Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khu công nghiệp Phú Nghĩa – Hà Nội:
- Khu công nghiệp có vị trí đắc địa khi nằm trên trục Quốc lộ 6A nối giữa hai thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn, thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 23 km, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 40 km, cảng biển Hải Phòng 120 km, KCN có tổng diện tích lên đến 170 ha được đầu tư bài bản về hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ.
- Các ngành nghề chính: công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ, công nghệ tin học.
- Các nhà đầu tư hiện tại: Công ty Sản xuất linh kiện điện tử Toyota Electric Control (Nhật Bản); Công ty sản xuất thiết bị ô tô, xe máy Việt Chin (Đài Loan), Công ty Cổ phần Rượu Việt Nam – Thụy Điển, Công ty May thời trang cao cấp Starlight (Singapore), Tập đoàn thực phẩm CP (Thái Lan)
- Trong quá trình hoạt động suốt 1 năm qua, KCN đã thu hút được hàng chục doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký quyết định đầu tư với diện tích được lắp đầy lên đến 2/3 và tăng cao cơ hội việc làm cho người dân.
Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.
Số liệu năm 2021:
+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%.
+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.
=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.
- Tình hình phát triển công nghiệp may ở Việt Nam:
+ Những năm gần đây, ngành này liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
+ Trong 06 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù, tăng trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngành cần có giải pháp ứng phó,…
+ Công nghiệp may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Canađa, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong đó Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất từ 34 - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
- Phân bố không đồng đều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp may có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền.
+ Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội.
+ Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh.
+ Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn ngành.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.
Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.
Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
- Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người.
- Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:
+ Phân bố không đồng đêu theo không gian lãnh thổ.
+ Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triền lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
+ Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa đạng nhưng có giới hạn nhất định.
-> Nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản.
+ Dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên phân thành:
Tài nguyên thiên nhiên vô hạnTài nguyên thiên nhiên hữu hạn: tái tạo được và không tái tạo được.- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người:
+ Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế — xã hội. Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế...
* Ví dụ: Tại một vùng mọi thứ xuất hiện làm ra thiên nhiên nhưng khi phải chịu mọi thiên tai, bão lụt thì rất nhiều sự sống tại vùng đó bị tiêu hủy, tàn phá nặng nề, đó là kết thúc của sự sống. Con người khai thác các loại khoáng sản, hải sản lâm sản,…phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.
+ Là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế — xã hội.
* Ví dụ: Thiên nhiên cung cấp cho con người lượng tài nguyên lớn như nguồn nước, khoáng sản…
Lấy ví dụ chứng minh vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.
- Trong thời kì xa xưa, những tài nguyên thiên nhiên mà con người biết đến và sử dụng được rất hạn chế như: không khí để thở, nước để uống, các động, thực vật hoang dại trên cạn và dưới nước để làm thức án.
- Dần dần khi con người biết làm nông nghiệp, thì đất đai lại trở thành nguồn tài nguyên quan trọng.
- Công nghiệp phát triển, nguồn tài nguyên khoáng sản mới được khai thác và sử dụng mạnh mẽ làm công cụ sản xuất (quặng kim loại...), tiếp đến là nguyên liệu đốt cháy (dầu mỏ, khí đốt,..)
⟹ Việc mở rộng các danh mục tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của loài người, vào sự phát triển của xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia:
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, đặc biệt trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.
- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để tích luỹ vốn và phát triển ổn định.
+ Đối với hầu hết các quốc gia, việc tích luỹ vốn đòi hỏi phải có quá trình lâu dài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng mà có thể rút ngắn quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác sản phẩm thô để bán.
+ Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác, từ đó tạo ra cơ hội phát triển kinh tế ổn định.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên. Một số loại tài nguyên do khai thác đến mức cạn kiệt nên đã trở thành quý hiếm.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, tạo cho con người phương tiện sinh sống, tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
- Nước ta là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, đa dạng về chủng loại từ đó là cơ sở để phát triển một cơ cấu công nghiệp đa ngành, trước hết là công nghiệp khai khoáng, tiếp đến là chế biến.
+ Khoáng sản năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt -> phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp điện (nhiệt điện).
+ Khoáng sản kim loại như đồng, chì, kẽm, sắt, mangan,… -> công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu từ đó là cơ sở để phát triển công nghiệp cơ khí – chế tạo.
+ Khoáng sản phi kim loại như apatit, pyrit,… -> phát triển công nghiệp hóa chất.
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng như sét, cao lanh, đá vôi, cát, titan,… -> phát triển công nghiệp thủy tinh pha lê và sản xuất vật liệu xây dựng…
- Khoáng sản nước ta phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ nên chủ yếu hình thành các điểm công nghiệp khai thác nhỏ lẻ, quy mô nhỉ
- Các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao như than đá, dầu mỏ,.. -> sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, cơ sở để phát triển công nghiệp trọng điểm, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho nền kinh tế.
- Sự phân bố các loại khoáng sản quy định sự phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta. Ví dụ khai thác than và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than chỉ phân bố ở vùng than Quảng Ninh hay khai thác dầu mỏ và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí chỉ phát triển ở vùng Nam Bộ nước ta.