Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tính mật độ dân số:
Châu lục | Mật độ dân số (người/km2) |
Châu Phi | 29,9 |
Châu Mĩ | 21,1 |
Châu Á (trừ LB Nga) | 123,3 |
Châu Âu (kể cả LB Nga) | 31,7 |
Châu Đại Dương | 3,9 |
Toàn thế giới | 47,8 |
- Vẽ biểu đồ:
Nhận xét: Châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới; Châu Á có mật độ dân số cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
a) mật độ dân số thế giới và các châu lục
Châu lục |
Mật độ dân số (người/ km2) |
Châu Phi |
29,9 |
Châu Mĩ |
21,1 |
Châu Á (trừ LB Nga) |
123,3 |
Châu Âu (kể cả LB Nga) |
31,7 |
Châu Đại Dương |
3,9 |
Toàn thế giới |
47,8 |
b) vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ MẬT ĐỘ DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005
Nhận xét: Châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới; Châu Á có mật độ dân số cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
-Quần cư nông thôn:
+ Xuất hiện sớm, phân tán trong không gian, gắn với chức năng sản xuất nông nghiệp.
+ Nông nghiệp là hoạt động chính của quần CƯ nông thôn, ngoài ra còn có thêm chức năng khác như công nghiệp (chủ yếu là chế biến sản phẩm nông nghiệp), thủ công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thể thao,...
- Quần cư thành thị: gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ), quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao.
- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư:
Tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.
Ví dụ: khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư rất thưa thớt do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.
Kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.
Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Ví dụ: Ở VN, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với ĐBSCL => dân cư ĐBSH đông đúc hơn.
+ Di cư.
Ví dụ: Các luồng di dân lớn trong lịch sử có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục.
1 số nước có MĐ DS >200 người/1 km2: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Đức, Anh, Hà Lan, Ni-giê-ri-a,...
1 số nước có MĐ DS < 10 người/1km2: Mông Cổ, Úc, Li-bi, Ca-na-da,...
Giải thích : Đại bộ phận dân cư sống ở châu Á như Đông Á, Đông Nam Á, Nam – Trung Á,... Trong đó ở khu vực phía Đông Trung Quốc có mật độ dân số trên 200 người/km2.
Giải thích : Dân cư thưa ở châu Đại Dương, châu Phi. Thậm chí ở châu Đại Dương còn có mật độ khoảng 5 người/km2
Bạn áp công thức này vào để tính :
\(\rho=\frac{H}{S}\) trong đó \(\hept{\begin{cases}\rho\text{ là mật độ dân số tính ra người/}km^2\\H\text{ là số người sinh sống trong một nơi nào đó}\\S\text{ là diện tích tính theo đơn vị }km^2\end{cases}}\)
hay rõ hơn là \(\text{Mật độ dân số}=\frac{\text{số người}}{\text{diện tích}}\).
thank bạn