K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2018

Đáp án D

Tính triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện ở chỗ đã nhằm đúng vào hai kẻ thù của cách mạng là đế quốc và phong kiến, không ảo tưởng vào kẻ thù, đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa cải lương. Phong trào đã giương hai khẩu hiệu chiến lược là độc lập dân tộc- người cày có ruộng, đồng thời kết hợp với các yêu cầu trước mắt.

5 tháng 2 2016

- Nguyên nhân : 

   + Tác động của khủng hoảng kinh tế ( 1929-1933)

   + Thực dân Pháp đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa Yên Bái

   + Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh.

* Phong trào cách mạng 1930-1931 mang tính cách mạng triệt để, quy mô rộng lớn và hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt 

- Phong trào mang tính cách mạng triệt để : Vì đã nhằm trúng 2 kẻ thù đế quốc và phong kiến, đoạn tuyệt với chủ nghĩa cải lương tư sản. Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.

- Phong trào có quy mô rộng lớn : Vì đã thu hút hàng chục vạn người tham gia trong phạm vi cả nước, kéo dài trong thời gian gần 2 năm. Lực lượng chủ yếu là công nhân và nông dân...

- Phong trào có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt : Vì diễn ra dưới nhiều hình thức như bãi công của công nhân, đấu tranh của nông dân, bãi khóa của học sinh, bãi thi của tiểu thương, mít tinh biểu tình của các tầng lớp khác...Phong trào sử dụng các hình thức quyết liệt như phá nhà lao, đốt huyện đường, dùng bạo lực cách mạng đập tan chính quyền địch...

30 tháng 1 2018

Đáp án A

Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.

- Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh

5 tháng 2 2016

* Quy mô rộng khắp :

- Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước kéo dài suốt gần 2 năm (từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931)

- Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là quần chúng công - nông, với hàng trăm, cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 5.000 công nhanvaf nông dân Vinh - Bến Thủy vào ngày 1/5/1930, cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân Thanh Chương ngày 1/9/1930 và cuộc biểu tình tuần hành của 6 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên  ngày 12/9/1930.

* Tính cách mạng triệt để :

- Phong trào đã nhằm vào hai kẻ thù cơ bản của nhân dân ta là bọn đế quốc và phong kiến tay sai.

- Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảnh, bọn quan lại và cường hào bỏ trốn, chính quyền công, nông, binh thành lập dưới hình thức Xô Viết 

* Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt :

- Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ trang để tiến công địch.

- Trong tháng 9 và tháng 10/1930, phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi ngĩa cướp chính quyền thành lập chính quyền cách mạng.

* Bài học kinh nghiệm :

- Xây dựng khối liên minh công nông

- Chuẩn bị lực lượng cách mạng

- Khởi nghĩa từng phần trong khởi nghĩa vũ trang

- Giành chính quyền cách mạng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

12 tháng 2 2016

Hình như giống với câu hỏi của mình thì phải

17 tháng 1 2018

Đáp án D

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.Giai cấp nông dân ngày càng bần...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

 

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

C. Nông dân, địa chủ phong kiến. 

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

3
13 tháng 2 2018

Đáp án B

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới

17 tháng 11 2021
Em học lớp 5ạ
3 tháng 6 2021

Phong trào cách mạng 1930 1931 ở nước ta nhằm mục đích gì?

A. Cuộc tập dợt của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa sau này.

B. Phong trào yêu nước và công nhân quốc tế tiêu biểu.

C. Cuộc đấu tranh chính trị, vũ trang đầu tiên của nhân dân ta.

D. Phong trào yêu nước chống Pháp tiêu biểu của nhân dân ta.

18 tháng 12 2017

Đáp án D

Về phương pháp đấu tranh:

- Phong trào 1930 – 1931: đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.

- Phong trào 1936 – 1939: đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp

7 tháng 1 2020

Chứng minh rằng phong trào 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh diễn ra với quy mô rộng khắp mang tính chất cách mạng triệt để sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt

=> Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã phát động quần chúng đấu tranh chống thực dân, phong kiến để đòi độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Thực hiện mục tiêu đó, phong trào đã diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.

* Tính quy mô rộng khắp:

+ Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước, kéo dài suốt gần hai năm ( từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931).

+ Phong trào đã thu hútt được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là quần chúng công nông, với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân Vinh - Bến Thủy vào ngày 1/5/1930, cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân Thanh Chương ngày 1/9/1930 và cuộc biểu tình tuần hành của 6 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9/1930.

* Tính cách mạng triệt để:

+ Phong trào đã nhằm vào hai kẻ thù cơ bản của nhân dân ta là bọn đế quốc và phong kiến tay sai.

+ Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, bọn quan lại và cường hào bỏ trốn, chính quyền công nông binh thành lập dưới hình thức Xô viết.

* Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt:

+ Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ trang để tiến công địch.

+ Trong tháng 9 và tháng 10/1930 phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa cướp chính quyền địch thành lập chính quyền cách mạng.

Như vậy, phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh là phong trào cách mạng rộng lớn đầu tiên của quần chúng công nông ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Tính quy mô rộng lớn, tính chất cách mạng triệt để và hình thức đấu tranh quyết liệt của phong trào đã chứng minh bước phát triển nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta một khi có Đảng lãnh đạo

Giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là(1 Point)A. giai cấp nông dân.B. giai cấp công nhân.C. giai cấp tiểu tư sản.D. giai cấp tư sản dân tộc.19.Lực lượng cách mạng nào không được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?(1 Point)A. Trung, tiểu địa chủ.B. Đại địa chủ, tư sản.C. Tiểu tư sản, trí thức.D. Công nhân, nông...
Đọc tiếp

Giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là

(1 Point)

A. giai cấp nông dân.

B. giai cấp công nhân.

C. giai cấp tiểu tư sản.

D. giai cấp tư sản dân tộc.

19.Lực lượng cách mạng nào không được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

(1 Point)

A. Trung, tiểu địa chủ.

B. Đại địa chủ, tư sản.

C. Tiểu tư sản, trí thức.

D. Công nhân, nông dân.

Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa các yếu tố

(1 Point)

A. chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào dân tộc và phong trào dân chủ.

B. chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào dân chủ và phong trào yêu nước.

C. chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

D. chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

0