ .
b. Hoạt động của Đảng Cộng Sản Trung Quốc :
+ 1926-1927: Đảng Công sản lãnh đạo chiến tranh cách mạng lật đổ quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc .
+ 1927-1937 : nội chiến : Đảng Cộng sản lật đổ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch .
+ Tháng 7-1937: Nhật xâm lược Trung Quốc , Quốc – Cộng đình chỉ nội chiến , hợp tác chống Nhật , Trung Quốc bước vào giai đoạn kháng chiến chống Nhật .
II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á
1. Tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
* Đầu thế kỷ XX, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (tr72 Thái Lan ).
* Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh do :
+ Chính sách khai thác bóc lột của các nước đế quốc sau chiến tranh .
+ Anh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga .
* Nhận xét về phong trào độc lập ở Đông Nam Á :
+Tầng lớp trí thức mới đấu tranh theo hướng dân chủ tư sản .
+ Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng .
+ Các Đảng Cộng sản thành lập như In đô nê xia ( 1920) ;Việt Nam , Mã Lai, Xiêm , Phi líp pin 1930 …đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc …(Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 )
+ Phong trào dân chủ tư sản đã xuất hiện chính đảng hay phong trào có tổ chức và có ảnh hưởng rộng lớn .
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á:diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức :
+ Tại Đông Dương :
-Lào : khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam ma đan (1901-1936) .
-Cam pu chia : 1918-1920-1926 -phong trào hướng dân chủ tư sản của A -cha –Hem- chiêu 1930-1935
-Việt Nam :phát triển mạnh nhất là sau khi Đảng Cộng sản thành lập (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 )
+ Tại In đô nê xia : chống lại Hà Lan :
Khởi nghĩa bùng nổ ở Gia va , Xu ma tra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản , sau khi bị đàn áp, quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản của Xu –các- nô .
+Năm 1940: kháng chiến chống Nhật .
+Kết quả : chưa giành thắng lợi nhưng có ý nghĩa quyết định .
Lập bảng thống kê :
Niên đại
Tên phong trào
Khu vực
1-5-1919
Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc
Đông Á
1919-1922
Thổ Nhĩ Kỳ –CH Thổ Nhĩ Kỳ
Tây Nam Á
1921-1924
Cộng hòa nhân dân Mông Cổ
Đông Bắc Á
1901-1936
Lào : k n của Ong Kẹo và Cam ma đan
Đông Dương
1918-1920-1926
-Cam pu chia :liên tiếp nổ ra
1930-1935:
Cam pu chia : DCTS :nhà sư A cha – Hem Chiêu
1930-1931
Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam
1926-1927
In đô nê xia : tại Gia va và Xu ma tra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản , sau khi bị đàn áp, quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản àÔ Xu các nô
Đông Nam Á hải đảo
Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập
de la gi bn?
hoàn thành bảng sau :))