K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2018

what??, đây là môn lịch sử bạn ơi

13 tháng 9 2018

a, x2 - 4x + 9 = x2 - 2.2.x + 22 + 5 = (x - 2)2 + 5

có (x-2)2 luôn lớn hơn hoặc bằng 0 suy ra (x-2)2 + 5luôn lớn hơn hoặc bằng 5 do đó biểu thức không âm

b, 9 - 6x + x2 = x2 - 6x + 9 = x2 - 2.3.x + 32 = (x - 3)2

có (x - 3)2 luôn lớn hơn hơn hoặc bằng 0 do đó biểu thức không âm

c, 1 - x + x2 = x2 - x + 1= x2 - \(\dfrac{1}{2}\).2.x + (\(\dfrac{1}{2}\))2 + \(\dfrac{3}{4}\) = (x-\(\dfrac{1}{2}\))2 + \(\dfrac{3}{4}\)

có (x - \(\dfrac{1}{2}\))2 luôn lớn hơn hoặc bằng 0 suy ra (x-\(\dfrac{1}{2}\))2 + \(\dfrac{3}{4}\) luôn lướn hơn hoặc bằng \(\dfrac{3}{4}\) do đó biểu thức không âm

23 tháng 7 2020

Đây là Box Lịch sử, bạn vui lòng đặt câu hỏi này ở Box Toán

23 tháng 7 2020

Vâng ạ !

21 tháng 10 2017

1, * Cách mạng tư sản Anh

- Ý nghĩa: Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa.

*Cách mạng tư sản Mĩ

- Ý nghĩa: Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu và phong trào giành độc lập dân tộc ở châu Mĩ la tinh.

* Cách mạng tư sản Pháp:

- Ý nghĩa: Mở ra thời đại thắng lợi và củng dố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới.

2, - Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
3, Ý nghĩa:
-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản .
-Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.

4,???

5,

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa

6,Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á : Anh chiếm Mã Lai. Miến Điện : Pháp chiếm Việt Nam. Lào và Cam-pu-chia : Tây Ban Nha,rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin : Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ờ Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.

Chúc bạn học giỏi

21 tháng 10 2017

cảm ơn nhìu nha

18 tháng 12 2017

Câu 1:

Cách mạng tư sản, theo học thuyết Mác, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

18 tháng 12 2017

Câu 5:

- Anh, Pháp ,...: tiến hành cải cách kinh tế xã hội

- Ý ( Italia) Nhật Bản, Đức tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị, phát động chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới.

25 tháng 12 2018

1. Liên Xô đã thực hiện các biện pháp:

- Nhân dân Liên Xô đã thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

- Nhân dân Liên Xô tiến hành cải tạo nền nông nghiệp.

- Công cuộc cây dựng xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua các kế hoạch 5 năm.

2. Ở Liên Xô: Từ năm 1928 đến năm 1932.

Ở nước ta: Từ năm 1961 đến năm 1965.

11 tháng 12 2019
STT Thời gian Sự kiện
1 1/9/1939 Đức tấn công ..Ba Lan.
2 .Ngày 3-9-1939.. Anh, Pháp tuyên chiến với phát xít Đức: Thế chiến II bùng nổ
3 6/1940 ..Đức tiến công và chiếm ¾ lãnh thổ nước Pháp
4 9/.1939.. Ý tấn công Ai Cập, Nhật tấn công ..Trung Quốc.
5 .22../6/1941 Đức tấn công Liên Xô
6 7/12/1941 .nhật bán.. tấn công Mĩ ở Trân Châu Cảng
7 Ngày 1-1-1942,... Thành lập Mặt trận Đồng minh chống phát xít
8 17/7/1942 Đức tấn công .. Xtalingrát (nay là Vongagrat)..
9 tháng 5 2018

câu 1

Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
- Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...

9 tháng 5 2018

câu 5

Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX:

+ Quy mô : khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc .

+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được .

+ Những biểu hiện cụ thể :

- Về chủ trương đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

- Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

- Về thành phần tham gia : đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.