Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghỉ hè năm ngoái, bố mẹ cho em về nhà dì Ngân chơi. Nhà dì Ngân ở gần biển, chính vì thế em rất thích ngắm cảnh biển vào buổi sáng. Ở đó, không khí rất trong lành và cảnh biển mới đẹp làm sao!
Từ đằng xa, ông mặt trời đỏ rực dần dần nhô lên làm cho người ta có cảm giác mặt trời đi ngủ ở dưới biển chứ không phải ở trên trời hay sau những đám mây. Mặt biển nhuốm màu đỏ cam bởi ánh mặt trời và trở nên lóng lánh như một tấm thảm tuyệt đẹp. Từng con sóng rì rào xô vào bờ như một bản nhạc chào buổi sáng êm tai.
Phía đằng xa, mây tím nhạt dần. Trên cao là những lọn mây xanh đã thành hình rõ nét. Khi ông mặt trời nhô lên cao nữa, ban phát ánh sáng xuống tất cả, mọi vật càng trở nên sôi động hơn. Từng đàn chim hải âu chao liệng trên mặt biển thật thanh bình. Các thuyền đánh cá bắt đầu căng buồm ra khơi đánh cá. Tiếng trẻ con, tiếng người lớn làm xôn xao cả một vùng chài. Có những chiếc thuyền đánh cá ra khơi từ đêm hôm trước giờ đã về bến với những sọt cá đầy ắp, trắng phau phau.
Bức tranh biển cả vào buổi sáng thật đẹp và ấn tượng. Chính vì vậy mà đã hơn một năm trôi qua, em vẫn nhớ như in cảnh biển buổi sáng hôm đó. Em ước gì biển cả không bao giờ có bão hay sóng thần mà luôn thanh bình và giàu đẹp như thế.
1.
Bài văn Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn một: từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây". Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã qua đi.
- Đoạn hai: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lộ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.
- Đoạn ba: từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết: Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
2.
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:
- Không gian trong trẻo, sáng sủa.
- Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.
- Nước biển lam biếc, đậm đà.
- Cát lại vàng giòn.
- Lưới càng thêm nặng mẻ.
Những từ ngữ chủ yếu là tính từ đó cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.
3.Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông,m. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.
4.
Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm quanh cái giếng nước ở ria đảo và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh bình dị lao động khẩn trương nhưng lại thanh bình được bộc lộ rõ qua các chi tiết “ cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đêh cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về”.
- Cảnh tác giả và mọi người tắm quanh giếng.
Cảnh chị Châu Hoà Mẫn địu con dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
Câu 1:
Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.
* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi
Câu 2:
Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:
- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.
- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).
- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).
- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).
* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
Trá lời:
Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề ‘Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?
Nhưng rồi:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).
Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
Ra thế Lượm ơi ...
Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
- Thôi rồi, Lượtn ơi!
Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.
- Lượm ơi, còn không?
Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.
Câu 4:
Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:
- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.
- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.
- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?
Câu 5:
Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.
Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 99)
1.Nêu đại ý của bài văn.
Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn
Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.
2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy:
a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?
Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.
4.Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Câu 1:
Đại ý của bài văn:
Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.
Bố cục và ý chính của mỗi đoạn:
- Mở bài: Từ đầu đến “chí khí như người”.
=> Giới thiệu chung về cây tre
- Thân bài: Từ “Nhà thơ đã có lần ca ngợi” đến “Tiếng sáo tre diều cao vút mãi”.
=> Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.
Phần thân bài có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ “nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy".
=> Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.
- Đoạn 2: Từ “Như cây tre mọc thẳng” đến "tre, anh hùng chiến đấu".
=> Tre cùng người đánh giặc.
- Đoạn 3: Từ “Nhạc của trúc, nhạc của tre” đến "tre cao vút mãi".
=> Tre đồng hành với người tới tương lai.
- Kết bài: Còn lại
=> Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre là người nhà.
- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.
- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
- Tre là đồng chí chiến đấu
- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
Phép nhân hóa cây tre giúp cây tre như có tình cảm thân thiết với làng quê, thôn xóm, cây tre trở thành người bạn tốt, trở thành anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.
Câu 3:
Ở đoạn cuối tác giả hình dung rằng khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, sắt, thép có thể nhiều hơn, thay thế tre, nứa. Nhưng tre, nứa vẫn còn mãi, xuất hiện trong cuộc sống của con người: che bóng mát, làm cổng chào, hòa trong khúc nhạc truyền thống,...
Câu 4:
Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
Cây tre tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam bởi cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Miêu tả hình ảnh của bố (mẹ) trong một lầm em mắc lỗi.
Tình mẫu tử là thứ tình cảm không gì có thể so sánh được. Cha mẹ sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, cha mẹ không muốn ta buồn lòng, nhưng chúng ta lại thường xuyên làm cha mẹ buồn. Tôi cũng vậy, đã không ít lần tôi làm mẹ buồn, nhưng lần tôi thấy áy láy nhất, đó là việc xảy ra vào cuối năm học lớp 5.
Tôi là một đứa trẻ ngoan, chăm học. Hàng ngày tôi đi và về rất đúng giờ, không bao giờ tôi mải chơi quá mà quên về nhà như đám bạn cùng xóm tôi cả. Thế rồi một ngày đám bạn kia cũng rủ rê chúng tôi, chúng rủ tôi chơi những trò chơi rất thú vị, đến những nơi rất vui. Dần dần tôi cũng thấy ham mê những trò chơi ấy. Rồi cái ngày ấy cũng đến, tôi thường về nhà muộn hơn, và tệ hai hơn tôi còn trốn học đi chơi theo bọn bạn.Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Có lẽ cô giáo đã trao đổi với mẹ và mẹ đã biết điều đấy.
Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về, khác hẳn mọi ngày mẹ thường về sau tôi, thì nay mẹ đã đợi sẵn tôi ở nhà. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.
Tôi thấy mẹ rất lạ, cái cốc mẹ đang cầm trên tay rơi xuống đất vỡ. Có lẽ mẹ đã quá bất ngờ với thái độ của tôi, gương mặt mẹ hằn lên một chút đau đớn và bực bội. Tôi cũng sợ hãi mà buông cặp xuống đất, cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà. Mẹ không nói năng gì làm tôi thấy sợ hãi vô cùng.
Hôm đó bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh thang. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Tôi cứ ngồi một chỗ mà nhìn mẹ, mẹ không ngoái lại nhìn tôi thêm một lần nào. Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.
Tôi chưa thấy khi nào mẹ tôi lại buồn đến vậy, tôi chực muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.
Sau bữa cơm, mẹ vẫn mang tâm trạng buồn bã và chuẩn bị đi làm để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa, anh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Tôi òa khóc nức nở một mình.
Sau bữa cơm tối, mẹ vẫn không nói gì với tôi, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.
Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...
Sau lần đó tôi tự hứa với lòng không bao giờ làm mẹ buồn lòng nữa, tôi đã cố gắng học tập thật tốt, luôn vâng lời cha mẹ. Bây giờ tôi đã trở thành một học sinh giỏi của lớp, nhưng mỗi khi gặp bài khó, hay lũ bạn có rủ rê chuyện gì, hình ảnh mẹ tôi lần đó lại hiện về và tôi đã chiến thắng được những ám dỗ cũng như những khó khăn đó. Tình yeu của mẹ thật bao la, rộng lớn, mỗi chúng ta hãy đừng để mẹ buồn nhé.
1.Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:
- Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để người khách nhận ra được nhà em?
- Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua?
- Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Lực sĩ là người thế nào? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của một lực sĩ?
Trong những tình huống trên, em đã phải dùng văn miêu tả. Hãy nêu lên một số tình huống khác tương tự và rút ra nhận xét thê nào là văn miêu tả.
- Một số tình huống khác:
* Có một em nhỏ hỏi em con trâu có hình dạng ra sao, em phải nêu được những đặc điểm tính chất nổi bật của con trâu để em nhỏ hình dung ra.
* Em đã có dịp đi thăm Huế. Bạn em chưa đi lần nào nên rất muốn biết Huế ra sao. Em phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật ở Huế để bạn em hình dung.
- Nhận xét:
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Khi miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất.
2. Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có hai đoạn văn miểu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:
a/ Hai đoạn văn có giúp em hình dung ra được đặc điểm của hai chú dế?
b/ Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?
Câu 1: Tóm tắt
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.
Câu 2:
a. Nhân vật chính là người anh và Kiều Phương. Tuy nhiên, nhân vật người anh là nhân vật mà tác giả muốn thể hiện chủ đề thái độ và cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác. Nhân vật người anh là nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện.
b. Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh.
Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.
Câu 3:
a. Diễn biến tâm trạng của người anh:
- (1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ: Người anh rất tò mò và hiếu kì: "Tôi bắt gặp: Tôi quyết định bí mật theo dõi ..."
- (2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện: Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái. Việc lén xem những bức tranh của em vẽ và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh thực hiện tài năng của em và sự kém cỏi của mình.
- (3) Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" được giải nhất: Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân.
b. Người anh khi biết em gái có tài hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia được vì:
-
Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
-
Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
-
Anh cảm thấy ghen tị với em.
Những lý do đó mà cho anh ta "gắt um lên", "khó chịu" hay "quát mắng". Và những điều này lại làm cho anh ta thêm xa lánh em.
c. Tâm trạng "ngỡ ngàng" là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt "tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ"; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.
Câu 4:
Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.
Câu 5:
Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tạo chế màn vẽ, ham học Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư (vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè; sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát).
- Tài năng:
-
Bé Quỳnh xem tranh và reo lên khe khẽ.
-
Chú Tiến Lê thẩm định cao.
-
Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.
-
Bức tranh được giải nhất quốc tế.
- Lòng độ lượng và nhân hậu:
-
Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.
-
Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.
-
Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.
Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.
1.Kể tóm tắt văn bản
Kiều Phương là em gái nhỏ của nhân vật tôi, cô bé có niềm đam mê hội họa từ nhỏ, Kiều Phương thường xuyên lôi những đồ vật trong nhà ra làm chất liệu cho bức vẽ của mình, mặt luôn lấm lem nhọ bẩn, nhân vật tôi đã gọi Kiều Phương với cái tên thân mật là Mèo. Những bức vẽ của Kiều Phương được chú họa sĩ Tiến Lê phát hiện và chú đánh giá cao năng lực và tài năng hội họa của Kiều Phương làm cho cả gia đình ai nấy đều vô cùng vui mừng
1. buồn, vui, giận
chơi thân với nhau thì thàng bạn thân
2.Nói chuyện hợp với nhau thì thành bn thân :)
haha