K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0
4 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích ý nghĩa câu nói:

 

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:

-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.

-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.

-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.

-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.

-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....

Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:

-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.

 

-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.

-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....

Lời khuyên:

-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.

-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.

-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.

-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.

4 tháng 4 2021

Em cảm ơn nhiều nha chịyeuyeu

15 tháng 10 2021

 Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.

15 tháng 10 2021

tham khảo

Ba chìm bảy nổi là câu thành ngữ chỉ cuộc đời con người gian nan lận đận, vất vả, gian truân, lúc lên lúc xuống, khi sướng khi khổ, và những điều này đan xen nhau một cách triền miên, dai dẳng, ý nói con người đó phiêu dạt, vất vả long đong. Cũng giống như hình ảnh một vật, hoặc một đám bèo bập bềnh trôi nổi trên mặt nước, không cố định, chìm lổi lênh đênh.

29 tháng 1 2017

Chọn A

3 tháng 10 2021

Chọn A. Lời của cha mẹ nói với con cái

1. Bài ca dao trên là lời ru của mẹ với đứa con 

- Nói về công lao to lớn của cha mẹ .

- Giọng điệu ấm áp , du dương . Nhắc nhở con về công lao sinh thành , dưỡng dục của mẹ cha . Khuyên nhủ con phải luôn ghi nhớ công lao ấy , vì cha mẹ mà làm nhiều việc tốt . 
2. ND chính của 2 dòng đầu: Công lao lớn , tình yêu của mẹ cha dành cho con . Dùng phép hoán dụ , Lấy những thứ trìu tượng : Công cha , nghĩa mẹ để so sánh với các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ : Núi ngất trời , Nước biển Đông .

 Biện pháp tu từ  được sử dụng : Hoán dụ , so sánh .

Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp đó ở từng dòng : 

Công cha như núi ngất trời : |Hình ảnh núi ngất trời đc so sánh , hoán dụ với Công cha .

-> Công lao của cha cao vút , không thể với tới
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông : | Nước ở ngoài biển  Đông đc So sánh , hoán dụ vs Nghĩa mẹ 

-> Nghĩa mẹ như nước dồi dào , ào ạt không thể đong đếm .

3. Ơ dòng 3, tác giả dân gian đã láy lại hình ảnh : Núi cao , biển rộng mênh mông . 

Có khác so với dòng 1 và 2 : Cả Núi và biển đều lớn lao , vĩ đại chứ không chỉ riêng 1 .

Cách sử dụng lặp hình ảnh như vậy nhằm mục đích : Nhấn mạnh công lao của cha mẹ sâu sắc, mênh mông , không gì có thể so sánh đc . 
4. Giải thích cụm từ cù lao chín chữ :  Chín chữ cù lao ấy là: Sinh – Cúc – Phủ – Súc – Trưởng – Dục – Cố – Phục – Phúc.

Dòng cuối khép lại bài ca dao muốn nhắn nhủ : Hãy ghi nhớ công ơn của cha mẹ , người đã tạo dựng , bồi dưỡng chúng ta . Ta như những mầm non nhỏ nếu không có người trồng , chăm sóc sẽ héo úa , hư nát . Nhờ người gieo trông mà ta mới trở nên xanh tốt , đẹp tươi .

@ Bài có vẻ hơi lủng củng nhỉ ? Xinloi ~~ Mình chỉ viết đc vậy thôi !