Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các ngành nghề nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học:
Nhóm ngành sinh học cơ bản:
+ Y học: Phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người,..
+ Dược học: Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,... Nhằm phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người. ngành sinh học
+ Pháp y: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, cơ bảnxác định tình trạng sức khoẻ hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động...Để giải quyết các vụ án dân sự; hoặc khám nghiệm tử thi, xét nghiệm DNA từ mẫu máu, tóc, da,... được thu nhận từhiện trường vụ án trong điều tra các vụ án hình sự.
Nhóm ngành ứng dụng sinh học:
+ Công nghệ sinh học: Tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y học, chăn nuôi,.. Góp phần nâng cao sức khoẻ con người.
+ Khoa học môi trường: Đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời chế tạo và sản xuất nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp sinh học (sử dụng tạo, vi sinh vật) cũng đã được ứng dụng rất hiệu quả.
+ Nông nghiệp: Áp dụng các kĩ thuật hiện đại góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản ngành ứng phẩm (gạo, trái cây, thuỷ sản,...) Và giảm chi phí sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu.
+ Lâm nghiệp: Phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý, ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lý và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể.
Một số ví dụ về vai trò của vi sinh vật trong đời sống hằng ngày:
- Phân giải các chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.
- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.
- Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại như: nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế,…
• Vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên:
- Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên: Vi sinh vật là một mắt xích quan trong trong lưới thức ăn của hệ sinh thái, góp phần tạo nên vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
- Làm sạch môi trường: Vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ từ xác chết của động, thực vật, rác thải, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước làm cho môi trường sạch hơn, hạn chế ô nhiễm.
- Cải thiện chất lượng đất: Các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ, một số vi sinh vật có khả năng cố định đạm góp phần cải tạo đất.
• Vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người:
- Trong trồng trọt: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học,… thay thế phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, mang lại năng suất cho cây trồng, bảo vệ môi trường.
- Trong chăn nuôi: ứng dụng vi sinh vật để ủ thức ăn cho vật nuôi, sản xuất các chế phẩm sinh học giúp vật nuôi tăng cường sức đề kháng, cho năng suất cao.
- Trong bảo quản và chế biến thực phẩm: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất rượu, bia, muối chua rau củ,…
- Trong sản xuất dược phẩm: ứng dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, men tiêu hóa,…
Ứng dụng trong thực tiễn | Cơ sở khoa học |
Xử lý rác thải, các chất gây ô nhiễm, sản xuất thực phẩm (bánh kẹo, nước mắm, syrup,…) | Khả năng phân hủy các chất hữu cơ |
Tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người | Khả năng tổng hợp các chất hữu cơ, tiết kháng sinh |
Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học | Khả năng tiết kháng sinh giúp tiêu diệt các vi sinh vật khác hoặc các loại côn trùng |
Sản xuất các chế phẩm dùng trong y học (vaccine, hormone…) | Là vectơ chuyển gene hoặc là kháng nguyên |
Bảo quản thực phẩm | Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật |
Một số loại chế phẩm sinh học từ vi sinh vật:
- Sinh khối (hoặc protein đơn bào): Tảo xoắn Spirulina (thuộc Cyanobacteria) là nguồn thực phẩm chức năng, tảo Chlorella được dùng làm nguồn protein và vitamin bổ sung vào kem, sữa chua, bánh mì.
- Amino acid bổ sung vào thực phẩm: Chủng vi khuẩn đột biến Corynebacterium glutamicum đã được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất các amino acid như glutamic acid, lysine, valine,… Ngoài ra, một amino acid được dùng làm gia vị nhằm tăng độ ngon ngọt của các món ăn đó là glutamic acid (ở dạng natri glutamate – mì chính).
- Nhận xét về tầm quan trọng của tin sinh học trong đời sống ngày nay: Tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học. Do đó, tin sinh học ngày càng có vai trò quan trọng và cần thiết cho đời sống ngày nay.
- Một số ứng dụng của tin sinh học được sử dụng trong nghiên cứu như: dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền để từ đó phát hiện và điều trị sớm; so sánh hệ gen (hay ADN), trình tự của các protein để xác định huyết thống, truy tìm thủ phạm, xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài;…
- Ở Nhật Bản họ sử dụng công nghệ tin học là robot trong việc hướng dẫn và điều dưỡng cho bệnh nhân.
Một số thông tin liên quan tới gôm sinh học:
- Khái niệm: Gôm sinh học là một số loại polysaccharide do vi sinh vật tiết vào môi trường
- Vai trò đối với vi sinh vật: Gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virus đồng thời là nguồn dự trữ carbon và năng lượng.
- Ứng dụng trong đời sống con người: Gôm được dùng trong công nghiệp để sản xuất kem phủ bề mặt bánh hay làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hỏa. Trong y học, gôm được dùng làm chất thay huyết tương và trong sinh hóa học dùng làm chất tách chiết enzyme.