Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
"Cũng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.''
=> Từ láy ''xanh xanh''
Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu tính biểu cảm
Cho thấy sự mênh mang của cây cối, của khoảng cách xa vời
2.
''Con đê cát đỏ cỏ viền
Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò. ''
=> Từ láy: leng keng
Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu sức gợi
Cho thấy âm thanh nhạc ngựa cất lên nhẹ nhàng, êm dịu
Ngĩa của từ là nội dung( sự vật, hiện tượng, tính chất, quân hệ,...) mà từ biểu thị
Từ nhiều nghĩa: từ mũi
Mũi1: chỉ bộ phận trên cơ thể con ngừoi dùng để thở, ngửi
Mũi2: là bộ phận sắc nhọn của vũ khi,...
Nghĩa khác của từ xuân: Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
* Ý nghĩa thực tiễn thực vật đối vs đ/s con ng là:
- Cung cấp thức ăn và khí ô-xi cho con người
- Đem lại giá trị kinh tế cao
- Làm thuốc chữa bệnh cho con người
- Làm đồ dùng trong nhà ở của con người
- Trang trí nhà ở cho con người
* VD:
- Cây táo, cây gạo, cây đậu, cây cà phê....(làm thức ăn)
- Cây nhân sâm, cây tam thất...(làm thuốc)
- Cây mít, cây xoan....(làm đồ dùng - lấy gỗ)
- Cây đào, cây mai...(cây cảnh)
Em tham khảo:
Từ đồng âm:
Má tôi đi chợ mua về một rổ rau má.
Trong đó từ “Má” đầu tiên là chỉ người, nghĩa là mẹ, còn “má” thứ 2 có nghĩa là một loại thực vật là rau má.
Từ đa nghĩa:
+ “Nhà”: Ngoài chỉ chỗ ở cùng với gia đình, “nhà” còn dùng để chỉ vợ hoặc chồng của mình khi nói chuyện với người khác.
TK
Từ đồng âm là gì ?
– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.
Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”
– Thường thì từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa nên muốn phân biệt được cần phải dựa vào từng trường hợp, câu văn cụ thể. Cách phân biệt:
+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.
+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.
Ví dụ:
– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”
=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.
– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.
Các kiểu đồng âm và ví dụ minh họa
– Kiểu đồng âm từ vựng
Quê ta mới xây con đường rất rộng.
Cafe đắng quá thêm chút đường vào đi.
– Kiểu đồng âm từ vựng – ngữ pháp
Hôm nay câu được nhiều cá.
Chỉ vài câu nói không biết có khuyên được cô ta không?
– Kiểu đồng âm với nhau qua phiên dịch
Anh ấy có cú sút thật tuyệt vời.
Thời gian gần đây sức khỏe bà cụ giảm sút quá.
– Kiểu đồng âm từ với tiếng
Giải bài toán sai em bị cốc đầu
Cái cốc bị vỡ.
Từ đồng nghĩa là gìCó rất nhiều khái niệm về từ đồng nghĩa, sau đây là khái niệm dễ hiểu.
Từ đồng nghĩa là các từ các điểm chung về nghĩa (hoàn toàn hoặc một phần) nhưng lại khác nhau về âm thanh. Có thể phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… hoặc đồng thời cả hai.
Ví dụ: “Con heo” và “con lợn” là hai từ đồng nghĩa. “Con heo” là từ trong miền Nam, “con lợn” là từ dùng ngoài Bắc.
Phân loại từ đồng nghĩa
– Từ đồng nghĩa hoàn toàn: hay còn gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ có ý nghĩa như nhau, được dùng giống nhau nên có thể thay thế lẫn nhau trong câu văn, lời nói mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.
– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: hay còn gọi là đồng nghĩa tương đối (đồng nghĩa khác sắc thái) là các từ có ý nghĩa tương đồng một phần, khi sử dụng thay thế lẫn nhau phải cân nhắc kĩ lưỡng sao cho phù hợp.
– Lưu ý:
+ Đối với từ đồng nghĩa đồng nghĩa không hoàn toàn tuy có ý nghĩa tương đương nhưng lại biểu thị một sắc thái ý nghĩa khác nhau. Vì vậy khi sử dụng nhất là làm văn thì phải lựa chọn từ sao cho phù hợp nhất để đúng nghĩa câu, đúng văn phong và hoàn cảnh.
+ Từ đồng nghĩa được sử dụng rất tốt trong viết văn, trong một số trường hợp nó phát huy tác dụng như một cách nói giảm nói tránh.
Ví dụ: “Ba tên cướp này đã chết trong trận càn quét của công an”
“Các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh trong trận chiến sinh tử ấy”
“Chết” và “hi sinh” là hai từ đồng nghĩa cùng biểu thị ý nghĩa sự ra đi của một cá thể con người. Nhưng trong trường hợp 2 được dùng “hi sinh” như một cách nói giảm nói tránh đi sự mất mát đau thương đồng thời thể hiện sự kính trọng, tiếc thương.
+ Ví dụ từ đồng nghĩa không hoàn toàn: tử nạn – hi sinh, vợ – phu nhân, ăn – xơi.
Đặt câu: “Hôm nay chúng ta ăn cơm với canh bí” – “Chúng mày cùng xơi hết đĩa hoa quả này nào”
+ Ví dụ từ đồng nghĩa hoàn toàn: thầy – cha – tía, mẹ – má – u,
Đặt câu: “Thầy vừa đi đâu về đấy ạ, làm con mong mãi?” – ” Con yêu cha nhất trên đời này.”
1. Trái nghĩa với lòng biết ơn : vô ơn ; vô ơn ; bội nghĩa ; bội ơn ; .....
VD : Về hành vi vô ơn :
- Hỗn láo với cha mẹ.
- Xấc xược với thầy cô.
- Không tôn trọng các bà mẹ anh hùng.
- Phát ngôn bậy ở những linh thiêng như nghĩa trang liệt sĩ.
Về các hành vi biết ơn :
- Giúp đỡ cha mẹ.
- Thăm mộ anh hùng liệt sĩ.
- Tôn trọng, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình.
- Tôn trọng thầy cô, cha mẹ.
2. Ý nghĩa của sự biết ơn :
- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
Cách rèn luyện :
- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.
- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như : thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ, ....
- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
Ẩn dụ:
- Khái niệm: Ẩn dụ là tên gọi sự vật hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…
Mắc gì chửi người ta
Thứ vô duyên , xàm , còn chửi người ta nữa trời rảnh vừa thôi chứ bạn ơi không giúp thì thôi chứ
ăn năn: cảm thấy day dứt, dày vò trong lòng mà mình đã mắc phải
vd: sau khi tôi đánh mất quyển vở của bạn tôi cảm thấy rất ăn năn
Từ láy: Vất vả.
Ý nghĩa: tình trạng phải bỏ nhiều công sức và trí lực vào một việc gì đó.
Ví dụ: Mẹ đã rất vất vả để nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành.