Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc kháng chiến chống Pháp vừa khép lại, lịch sử mở ra những trang mới, những cô gái, chàng trai ngày ngày lặng thầm góp công xây đựng đất nước không chỉ bằng những trang sử chống Mỹ mà còn bằng những thành tích lao động quên mình.
“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long viết trong chuyến công tác tại Lào Cai giữa mùa hè 1970 trích “ Giữa trong xanh” là một trong những tác phẩm viết về những con người như thế . Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 60 – 70, chỉ chuyên viết về truyện ngắn và kí. “Lặng lẽ Sa Pa” mang thông điệp:“Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” từ đó ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh thanh niên là nhân vật chính.
“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn nhẹ nhàng có cốt truyện đơn giản nhưng thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Truyện tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên sơn ở Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe qua đó hình ảnh anh thanh niên trẻ và những đức tính cao đẹp của anh khiến ta cảm phục.
Là một chàng trai trẻ, anh thanh niên đã rời bỏ thị thành xa hoa, lộng lẫy để xin đi bộ đội nhưng không được, anh về làm việc ở đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm lạnh giá, sống một mình giữa “bốn bề cây cỏ, mây mù lạnh lẽo” của Sa Pa. Công việc của anh là làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu cụ thể là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc của anh đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ và có tính tự giác cao. Công việc ấy có rất nhiều gian khổ, nhất là cái lạnh lẽo của hoàn cảnh cô đơn, vắng vẻ. Bác lái xe đã nói anh là “người cô độc nhất thế gian” và “ thèm người” vì quanh năm ở một mình trên đỉnh núi cao không bóng người, anh cô đơn đến mức phải kiếm cách dừng xe qua để gặp người và trò chuyện với họ.
Với lòng yêu đời, yêu nghề và tinh thầm trách nhiệm cao, anh đã tự nguyện lên đỉnh núi cao vắng vẻ để thực hiện công việc “đo mưa, đo gió” thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Dẫu một mình ở nơi vắng bóng, thiếu âm thanh của con người và chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng anh luôn hoàn thành thật tốt công việc của mình, không chậm trễ dẫu ngày hay đêm vì anh hiểu rằng công việc của mình là mắc xích quan trọng trong chuỗi công việc chung của nhiều người. Anh lạc quan khẳng định: “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” với ông họa sĩ già. Chất chứa lời nói ấy là bao nhiêu tình yêu, niềm mê say với công việc. Đồng thời câu nói ấy cũng thể hiện anh còn có những suy nghĩ thật đúng đắn, sâu sắc rằng con người thật sự không cô đơn vì con người và công việc là một. Anh không tô đậm cái gian khổ nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết mình đã góp phần bắn rơi phản lực Mĩ và đã thể hiện lòng yêu nghề của mình với ông họa sĩ già: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Thế mới biết công việc đối với anh là quan trọng nhất, nó là nguồn vui, là đích đến mà anh vươn tới bao lâu nay.
Ở anh toát lên lối sống giản dị yêu đời, trái tim giàu tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao với chính bản thân mình. Tuy sống một mình trong điều kiện thiếu thốn cả tinh thần và vật chất nhưng anh không hề buông thả bản thân. Cuộc sống của anh giản dị, ngăn nắp và sạch sẽ. Anh không hề buồn bã, chán nản ở nơi núi cao lạnh lẽo, trái lại anh vẫn ham học tập, trồng hoa, nuôi gà và anh còn có niềm vui đọc sách mà anh thấy như có bạn tâm giao.
Trong sự cô độc ở nơi ấy, anh luôn khao khát được gặp gỡ mọi người. Khi có khách đến thăm, ta còn thấy được lòng hiếu khách nồng nhiệt, sự quan tâm đến người khác nơi anh. Khi nghe vợ bác tài xế bị bệnh, anh đã đào củ tam thất để biếu vợ bác. Anh đã tiếp đón ông họa sĩ già và cô kĩ sư một cách rất thân thiện và tự nhiên. Ngay từ lúc gặp mặt, ông họa sĩ đã đánh giá anh là người cởi mở, chân thành và có lòng hiếu khách. Anh bộc lộ niềm vui khi cắt hoa tặng cho cô kĩ sư. Anh chân tình quan tâm đến niềm vui và hạnh phúc của người khác. Anh qúy trọng từng giây từng phút để được bộc bạch những gì sâu kín trong lòng. Khi tiễn ông họa sĩ già và cô kĩ sư, anh đã biếu họ một làn đầy trứng thể hiện quan tâm chu đáo đến người khác của anh.
Tuy làm việc có ích cho đất nước nhưng anh là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình là nhỏ bé, nhỏ bé so với những người khác. Anh chỉ dành 5 phút ngắn ngủi để cho ta thấy hết cả con người anh, cả những khó khăn trong công việc của anh. Niềm vui, niềm hạnh phúc được đón khách đến thăm làm tỏa sáng khuôn mặt anh, làm ông họa sĩ muốn vẽ kí họa về anh. Anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ những người đáng vẽ hơn mình. Đó là ông kĩ sư nông nghiệp ngày đêm vất vả tạo ra những củ su hào to hơn ở vườn rau Sa Pa hay anh cá bộ khí tượng nghiên cứu, thiết lập bản đồ sét. Anh đã hiểu ra giá trị của sự hi sinh thầm lặng, cái nghĩa tình của những con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã khắc họa thành công hình ảnh anh thanh niên với những phẩm chất đáng quý. Anh là người sống đẹp, sống có ý nghĩa, luôn nghĩ và làm việc cho đất nước. Chính cuộc sống của anh đã gợi ra âm vang cho những thế hệ trẻ sau này. Anh là tấm gương tiêu biểu của hình tượng người lao động mới trong xã hội chủ nghĩa, lặng thầm góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước
Tác giả đã xây dựng tình huống truyện hợp lí, kể lại câu chuyện một cách tự nhiên bằng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, đồng thời miêu tả tâm tư, dáng điệu, cử chỉ góp phần tô điểm vẻ đẹp tế nhị của anh thanh niên. Các nhân vật phụ như bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư đã góp phần làm đẹp thêm cho nhân vật chính. Câu truyện giàu chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh thiên hiên vùng cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc lặng lẽ nhưng không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với đất nước, với mọi người.
Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động bình thường như anh thanh niên và ý nghĩa của những công việc thầm lặng và cao quý. Không chỉ thế truyện còn khiến ta thêm yêu con người và cuộc sống, thấy được ý nghĩa và niềm vui của lao động vì những mục đích chân chính một cách tự giác. Tâm hồn và những việc làm của anh thanh niên trong truyện cho ta thấy được trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước, thôi thúc ta rèn luyện bản thân để sống đẹp và làm gì đó có ích cho xã hội.
Tham khảo:
1. Giới thiệu chung
- Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt khi đất nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
- Chất lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 được biểu hiện qua những tình cảm, khát vọng cao đẹp vượt lên trên hiện thực cuộc sống gian khổ, khốc liệt và thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc.
- Chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 được thể hiện rõ nét qua bốn tác phẩm.
2. Cảm nhận về chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
a) Khát vọng cống hiến, niềm hăng say lao động xây dựng đất nước thể hiện qua hình tượng con người mới với ý thức trách nhiệm trong công việc, niềm hăng say lao động, khát khao góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Đoàn thuyền đánh cá).
b) Lí tưởng, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần lạc quan cách mạng, tình đồng chí đồng đội.
- Lí tưởng giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi)
c) Hình thức nghệ thuật
- Cách thức xây dựng hình tượng thơ và hình tượng nhân vật mang chất lí tưởng (người lính lái xe, đoàn thuyền đánh cá, cô thanh niên xung phong, anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn).
- Giọng điệu thiên về khẳng định, ngợi ca.
- Sử dụng các hình ảnh thơ gợi tả, thủ pháp nghệ thuật tương phản, cường điệu, nhịp thơ, vần điệu linh hoạt, chi tiết nghệ thuật truyện độc đáo.
3. Đánh giá chung
- Chất lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 qua bốn tác phẩm đã được thể hiện với những nét đặc sắc riêng. Chất lãng mạn đó là một trong những đặc trưng cơ bản của văn học cách mạng Việt Nam.
- Chất lãng mạn trong những tác phẩm của giai đoạn này là yếu tố lôi cuốn người đọc qua bao thế hệ.
Giữa những bộn bề , tấp nập của buổi chợ phiên văn học, giữa những đông đúc, phồn tạp của gian hàng hiện thực, những người nghệ sĩ là vị khách hàng đặc biệt. Văn học luôn đem đến cho con người ta những phút giây thư giãn thực sự. Đó là một hoạt động giải trí cao quý của tâm hồn. Mỗi thời kì lịch sử qua đi, văn chương đều ghi lại dấu ấn quan trọng. Và văn học ở mỗi giai đoạn thì mang những đặc điểm khác nhau. Đánh giá về văn học Việt Nam (giai đoạn 1945 – 1975) có ý kiến cho rằng : “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan , đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng”.
Văn học là tấm gương phản chiếu chân thực và cảm động hiện thực đời sống. Mỗi khi cảm xúc trỗi dậy và dâng trào đến mãnh liệt tác giả lại tìm đến văn thơ như một cách để giải bày, để kí thác nỗi niềm tâm sự. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 phản ánh một hoàn cảnh lịch sử hết sức đặc biệt. Khuynh hướng sử thi là văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca , trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạnh và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc – một niềm tin tất thắng. Nhận xét về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 muốn nhấn mạnh, khẳng định rằng: “Khuynh hướng sử thi được kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học này thấm nhuần tin thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng. Tất cả các yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam (1945 – 1975) giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
Vì:
+ Tác giả muốn bình thường hóa họ
+ Muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên đất nước.
* Qua đó em hiểu được : tác giả muốn các nhân vật trong truyện thể hiện tình cảm đối với nhau để nâng cao phẩm chất của mỗi con người và vấn đáp những câu văn vô danh, muốn nói chung đến tất cả mọi người để có thể đưa ra những lời khuyên cho mọi người.
NT không chỉ đường cho ta, nghệ thuật đốt lửa trong lòng ta, ý nói: nghệ thuật là thuộc về phẩm chất, cảm xúc, khơi dậy thiên tính nghệ sĩ trong mỗi con người. Ngọn lửa trong lòng chính là niềm say mê, sự đam mê của người nghệ sĩ.
Qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ta có thể thấy:
- Anh thanh niên là người có lí tưởng sống cao cả, chính anh thanh niên đã quyết định đối mặt với cô đơn, thử thách của cuộc sống một mình để làm công việc mà ít ai dám lựa chọn. Công việc tuy thầm lặng nhưng cống hiến được khá nhiều cho nước nhà.,
- Nhân vật ông họa sĩ: một người nghệ sĩ chân chính, đã có tuổi nhưng vẫn bước vào những chuyến hành trình để tìm cảm hứng nghệ thuật cho các sáng tác. Việc đi Sa Pa và gặp được anh thanh niên đã khơi dậy ngọn lửa đam mê và tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp trong lòng người họa sĩ già. Ông họa sĩ trăn trở nhiều về trách nhiệm và tinh thần sáng tạo nghệ thuật để có thể tạo ra được những tác phẩm có giá trị.
=> Chỉ qua hai nhân vật này ta thấy được chất thơ tỏa ra từ Sa Pa lạnh giá, mờ ảo trong sương khói. Sa Pa chỉ nghĩ đến cái tên thôi, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi nhưng lại có những người ngày đêm cống hiến thầm lặng, hi sinh thầm lặng cho đất nước. Vì vậy mà chất thơ, chất lửa, ngọn lửa của nghệ thuật, của tinh thần trách nhiệm với nghề như ngân nga lan tỏa.
=> Chỉ qua tác phẩm ta phần nào sáng tỏ được nhận định và thấy được vai trò, giá trị của nghệ thuật với cuộc sống.