Tìm những câu văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau.
Ai giải đúng mình Tick cho...
Plea...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2021

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

29 tháng 4 2018

Tuổi thơ có lẽ ai cũng ít nhiều lưu giữ cho mình hình ảnh một dòng sông. Dù cho dòng sông ấy chỉ từng chảy hay vẫn đang chảy thì chắc hẳn kỉ niệm sẽ vẫn cứ chảy trôi trong tâm trí. Em cũng có một dòng sông như thế: con sông Hồng quê hương.

Ngày bé ông em thường dặn, đừng chơi men bờ sông, nhưng trưa hè với những trò chơi hấp dẫn cùng lũ bạn làm cho một con bé tinh nghịch quên hết cả những lời dặn dò của ông. Mấy đứa trẻ tụm năm tụm ba ra bờ sông lấy cát chơi trò xây lâu đài, con sông Hồng hiền hòa bồi đắp phù sa cho cả một dải đất ven sông canh tác trù phú. Con sông bắt nguồn từ một vùng sơn nguyên thuộc Trung Quốc, chảy qua một chặng đường dài rồi chảy qua bờ bãi quê em, nước sông đục ngầu phù sa, một màu phù sa nặng tình nặng nghĩa. Đứng từ trên cầu Thăng Long nhìn xuống, con sông cuộn lên những xoáy nước như những xoáy lông trên lưng chú trâu đang cần mẫn trên cánh đồng vậy.

Cũng có những khi dòng sông nổi giận, nước dâng lên cao tràn qua các bãi bồi do cát bồi giữa dòng sông, vậy là các ốc đảo xanh với nào là sậy, là lau, là những ruộng cải hoa vàng… cũng bị dòng nước cuốn đi hết cả; lại phải chờ khi dòng sông nguôi giận mới xanh trở lại.

Nhìn từ cao xuống, con sông như một dải lụa hồng uốn lượn qua những rặng tre xanh, những bờ cát xám rồi chảy đi thật xa về hướng chân trời, mà nơi ấy không biết có những vùng đất và con người nào đang chờ đợi. Dòng sông cứ chảy trôi rồi lại kết thêm bạn mới, rồi người ta lại gửi vào dòng sông những kỉ niệm vui buồn.

Dòng nước chảy cũng giống như thời gian chảy trôi, rồi cũng mang đi những câu chuyện để người ta sẽ nhớ, sẽ thương và không bao giờ trách móc, vì sông vẫn hiền hòa chảy mãi. Em sẽ mang đi trong hành trang cuộc đời một dòng sông quê hương, dòng sông của em nhưng cũng là người bạn lớn của biết bao người hôm nay và cả mai sau.


 

29 tháng 4 2018

BÀI VĂN TẢ SÔNG HỒNG
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”
Dòng sông có lẽ là một trong những cảnh đẹp không thể thiếu của những vùng quê, đặc biệt là những vùng quê nông thôn yên bình, để lại nhiều kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Vậy còn dòng sông đi qua thành phố tấp nập và nhộn nhịp thì sao? Mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau, còn với em, dòng sông Hồng chảy qua thành phố lại có một vị trí quan trọng trong trái tim.


Sông Hồng là một con sông dài và rộng. Em từng nghe bố em nói, sông Hồng chảy qua đa phần cấc tỉnh thành miền Bắc nên những tỉnh thành ấy được gọi chung là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Hồng có từ lúc nào và bắt nguồn từ đâu em cũng không biết rõ, chỉ biết rằng đaoạn chảy qua thành phố nơi em sống dài lắm, có lẽ đến vài chục ki – lô – mét, còn chiều rộng của nó, em cũng không thể đoán được, nhưng nó đủ cho tàu thuyền qua lại dễ dàng.


Em nghe cô giáo nói rằng, cái tên sông Hồng là bắt nguồn từ việc nước sông quanh năm đều có màu hồng đào bắt mắt do chứa nhiều phù sa màu mỡ tốt cho đất đai và cây trồng. Hai bên bờ sông không phải là những hàng liễu xanh thẫm rủ bóng xuống như đang làm dáng làm duyên, soi gương chải chuốt mà là con đê dài chạy dọc dòng sông cùng nhà cửa hai bên san sát. Những ngày hè nóng nực mà được ngồi dưới một cái ô lớn, thưởng thức những ly chè được bán trên bờ đê mà khoan khoái cảm nhận những cơn gió mát đang luồn vào mát tóc hay thư thả làm ngắm cảnh tàu thuyền tấp nập đi lại cũng là một trong những cách để đếm thời gian trôi.


Nước sông Hồng không trong vắt như những con sông khác bởi nó có chứa rất nhiều phù sa, hơn nữa mỗi ngày trên dòng sông này đều có rất nhiều tàu thuyền đi lại. Những chiếc tàu chở hàng cao lớn, những chiếc bè gỗ từ thượng nguồn xuôi dòng hay những con thuyền bé hơn là những vật thường thấy trên dòng sông rộng lớn này. Vì vậy, sông Hồng vốn là một con đường vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện cho những tỉnh thành châu thổ sông Hồng.


Vào mùa xuân, nước sông dâng lên đầy ắp, màu nước vào mùa nàu cũng đậm hơn màu nước vào những mùa khác trong năm. Mùa hạ về, mặt sông lại yên bình trôi mang theo những cơn gió nam còn thơm mùa hoa cỏ vào tận trong làng. Mùa thu đến, cảnh sắc hai bên bờ sông lại cành thêm thơ mộng, những cây liễu thả rơi những ‘chiếc thuyền” bằng lá liễu nhỏ xinh xuống làm lay động mặt nước. Mùa đông tràn về, mặt hồ phủ một tầng hơi nước mỏng, chập chờn như đang nhảy múa trên mặt sông, nước sông vào thời điểm đó rất lạnh và buốt.


Sông Hồng có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, nước sông có rất nhiều phù sa màu mỡ giúp cho đất đai và cây trồng luôn luôn xanh tốt tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Không chỉ thế, sông Hồng còn là một con đường giao thông vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện và còn cung cấp cho chúng ta một lượng thủy sản phong phú và cũng bồi đắp và mở rộng vùng đồng bằng màu mỡ.


Em rất yêu con sông Hồng bởi lợi ích mà nó đã đem lại cho người dân cùng vẻ đẹp của dòng sông vào tất cả các thời điểm trong năm. Em sẽ cố gắng bảo vệ môi trường và bảo vệ dòng sông khỏi bị ô nhiễm.

24 tháng 4 2017

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

Nét đặc sắc của bài Sông nước Cà Mau Nét đặc sắc của bài Vượt thác

- Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng đước, chợ trên sông: Rộng lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.

- Nghệ thuật chù yếu trong bài văn là so sánh.



- Cảnh sông nước hùng vĩ vừa thơ mộng vừa dữ dội của một vùng miền Trung khác nhiều với thiên nhiên vùng đất Mũi Cà Mau.

- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng là nhân hoá và so sánh.


Bạn tham khảo nha (nếu quá dài thì bạn cố gắng rút gọn nha)

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

15 tháng 4 2020

thanks buddy

ĐỀ SỐ 11.I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trướccâu trả lời đúng.1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?A. Dế Mèn phiêu lưu kíB. Đất rừng phương NamC. Quê nộiD. Rừng U Minh2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?A. Vùng cực nam của Tổ quốcB. Vùng Tây Nam BộC. Vùng sông nước miền TâyD. Vùng Nam Trung Bộ3. Cảnh...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 11.

I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước
câu trả lời đúng.
1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí
B. Đất rừng phương Nam
C. Quê nội
D. Rừng U Minh
2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?
A. Vùng cực nam của Tổ quốc
B. Vùng Tây Nam Bộ
C. Vùng sông nước miền Tây
D. Vùng Nam Trung Bộ
3. Cảnh nào dưới đây nêu nhận xét không đúng về đoạn trích Sông
nước Cà Mau?
A. Cảnh sông nước là một vùng rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống mang
vẻ đẹp hoang sơ, tươi mới.
B. Chợ Năm Căn là hình ảnh thu nhỏ về một cuộc sống tấp nập, trù
phú, có vẻ đẹp rất riêng của vùng đất Mũi.
C. Đoạn trích thể hiện năng lực quan sát rất tinh tế của tác giả để tạo
nên một bức tranh kí họa về sông nước Cà Mau thấm đẫm tình người.
D. Trí tưởng tượng bay bổng, cách ví von so sánh độc đáo cũng góp
phần tạo nên vẻ đẹp kiêu hãnh của vùng đất cực Nam Tổ quốc.
4. Dòng nào dưới dây nêu phương thức biểu đạt chủ yếu được sử
dụng trong đoạn trích Sông nước Cà Mau?
A. Tự sự
B. Biểu cảm kết hợp với tự sự
C. Miêu tả
D. Tự sự kết hợp với miêu tả

5. Điểm giống nhau giũa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà
Mau là gì?
A. Cùng hướng về vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sông nước
B. Cùng tả cảnh sông nước của miền Nam
C. Đều tập trung khắc họa vẻ đẹp sức mạnh của con người
D. Đều tái hiện cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của người dân
6. Nhân vật chính xuất hiện trong đoạn trích Vượt thác là ai?
A. Nhân vật" tôi"
B. Chú Hai
C. Con chú Hai
D. Dượng Hương Thư
7. Miêu tả cảnh Vượt thác trên sông Thu Bồn, tác giả muốn ca ngợi
điều gì?
A. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn khoáng đạt của
người lao động
B. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người trên nền thiên nhiên
rộng lớn, hùng vĩ
C. Trí tuệ của con người trong cuộc đấu tranh trinh phục thiên nhiên
đầy sức mạnh bí ẩn
D. Nghệ thuật chèo thuyền vượt thác của những người dân vùng sông
nước miền Nam Bộ
8. Đoạn trích miêu tả cảnh Vượt thác theo trình tự nào?
A. Con thuyền đi từ đoạn sông phẳng lặng rồi vượt qua đoạn sông
nhiều thác dữ và cuối cùng đến được đoạn sông yên ả vùng đồng
bằng
B. Từ đoạn sông có nhiều thác dữ, con thuyền, dưới tay chèo cự
phách của Dượng Hương Thư đã về được đoạn sông bình yên rất an
toàn
C. Thuyền từ đoạn sông vùng đồng bằng vượt thác có lúc do địa hình
hiểm trở lại quay đầu trôi tuột về Hòa Phước rồi mới tiếp tục vượt
thức

D. Thuyền vượt thức từ sáng cho đến chiều tối mới qua được vùng
nước lũ chảy xiết vô cùng nguy hiểm
II. Tự luận ( 6,0 điểm).
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản Sông nước Cà Mau thể hiện
sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng dước miền Tây Nam Bộ?
( 1,0 điểm)
Câu 2. Khi đã già, Dế Mèn thường kể lại cho các cháu của mình nghe
về những cuộc phiêu lưu trước đây và giúp các cháu rút ra những bài
học bổ ích. Hôm nay, Dế Mèn kể về Dế Choắt. Em hãy thay lời Dế
Mèn để kể lại kỉ niệm về chú Dế Choắt bất hạnh. ( 5,0 điểm)

mình tich luôn mình cần gấp

0
3 tháng 4 2020

câu 1: bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên vùng sông nước vùng cà mau .tác giả miêu tả theo trình tự :tả cảnh thiên nhiên rồi sau là cảnh sinh hoạt của con ng .Dựa vào trình tự miêu tả ta chia đoạn văn làm 2 đoạn :

Đoạn thứ nhất :từ đầu đến .... khói sóng ban mai. Đoạn này miêu tả quang cảnh thiên nhiên của vùng sông nc cà mau .

Đoạn thứ hai là phần còn lại tả cảnh sinh hoạt của con ng ở vùng cà mau.

Câu 2: ấn tượng đó là :

Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện .Trên trời  thì xanh , dưới thì nước xanh ,xung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá . Cái âm thanh đơn điệu triền miên của tiếng sóng biển dội vào .ấn tượng này đc diễn tả qua thị giác và thính giác

                                       FROM Hải Anh WITH LOVE<3 Chúc Bạn Học Tốt

* Cảnh thiên nhiên :

+ Vượt thác : Vừa rất êm đềm thơ mộng: “ thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.

Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: Núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ.

+ Sông nước Cà Mau : 

Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.

Kênh rạch chằng chịt.

Chợ liền sông, chợ ngay trên sông.

Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.

* Nghệ thuật miêu tả :

+ Vượt thác : Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.

Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp.

Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.

+ Sông nước Cà Mau : Lời kể theo ngôi thứ nhất.

Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền.

Văn hà @_@ Mik kém zăn bạn ới !!!

2 tháng 3 2018

Hok tốt nha

Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió. 
 

SÔNG NƯỚC CÀ MAUBài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, emhãy tìm bố cục của bài văn.Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việcquan sát và miêu tả?Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhậnqua những giác quan nào?Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn...
Đọc tiếp

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Bài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em
hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
quan sát và miêu tả?
Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhận
qua những giác quan nào?
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua… sương mù và khói sóng ban
mai.”
a) Tìm chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa
Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế của tác giả trong cách dùng từ ở câu
văn này.
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách
miêu tả màu sắc của tác giả.
Bài 5: Tìm chi tiết nói về sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn.
Bài 6: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Bài 7: Chọn và phân tích tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc trong
văn bản.

0