K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2017

- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:

      Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:

    Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.

Dựa trên câu ca dao:

    Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Tham khảo:

- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:

      Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:

    Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.

Dựa trên câu ca dao:

    Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

5 tháng 12 2021

giúp e tìm 1 bài thơ nữa ạ

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Văn học dân gian là nguồn cảm hứng sáng tác hoặc chất liệu thường được các nhà văn, nhà thơ sau này sử dụng trong các tác phẩm của mình. Góp phần giữ gìn và phát huy, sáng tạo các giá trị văn học Việt Nam.

- Ví dụ trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương có sử dụng chất liệu văn học từ dân gian là các câu thành ngữ:

Một duyên hai nợ âu đành chịu
Năm nắng mười mưa dám quản công

- Hoặc trong thơ của Nguyễn Trãi, trong dân gian có câu thành ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ngôn ngữ dân tộc lại: 

Ở đáng thấp thì nên đáng thấp 
Đen gần mực, đỏ gần son” 
(Báo kính cảnh giới -21) 

- Hoặc câu thành ngữ “Tay làm ham nhai, tay quai miệng trễ” và “Miệng ăn núi lở” , được tác giả gọt giũa, cách điệu hóa và nâng lên diễn đạt thành câu thơ như một lời khuyên răng về việc lao động: 

Tay ai thì lại làm nuôi miệng 
Làm biếng ngồi ăn lở núi non
(Báo kính cảnh giới - 22) 

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
– Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.
– Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.
Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:
a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.
b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

17 giờ trước (14:10)

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc, chứa đựng những giá trị văn hóa, đạo đức sâu sắc. Một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của truyện cổ tích là sự xuất hiện của những nhân vật có sức mạnh phi thường. Những nhân vật này không chỉ là biểu tượng của sức mạnh thể chất mà còn là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp, những ước mơ, khát vọng của con người. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu về một nhân vật như thế, đó là Thánh Gióng, một trong "tứ bất tử" của văn hóa dân gian Việt Nam.Thánh Gióng là một cậu bé kỳ lạ, sinh ra đã không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi. Nhưng khi nghe tiếng loa của sứ giả nhà vua tìm người tài đánh giặc Ân, Gióng bỗng cất tiếng nói, xin được đi đánh giặc. Cậu bé lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, mặc bao nhiêu cũng không vừa. Khi giặc đến chân núi Trâu, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông thẳng vào quân giặc.Sức mạnh phi thường của Thánh Gióng không chỉ thể hiện ở khả năng biến hóa và sức khỏe vô địch mà còn ở tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. Gióng không hề sợ hãi trước quân giặc hùng mạnh mà luôn xông pha, chiến đấu hết mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Sau khi đánh tan quân giặc, Gióng không màng danh lợi, không ở lại hưởng vinh hoa phú quý mà cưỡi ngựa bay về trời. Hành động này thể hiện sự thanh cao, giản dị và tinh thần vô tư, vị tha của người anh hùng.Vậy, những nhân vật có sức mạnh phi thường như Thánh Gióng có ý nghĩa, vai trò gì đối với đời sống con người?Thứ nhất, họ là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết dân tộc. Trong truyện cổ tích, những nhân vật có sức mạnh phi thường thường xuất hiện vào những thời điểm đất nước gặp nguy nan, khi có giặc ngoại xâm hoặc thiên tai địch họa. Sự xuất hiện của họ là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, của ý chí quật cường của cả dân tộc trong cuộc chiến chống lại kẻ thù hoặc khắc phục khó khăn.Thứ hai, họ là hiện thân của những ước mơ, khát vọng của con người. Trong cuộc sống thực tế, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, với những bất công, áp bức. Những nhân vật có sức mạnh phi thường trong truyện cổ tích là hiện thân của ước mơ về một sức mạnh có thể vượt qua mọi trở ngại, có thể chiến thắng mọi kẻ thù, có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.Thứ ba, họ là nguồn cảm hứng về những phẩm chất tốt đẹp. Những nhân vật như Thánh Gióng không chỉ có sức mạnh phi thường mà còn có những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước, lòng dũng cảm, tinh thần vô tư, vị tha. Họ là những tấm gương sáng để con người học tập và noi theo, để sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Thứ tư, họ góp phần giáo dục đạo đức và truyền thống văn hóa cho thế hệ sau. Thông qua những câu chuyện về những nhân vật có sức mạnh phi thường, người lớn có thể giáo dục cho trẻ em về lòng yêu nước, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Tóm lại, những nhân vật có sức mạnh phi thường trong văn học dân gian, đặc biệt là trong truyện cổ tích, có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Họ không chỉ là biểu tượng của sức mạnh, của ước mơ, khát vọng mà còn là nguồn cảm hứng về những phẩm chất tốt đẹp, góp phần giáo dục đạo đức và truyền thống văn hóa cho thế hệ sau.