Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
STT | Tên cây | Kiểu xếp lá trên cây | |
---|---|---|---|
Có mấy lá mọc từ một mấu thân | Kiểu xếp lá | ||
1 | Cây dâu | 1 lá | Mọc cách |
2 | Cây dừa cạn | 2 lá | Mọc đối |
3 | Cây dây huỳnh | 4 lá | Mọc vòng |
- Các lá ở mấu thân trên và mấu than dưới xếp so le nhau giúp các lá đều có thể nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất.
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- Các lá bố trí hợp lí, lá trên không che lá dưới giúp cho lá nhận được nhiều ánh sáng nhất.
Cây có lá biến dạng:
- Tua cuốn của cây mướp, bầu, bí: tua cuốn giúp cây bám vào giá thể để leo lên hoặc bám chắc vào giá thể.
- Cây bắt ruồi: lá biến thành cơ quan bắt mồi để bắt các động vật nhỏ bé, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Cây chuỗi ngọc: lá biến thành dạng hình cầu, màu xanh, dự trữ nước và chất dinh dưỡng cho cây.
- Cây hoa ngọc nữ: lá có màu trắng, vừa bảo vệ cụm hoa màu đỏ vừa dẫn dụ côn trùng thụ phấn cho hoa.
- Cây lan ý: lá biến màu trắng để bảo vệ cụm hoa.
- …
Cây có hoa rất đa dạng
- Môi trường sống: cạn, nước
- Dạng thân: thân gỗ, thân cỏ
- Dạng rễ: Rễ cọc, rễ chùm
- Kiểu lá: đơn, kép
- Gân lá: Hình mạng, hình cung, song song
- Khi bò trên đất ẩm, mỗi mấu thân có hiện tượng thân cây rau má có chùm lá và ra rễ phụ.
Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành cây mới vì cây rau má sinh sản sinh dưỡng bằng thân, thân có rễ và chồi.
- Củ gừng để nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới vì trên thân gừng có những chồi non, các chồi này mọc nhô lên khỏi mặt đất, và phát triển thành cây mới.
- Củ khoai lang để nơi đất ẩm có thể phát triển thành cây mới vì khi để nơi ẩm ướt sẽ mọc ra chồi mầm và bén rễ tạo cây mới.
- Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi đất ẩm có hình thành cây mới vì lá thuốc bỏng có thể mọc chồi có rễ ở mép lá, mỗi chồi đó ở nơi đất ẩm có thể hình thành cây mới.
STT | Tên cây | Sự tạo thành cây mới | ||
---|---|---|---|---|
Mọc từ phần nào của cây | Phần đó thuộc loại cơ quan nào | Trong điều kiện nào | ||
1 | Rau má | Thân bò | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi đất ẩm |
2 | Gừng | Thân rễ | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm ướt |
3 | Khoai lang | Rễ củ | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm ướt |
4 | Lá thuốc bỏng | Lá | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm ướt |
- Cấu tạo nón đực: Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm
- Cấu tạo nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc.
Đặc điểm cấu tạo | Lá đài | Cánh hoa | Nhị | Nhụy | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Chỉ nhị | Bao hay túi phấn | Đầu | Vòi | Bầu | Vị trí của noãn | |||
Hoa | + | + | + | + | + | + | + | Trong bầu nhụy |
Nón | - | - | - | + | - | - | - | Ở vảy |
- Một nón không có đủ các bộ phận giống như 1 hoa nên không thể coi nón là một hoa được.
- Hạt nhỏ, dẹt, hạt có cánh. Hạt nằm ở trên vảy.
- Điểm khác nhau cơ bản giữa nón đã phát triển và quả của cây có hoa là về vị trí của hạt, ở nón đã phát triển thì hạt nằm ở lá noãn( vảy), còn ở quả của cây có hoa thì hạt nằm trong quả.
-Như vậy thông chưa có hoa, quả thật.
Câu hỏi : Tìm thêm 1 số cây khác ở địa phương, điền vào bảng
- Đọc bảng trên em có nhận xét gì?
Trả lời
- Thực vật có thể cung cấp cho chúng ta: Lương thực, thực phẩm, dược phẩm, nguyên liệu sản xuất, …
- Nhận xét: thực vật Hạt kín có công dụng nhiều mặt, có ý nghĩa kinh tế lớn: Làm thức ăn cho sinh vật, cung cấp nguyên liệu sản xuất, dược liệu, làm cảnh, ...
Trả lời:
- Thực vật cung cấp thức ăn, đồ gỗ, thuốc, trang trí…
- Nhận xét: thực vật có nhiều công dụng trong cuộc sống của con người.