K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2023

Các hình ảnh nhân hóa có trong mỗi đoạn văn trên là:

a. Mầm non cựa mình tỉnh giấc.

Các loài chim đua nhau ca hát.

Bầu trời say sưa lắng nghe khúc ca rộn rã và mê mải ngắm nhìn những chiếc lá xanh nõn nà.

b. Trăng lẩn trốn trong các tán lá xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn.

Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.

Trăng chìm vào đáy nước.

Trăng đậu vào ánh mắt.

Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.

26 tháng 2 2022

a)Danh từ: Vầng trăng, ánh trăng, khu rừng

Động từ: tỏa

b)Danh từ: Gio, lá cây, đàn cò, mây

Động từ: thổi, rơi, bay

c)Danh từ: Tiếng chuông chùa, mặt trăng

Động từ: nhỏ lại

thank you

 

Tìm trạng ngữ trong các đoạn văn dưới đây:a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng.                                                                                                                                           Đoàn...
Đọc tiếp

Tìm trạng ngữ trong các đoạn văn dưới đây:

a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng.

                                                                                                                                           Đoàn Giỏi

b) Sau cơn mưa, con đường trước cửa nhà em đang khô dần. Trên đường, xe đạp, xe máy, ô tô đi lại đông như mắc cửi. Ở vỉa hè bên kia, bác Cường đang dọn đồ nghề ra để chữa xe cho khách qua đường. Góc phố, một đám trẻ chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân và tiếng cười giòn tan.

                                                                                                                                    Theo Dương Quỳnh Liên

1
6 tháng 10 2023

a, Mùa xuân, Sang hè, Khi lá bàng ngả sang màu lục, Sang đến những ngày cuối đông.

b, Sau cơn mưa, Trên đường, Ở vỉa hè bên kia,Góc phố

22 tháng 4 2023

Giải thích sự việc đứng trước

a,Trong nhà

b,Đêm đến

c,ở sân trường

21 tháng 4 2022

Buổi sáng

Về đêm

Ở ngoài sân trường

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.a. Tá lá Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Tá lá 

Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không chán.

(Đoàn Giỏi)


– Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì?

– Lá bàng được tả theo trình tự nào?

– Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất?

b. Tả hoa

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

(Mai Văn Tạo)


– Đoạn văn tả những đặc điểm nào của hoa sầu riêng?

– Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm nào của hoa?

c. Tả quả

Mùa hè đã đến. Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

(Theo Vũ Tú Nam)

– Tìm câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để tả quả nhãn. 

– Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

d. Tả thân cây

Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

(Theo Lép Tôn-xtôi)

Những từ ngữ nào tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em? 

1
29 tháng 9 2023

a.

- Câu mở đầu đoạn cho biết cây bàng mùa nào cũng đẹp.

- Lá bàng được tả theo trình tự thời gian từ mùa xuân đến mùa đông

- Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa đông nhất. Vì mùa đông lá bàng đỏ như đồng, có thể nhìn cả ngày không chán.

b.

- Đoạn văn tả những đặc điểm: thời gian trổ hoa, hương thơm, màu sắc và hình dáng của hoa sầu riêng.

- Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm hương thơm và hình dáng cánh hoa của hoa.

c.

- Câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để tả quả nhãn là: 

+ Câu văn sử dụng biện pháp so sánh: Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn, hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. 

+ Câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa: Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

- Tác dụng của những biện pháp đó là:

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, gần gũi với con người.

+ Giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

d.

- Những từ ngữ tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em là: sừng sững, nứt nẻ đầy vết sẹo, to xù xì không cân đối, quều quào xòe rộng, con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh, ....

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:a. Thân cây bàng vững chãi đỡ những cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ chĩa đều xung quanh. Cành cây nào cũng dày lá. Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh. Tán cây kết dày những bông hoa xanh ấy lặng lẽ che...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Thân cây bàng vững chãi đỡ những cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ chĩa đều xung quanh. Cành cây nào cũng dày lá. Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh. Tán cây kết dày những bông hoa xanh ấy lặng lẽ che mát một khoảng sân trường.

                                                                                                                 Vy Anh

- Đoạn văn có nội dung gì?

- Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Theo em, cây bàng đem lại ích lợi gì cho trường của bạn nhỏ?

b. Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm.

                                                                                                            Theo Băng Sơn

- Đoạn văn tả bộ phận nào của cây si?

- Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Tác giả đã nhân hoá cây si bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?

1
21 tháng 10 2023

a.

- Đoạn văn miêu tả cây bàng.

- Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng, xanh sẫm, dày dặn, bàn tay người lớn, một bông hoa xanh nhiều cánh.

- Theo em, cây bàng đem lại ích lợi cho trường của bạn nhỏ: che mát một khoảng sân trường.

b.

- Đoạn văn miêu tả lá cây si.

- Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh: nhỏ, nhiều, chòm râu, xanh quanh năm.

- Tác giả nhân hóa cây si trong câu "Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm". Điều này giúp cây si trở nên gần gũi, mật thiết với con người.