K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2022

Luật điểm của bài "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" là:

- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

8 tháng 3 2022

TK
Luật điểm của bài "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" là: - Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

26 tháng 1 2018

Trình tự lập luận và chi tiết để giải thích"Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay"

- Ở đoạn 1, câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

- Tiếp theo, tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.

26 tháng 3 2021

tham khảo

 Luận điểm: Nhận định chung về Tiếng Việt (Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay...).

+ Luận điểm chính: Câu 1 (Tiếng Việt có những đặc sắc...)

+ Luận điểm phụ: (Câu 2 và 3)

-Giới thiệu đến vẻ đẹp của Tiếng Việt.

-Giới thiệu khái quát cái hay của Tiếng Việt.

26 tháng 3 2021

 tham khảo

 

Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả trình bày những ý kiến theo 2 phương thức: trực tiếp, gián tiếp.

   + Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp ở mặt ngữ âm

   + Ý kiến của một người nước ngoài: ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói, nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài

   + Hệ thống nguyên âm và phụ âm giàu thanh điệu, phong phú

10 tháng 5 2018

Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật:

- Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận.

- Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.

- Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu.

21 tháng 1 2018

+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;

    + Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

Câu 2: Trình tự lập luận và chi tiết để giải thích"Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay"

- Ở đoạn 1, câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

- Tiếp theo, tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.

Câu 3: Những chứng cứ để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt với cách lập luận chặt chẽ theo trình tự lập luận như sau:

- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.


 
- Nêu ý kiến của người nước ngoài, một giáo sĩ thạo tiếng Việt, để khẳng định lí lẽ.

- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.

Câu 4: Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.


 
Câu 5: Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn:

- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.

- Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp theo là giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.

- Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, không sa vào trường hợp quá cụ thể, tỉ mỉ.

- Về cấu trúc câu, tác giả thường sử dụng biện pháp mở rộng câu, vừa nhằm làm rõ nghĩa, vừa để bổ sung các khía cạnh mới hoặc mở rộng thêm ý.

p/s: kham khảo

23 tháng 5 2018

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại.

Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc đĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng" và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA>.<

22 tháng 7 2017

Chọn A

14 tháng 4 2022

bạn chụp bài lên dayy nha

14 tháng 4 2022

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử.

[...] Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu về thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng. […] Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc. Là một phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thoả mãn được nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kỳ diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hoá những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ…

 

Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

31 tháng 3 2021

Lập luận chứng minh

2 tháng 3 2018

lập luận chủ yếu ở đây là lập luận chứng minh