Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật. Các loài động vật đang đối phó với tình trạng nóng lên toàn câu theo nhiều cách khác nhau. Một số di chuyển đến những khu vực mát mẻ hơn, chẳng hạn như gần các vùng Cực hoặc nơi có độ cao lớn hơn. Một số thay đổi thời gian diễn ra các sự kiện quan trọng trong cuộc sống như thời điểm sinh sản và di cư. Ví dụ loài voi châu Phi bơm máu ấm lên đoi tai lớn của chúng, sau đó vỗ nhẹ để phân tán nhiệt. Mỏ của các loài chim cũng thực hiện một chức năng tương tự - lưu lượng máu được vận chuyển đến mỏ nhiều hơn khi chim cảm thấy nóng. Đó là nguyên nhân khiến mỏ chim ấm hơn phần còn lại của cơ thể.
- Trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô có nhiều hoạt động, trong đó nhiều hoạt động phải thực hiện theo luật lệ như:
+ Lễ hội được diễn ra 3 năm một và được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6.
+ Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
+ Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
+ Gia chủ phải chuẩn bị hai bó cỏ, 2 bó củi và hình nhân để ngầm trả công cho thầy cúng với lòng thành kính.
- Các hoạt động không phải thực hiện theo luật lệ: Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !
Bài nói tham khảo:
Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có một bản sắc, một nét đẹp văn hóa khác nhau. Chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa của mình cũng như quảng bá những nét đắc sắc đó đến với bạn bè năm châu. Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống. Bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa. Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam ta đang bị mai một, mất dần đi hoặc suy thoái, biến tướng thành nhiều thể loại khác. Chính vì thế, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải có ý thức tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi người học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. (Sưu tầm)
- Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai:
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).
+ Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).
+ Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
- Tất cả các kiểu bài đều vừa cũ, vừa mới. So với lớp 6, em đã được học về kiểu bài kể lại sự việc, thuyết minh, nghị luận, tuy nhiên đối tượng của các bài đó khác với đối tượng của các kiểu bài trên.
- Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ khám phá tận sâu dưới đáy biển - nơi còn nhiều bí ẩn của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông.
- Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa: con người có thể lặn sâu xuống dưới biển, đã có những tàu ngầm, con người đã có nhiều hiểu biết về đại dương.
- Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội là: trò chơi ném còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”.
- Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người: chăm chỉ, cần cù lao động, nhanh nhẹn, khỏe khoắn. Đặc biệt nó còn thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu mùa xuân và sự duyên dáng trong những câu hát.
Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin:
- Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ.
- Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
- Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
- Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn