K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2023

Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng:

- Tin chiến thắng vang dội từ các chiến trường phía Nam đã thôi thúc các nhạc sĩ sáng tác.

- Đặc biệt, bản tin chiều ngày 28-4-1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho ra đời bài hát của nhạc sĩ.

- Tác giả muốn viết lên một ca khúc hòa chung niềm vui chiến thắng của đất nước.

5 tháng 12 2023

Câu văn nói về nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bài hát: “Bản tin chiều ngày 28-4-1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho ra đời bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.”

5 tháng 12 2023

- Tác giả:

+ Phạm Tuyên (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930 tại Hải Dương) là một nhạc sĩ Việt Nam. 

+ Ông từng là trưởng ban âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam. 

+ Ông là tác giả của nhiều bài hát xã hội chủ nghĩa nổi tiếng, như Có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng) và Đảng ta đã cho ta mùa xuân (Đảng cộng sản đã cho chúng ta mùa xuân).

- Về bài hát:

+ Như có Bác trong ngày đại thắng là một ca khúc nổi tiếng ở Việt Nam được sáng tác bởi nhạc sĩ Phạm Tuyên.

+ Tên gọi chính xác của bài hát được nhạc sĩ đặt là Như có Bác trong ngày đại thắng. 

+ Cho đến nay, tròn 45 năm đất nước giải phóng, cũng là 45 năm bài hát đồng hành cùng dân tộc.

+ Mỗi năm, cứ đến tháng 4 lịch sử, bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng lại vang lên khắp mọi nẻo đường. Dần dần, bài hát được hát không chỉ trong tháng 4, mà trong mọi cuộc vui, trong những ngày hội mừng của đất nước, của dân tộc, bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” lại vang lên rộn ràng. Đặc biệt là sau chiến thắng của đội bóng đá lớn của nước nhà trên sân cỏ, trong những ngày hội lớn của dân tộc…

- Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975:

+ Là ngày quân ta toàn thắng Mỹ - Diệm, đất nước thống nhất hai miền Nam – Bắc.

+ Thường được gọi là Ngày 30 tháng Tư, là sự kiện Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào thành phố Sài Gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

+ Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp chính thức thống nhất Việt Nam thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5 tháng 12 2023

Những biểu hiện cho thấy bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng "có số phận đặc biệt":

- Nó vượt qua thử thách của thời gian, đến mọi tầng lớp, giai cấp xã hội, không phân biệt biên giới quốc gia.

- Ở một số nơi, bài hát còn được dùng như bài ca "giã bạn" để kết thúc các cuộc gặp gỡ, mít tinh, văn nghệ quần chúng.

thαm khảo

30 tháng 4 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gợi nhớ những bài hát của một thời chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, nhưng cũng hào hùng, oanh liệt. Một trong những tác phẩm tiêu biểu đi cùng năm tháng gắn với ngày này là 'Như có Bác trong ngày đại thắng' của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đến nay, đã 43 năm trôi qua nhưng mỗi lần giai điệu của ca khúc ngân lên, thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc lại sống dậy như sự kiện trọng đại này đang diễn ra vậy. Tên gọi chính xác của bài hát được Nhạc sĩ Phạm Tuyên đặt là “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Tuy vậy tác phẩm vẫn thường được mọi người quen gọi là “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” mặc dù đây chỉ là câu hát mở đầu của bài. Có thể nói đây là bài hát hay nhất và cũng được đông đảo người dân biết đến trong số các bài viết về ngày toàn thắng của dân tộc ta. Với giai điệu giản dị, gần gũi, lời ca ngắn gọn, súc tích, cả nhan đề và lời chưa đến 60 từ. Vì vậy, bài hát được phổ biến một cách rộng rãi ở Việt Nam, được rất nhiều người dân biết đến và hát trong những ngày lễ, kỉ niệm lớn hay trong những dịp đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng. Đã 43 năm kể từ ngày bài hát ra đời, khắp các làng bản, xóm thôn, thị thành đến các miền hải đảo, núi cao mọi lớp người đều yêu thích. Trong trận thắng của U23 Việt Nam vượt U23 Qatar để giành vé vào Chung kết Giải vô địch bóng đá U23 Châu Á, khoảng khắc các cầu thủ và các cổ động viên cùng hòa giọng hát vang “Như có bác trong ngày đại thắng” đã khiến triệu con tim xúc động, rưng rưng nước mắt: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng. Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông, Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công. Việt Nam Hồ Chí Minh. Việt Nam Hồ Chí Minh. Việt Nam Hồ Chí Minh. Việt Nam Hồ Chí Minh.

20 tháng 10

:3

27 tháng 9 2016

1.Những chi tiết kì lạ :

- Thạch Sanh là thái tử được Ngọc Hoàng đưa xuống làm con hai vợ chồng già tốt bụng .

- Bà mẹ mang thai nhiều năm , khi chồng mất được lâu bà mới sinh hạ ra Thạch Sanh .

2.Những chi tiết đó hiện dụng ý :

- Thạch Sanh không phải người trần 

- Thạch Sanh là người kì lạ và phi thường vì mẹ mang thai rất lâu mới sinh ra Thạch Sanh .

30 tháng 9 2017

Còn câu chi tiết hiện thực giới thiệu về sự ra đời của thạch sanh đâu rồi

22 tháng 6 2017

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là:

- Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.

- Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi.

- Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0