Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hát ở “làng anh” | - Ở ven sông, ''quen hát Lí ngựa ô rồi'', hát vào tháng tư khi Hội Gióng. - Câu hát Lí ngựa ô ở ''làng anh'' hát theo đường đánh giặc. - Có thể thấy thời điểm ''làng anh'' là đang đi lính, ra trận. - Câu hát Lí ngựa ô như một khúc ca vang lên khi họ đi hành quân |
Câu hát ở “bên em” | - Ở bên em, câu hát Lí ngựa ô như một lời mời gọi, mang cảm giác mộc mạc của làng quê, sông nước miền Trung |
- “Làng anh ở ven sông”: hát vào tháng Tư khi chuẩn bị hội Gióng. Câu hát Lí ngựa ô ở ''làng anh'' hát theo đường đánh giặc, ai nghe cũng ngỡ mình đang đi trong mây, chẳng ai tin mình đang giong ngựa sắt. Có thể thấy thời điểm “làng anh” là đang đi lính, ra trận.
- Bên em: “móng ngựa gõ mê say”, “qua phá rộng duềnh doàng lên đợt sóng”. Ở bên em, câu hát Lí ngựa ô như một lời mời gọi, mang cảm giác mộc mạc của làng quê, sông nước miền Trung.
- Những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản:
+ Nhân vật "tôi" gặp Giang.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần đầu.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần thứ hai trên chiến trường.
Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.
Những cuộc gặp gỡ | Tình cảm của các nhân vật trong chiến tranh | |
1 | Giang và tôi ở giếng nước | - Cô nữ sinh tin yêu và sẵn lòng giúp đỡ anh lính trẻ: con người cởi mở, gần gũi, thân thiện, dễ cảm thông,... - Anh tân binh thì hóm hỉnh, nhanh nhẹn kiểu thanh niên. |
2 | Tôi và bố Giang (ở nhà bố Giang) | - Người bố: tác phong, điều lệnh quân đội, nghiêm nghị, giữ khoảng cách, cảnh giác khi cần. - Anh tân binh; nghiêm túc, có chút gì đó e ngại cấp trên. |
3 | Giang, tôi và bố Giang (ở nhà bố Giang) | - Khi đã làm quen, tin cậy, giữa người sĩ quan và anh lính trẻ cũng rất dễ cảm thông, tình cha con của người lính rất ấm áp. |
4 | Tôi và bố Giang (ở chiến trường Tây Nguyên) | Tình thương yêu Con và tình thương yêu chiến sĩ của người chỉ huy hoà làm một; lòng kính trọng của chiến sĩ đối với người chỉ huy; tình yêu, sự cách trở và niềm tin yêu. |
Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay
- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.
b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”
- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau
c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người
→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
- Những câu hát trong phần này tập trung thể hiện nỗi lòng, khát khao hạn phúc của Thị Mầu nhưng lại bị chú tiểu ngó lơ.
- Câu ca dao:
“Trúc xinh trúc mọc đầu đinh
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.”
=> So sánh hình dáng cây trúc với người phụ nữa Việt Nam trẻ trung, mong manh và xinh đẹp cho dù đứng ở đâu, dù ở góc độ nào vẫn xinh.
+ Trong vở chèo Thị Mầu lên chùa
“Trúc xinh trúc mọc sân đình
Em xinh em đứng một mình chẳng xinh.”
=> Ở trong câu ca dao người phụ nữ đứng một mình, dù đứng ở đâu, góc độ nào vẫn xinh; còn trong vở chèo Thị Mầu thì nó được biến tấu đi, nhằm ghẹo chú tiểu, ẩn ý người phụ nữ xinh đẹp cần phải có đôi có cặp mới xinh, còn đứng một mình sẽ không xinh.
Văn bản | Cách đưa tin | Quan điểm của người viết |
Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống | Đưa tin đầy đủ, cụ thể, nhanh chóng về thời gian, địa điểm, người tham dự, các sự kiện khác diễn ra hôm đó | Tôn trọng các giá trị văn hóa, đưa tin đúng thực tế, đảm bảo tính khách quan |
Thêm một bản dịch ‘’Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật | Tóm tắt những thông tin chính, quan trọng nhất một cách ngắn gọn, hàm súc | Đảm bảo tính khách quan, chuẩn xác, lập trường nhân văn |
- "Qua truông rậm đến giờ anh buộc võng'' / ''gặp mối dây buộc ngựa gốc lim già''
- "'Ngựa tung bờm bay qua biển lúa'' / ''ngựa kìm cương nơi sông xòe chín cửa''