tính góc t.

giúp mình với

">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2018

đây là môn Ngữ văn mà bn,ko thể đưa giải toán vào đây đc nhé!!!^^

26 tháng 3 2016

Tức là học không bao giờ đã hết học suốt đời
   ...........The end............

26 tháng 3 2016

ờ trêu thui mà

6 tháng 12 2018

Mik làm đc bài 2 thôi à

Giờ ra chơi, sân trường thật là nhộn nhịp. Các trò chơi đuợc diễn ra sôi nổi. Cũng như các bạn của mình. Hồng Thắm và Yến Nhi rủ nhau ra chơi nhảy dây dưới bóng mát của gốc cây phượng vĩ.- Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này!- A! Mình thắng rồi, nhảy trước nhé! Hồng Thắm reo lên, rồi nhanh nhẹn cầm dây nhảy, mặt tươi như hoa. Ban đầu, bé nhảy chậm, dần dần nhanh hơn. Dáng người của Thắm thon thả, nhỏ nhắn. Đôi bàn tay bé trắng hồng, cầm chắc hai đầu dây quay đều. Hai bím tóc như hai đuôi gà đen mượt nhảy tót lên vai. Được một lúc dường như đã thấm mệt, Thắm nhảy chậm lại nhưng miệng vẫn mấp máy đếm. Bỗng “uỵch”, Thắm vấp dây, lỡ đà khụy xuống. Đến lượt Yến Nhi thoăn thoắt lướt qua vòng dây. Tiếng dây quất xuống đất đen đét, nghe đanh và gọn. Yến Nhi có khuôn mặt tròn trịa, hai má bầu bĩnh, làn da ngăm ngăm màu nâu, đôi mắt đen tròn, sáng long lanh như hai hạt thủy tinh và hàng mi dày cong cong.- Sáu mươi, sáu mốt…Yến Nhi đếm đều, mồ hôi lấm tấm, những sợi tóc bết vào trán như đường chì kẻ. Khuôn mặt bé hồng lên trong nắng, y như mặt trời tí hon trên cao. Ông Mặt Trời gật gù mỉm cười. Những luồng gió mát thổi tung hai bím tóc dài. Chợt một hồi trống giòn giã vang lên: “Tùng! Tùng! Tùng!”Hồng Thắm và Yến Nhi nhanh nhẹn vào lớp cùng các bạn. Ngoài sân, nắng và gió vẫn vui đùa thản nhiên như muốn tiếp tục cuộc chơi của hai bé đang bỏ dở

 

6 tháng 12 2018

Mik trả lời lộn nha thông cảm

25 tháng 10 2016

sao bn đăng bài này qua ngữ văn z! bn nên đăng trog mục toán nhé ^^

25 tháng 10 2016

nhưng trong toán hông ai trả lời nên mình đăng tất cả các môn

22 tháng 9 2016

 Bố mẹ đã dạy con bài học đầu tiên là phải biết quý trọng tình người vì "Con ơi! Thương người như thế thương thân. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Sống trên đời cần có một tấm lòng". Bài học đó con vẫn chưa ghi tạc hết, trong cơn mưa tầm ta, giúp một đứa trẻ qua con hoạn nạn con mới thấy tình người thật đáng cao quý biết bao. Trong con giờ đây, câu chuyện của người hôm qua vẫn còn nguyên vẹn. 

Hôm ấy, như mọi lần, con lại tung tăng chân sáo tới trường. Từng cơn gió nhẹ nhàng lướt qua tôi mạng lại không khí se lạnh của mùa đông, tạo nên âm thanh huyền diệu; tiếng cây xào xạc, tiếng áo người đi xe phần phật... Nghê sao mà giống tiếng hát mượt mà của chị gió đang dẫn đường cho bác mùa đông già nua khó tính. Trong cảnh sắt mờ hơi sướng ấy, không khí trong lành đến lạ thường. Con đang nghĩ bầu trời hôm nay sao đẹp đến thế thì bỗng có tiếng khóc thút thit ở đâu đó lọt vào "giác quan thứ sáu" của con. Nhìn quanh quẩn cuối cùng cũng thấy một em bé khoảng 5, 6 tuổi đang đứng khóc một mình. Con nghĩ ngay "Chắc em bé này bị lạc". Không chần chừ, con tiếng tới gần em, hỏi: 
- Em bị lạc mẹ à? 
Em bé vừa khóc nất lên, vừa nghẹn ngào: 
- Chị ơi... mẹ em... em muốn mẹ... Hic... hic... mẹ ơi....! 
Con nhẹ nhàng vuốt tay lên mái tóc em, dỗ dành: 
- Thế chị dần em đi tìm mẹ nhé! 
Em bé không nói, chỉ khẻ gật đầu, tay gạt nước mắt. Con mĩm cười thân thiện, rút khăn ra đưa cho em: 
- Uhm, ngoan lắm! Năm tay chị đi thôi nào! 
Em bé đáp hồn nhiên: 
- Vâng ạ! 
Đi được một đoạn bỗng con khựng lại "Thôi chết, còn 15 phút nữa vô lớp rồi biết. Làm sao bây giờ?" Con đắng đo suy nghĩ: nên để em bé ở lại đây hay là tiếp tục dẫn em bé đi tìm mẹ... Nhưng cuối cùng con cũng có cách. Con dẫn em bé đến đồn công an để các chú giúp tôi tìm mẹ của em. Trên đường đi, con nghĩ thầm " Nếu có trễ vài phút chắc là không sao đây! Mình báo với cô lại sự việc là được!" Tới đồn: 
- Có chuyện gì vậy cháu bé? 
- Dạ, có em bé này bị lạc mẹ ạ! 
- Cháu gặp em bé này ở đâu? 
- Dạ, cháu gặp em bé ở đường đến trường cháu - Trường THSC Nguyễn Thái Bình ạ! 
Chú công an ngạc nhiên: 
- Ủa, vậy người phụ nữ lúc nãy là mẹ của em bé này rồi! Lời khai của cháu trùng với lời khai của người phụ nữ đó mà. Thôi được rồi, chú sẽ thông báo lại để em bé này về với mẹ - chú ông an xoa đầu em bé. 
- Dạ vâng! Thôi cháu chào chú ạ! - Con vội chạy đến lớp cho kịp giờ học. 

Bố mẹ ơi! Con đã làm được việc giúp ích cho đời rồi đấy. Con sẽ ghi lồng tạc dạ lời dạy của bố mẹ. Con hứa sẽ làm những việc tốt nữa. Đễ không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ!....

22 tháng 9 2016

 

Câu chuyện bắt đầu từ buổi trưa hôm ấy. Sau khi dùng cơm trưa xong, thầy hiệu trưởng ở lại trường để chờ cuộc họp lãnh đạo vào buổi chiều. Trưa ấy, mặt trời đổ xuống mặt đất cái nắng cháy da bỏng thịt. Cái nắng giữa lòng Sài Gòn cứ như thiêu đốt vạn vật. Từng lá cây, ngọn cỏ đứng im lìm như đang chết khát bên đường. Dưới khuôn viên trường, giờ này chẳng còn học sinh nào nữa.

Chỉ có cái nắng tha hồ nhảy nhót, đùa giỡn trên sân trường. Cái oi bức của buổi trưa hè khiến thầy hiệu trưởng phải mở toang cả hai cánh cửa sổ ở tầng hai để mong có chút gió ùa vào. Thầy nhìn xuống sân trường. Chợt thầy thấy một cậu học trò dáng người thấp bé đang đi đi lại lại trên sân trường. Qua cặp kính cận dày cộp thầy chẳng thấy rõ. Do đó thầy bước xuống tầng trệt và gọi cậu học sinh ấy vào. Đó là một cậu bé có nước da hơi ngăm đen nhưng đôi mắt sáng ngời nghị lực. Cậu mặc chiếc áo đã cũ nhưng sạch sẽ và chiếc quần xanh sờn bạc màu. Thầy cất tiếng hỏi cậu học trò nhỏ:

- Sao buổi trưa con không về nhà mà lại tha thẩn ngoài nắng thế kia? Nhà con ở đâu? Con tên gì, học lớp mấy?

Cậu bé lí nhí trả lời:

- Thưa thầy, nhà con ở quận 4. Từ trường về nhà con rất xa nên con ở lại trường đến chiều mới về. Con tên Trần Phú Tài, học lớp 7A7.

Thầy lại hỏi:

- Tại sao con không đăng ký học bán trú như bao bạn khác cho tiện việc đi lại?

Cậu học trò đáp:

- Thưa thầy, bố mẹ con đều là công nhân, làm việc vất vả từ sáng đến chiều tối mới về. Gia đình con khó khăn nên không thể kham nổi tiền học bán trú.

- Thế thì con ăn trưa ở đâu? Con có nhà người quen ở đây à?

- Thưa thầy, không ạ. Sáng nào bố mẹ cũng đưa con đến trường rồi cho con năm nghìn đồng. Một nghìn con dùng để mua xôi ăn sáng. Còn lại bốn nghìn con dùng để ăn cơm trưa ạ.

Nghe Tài hồn nhiên kể, thầy hiệu trưởng chạnh lòng khi mường tượng đến bữa cơm trưa đạm bạc của cậu học trò nghèo có lẽ sẽ chỉ có rau và cá vụn. Thầy xoa đầu Tài và nói:

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn mà con vẫn cố gắng đến trường là rất đáng quí. Hẳn con học rất giỏi. Thầy rất vui khi có một người học trò như con. Cứ thế mà phát huy con nhé. Mà này, con làm gì mà đi lại loanh quanh giữa trưa nắng thế kia?

Tài cười nói:

- Thưa thầy, ăn trưa xong con không biết làm gì nên đi nhặt rác để trường mình sạch và đẹp hơn.

Nói rồi Tài vòng tay cúi chào thầy rồi chạy ra sân trường tiếp tục nhặt từng cái bao nilông, từng chiếc lá trên sân trường. Nắng sân trường dường như dịu lại. Thầy hiệu trưởng trở lại phòng làm việc với bao suy nghĩ nhưng niềm vui vẫn rạng ngời trên mặt thầy suốt cả ngày hôm đó.

Trong buổi sinh hoạt dưới cờ tuần sau, thầy hiệu trưởng khen ngợi, tuyên dương tấm gương vượt khó và trao cho Tài học bổng của trường. Thầy còn cho Tài được học bán trú miễn phí.

19 tháng 6 2016

Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Chân thành là chân tình, chỉ cách cư xử tốt của một người xuất phát từ tấm lòng của họ. Lời cảm ơn chân thành. Chân thành chúc mừng bạn. 

Khác nhau là: 
Trung thực là khi ta hỏi hoặc điều tra thì họ tra lời đều là sự thật và không thừa không thiếu và không hề gian lận trong bất kỳ điều gì. 
Chân thành thì lại sâu xa hơn là điều đó chỉ có ở tình bạn, tình cảm gia đình thôi. Có nghĩa mình không hỏi nhưng họ vẫn tự tìm mình trao đổi, tâm sự và cũng chắc chắn là trung thực. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giải bầy tâm sự thôi mà ở trung thực không có được.

13 tháng 11 2016

câu 1:

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước. Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước

câu 2:

Mở bài:

- Dẫn dắt, trích dẫn được nhận định và giới thiệu khái quát hình ảnh người lính trong hai bài thơ.

Thân bài:

- Nhấn mạnh khẳng định tính đúng đắn của nhận định. Người lính hiện lên đẹp đẽ và chân thực bởi hai nhà thơ đều là người lính trực tiếp tham gia chiến đấu.

* Vẻ đẹp chung của những người lính

- Họ đều thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

- Họ bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng của cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ.

- Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, yêu thương bền chặt, chan hoà.

- Tinh thần lạc quan yêu đời, tâm hồn lãng mạn.

* Vẻ đẹp riêng.

Đồng chí

- Người lính chống Pháp xuất thân từ nông dân nghèo khổ. Họ chân đất đầu trần bước vào đời lính. Họ là những anh lính hiền lành chất phác giản dị, chân thật.

- Cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ, đói rét, bệnh tật thiếu thốn tư trang, thuốc men. Bởi đây là những năm đầu kháng chiến cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”

- Hình tượng người lính đi vào cuộc chiến đấu đã có bước phát triển vượt bậc về đời sống cơ sở vật chất và tinh thần so với người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nếu bài Đồng chí nói về người lính bộ binh ở núi rừng Việt Bắc thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” lại nói về người lính thuộc binh chủng lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ . Họ không còn ‘ Áo anh rách vai…” nhưng họ lại gặp những khó khăn khác đó là bom giặc đã hủy diệt sự sống và phá hoại những chiếc xe. Song bất chấp hiểm nguy họ vẫn ung dung hiên ngang ngày đêm lao ra chiến trường đánh Mĩ.

- Ở họ luôn phơi phới một tinh thần lạc quan cách mạng, trẻ trung yêu đời dũng cảm , ý chí kiên định rất phù hợ với chất lính lái xe Trường Sơn.

- Họ là thế hệ trẻ Việt nam thời điểm lịc sử quyết liệt nhất đối mặt với kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là hình đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.

* Đánh giá nâng cao mở rộng vấn đề:

.- Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.

- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài.

Đồng chí.

- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện câu thơ mộc mạc, tự nhiên.

- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính. Còn Phạm Tiến Duật thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”.

- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.

- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.

Kết bài :

- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định .

- Liên hệ, suy nghĩ trách nhiệm của bản thân.

19 tháng 11 2016

oe