K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2024

Bài gì hả bạn?

20 tháng 1 2024

[Câu 1].Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông sở trường về truyện ngắn và bút kí với lối viết nhẹ nhàng gợi cảm đầy chất thơ

[câu 3].

Bố cục: 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu…đến…”Kìa, anh ta kia”: ( Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe.)

 

-Đoạn 2: Tiếp…đến…”không có vật gì như thế”: (Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư.)

 

-Đoạn 3: Còn lại: (Cuộc chia tay cảm động.)

 

[Câu 4].một anh thanh niên 27 tuổi sống trên đỉnh núi Yên Sơn.làm nghề vật lí địa cầu

 

1 tháng 10 2020

lên mạng soạn nha bạn ơi..!!!

5 tháng 10 2020

giới thiệu về tác giả:

-tên:nam cao

-năm :1917-1951

-quê:hà nam

-ông là 1 nhà văn  hiện thực xuất sắc với những truyện dài,truyện ngắn.

hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn :năm 1943

tóm tắt những sự việc chính trong truyện lão hạc thì mình chưa nắm rõ phần này

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy tìm hiểu về nhà thơ Tố Hữu (tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm chính, ...) *

Câu 2: Hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ "Khi con tu hú". *

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ. Hãy viết một câu văn có chứa nhan đề để tóm tắt nội dung bài thơ. *

Câu 4: Hãy tìm các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đâu. Cho biết biện pháp nghệ thuật được sử dụng cũng như tâm trạng của tác giả thể hiện trong khổ thơ. Qua đó em có nhận xét gì về tâm hồn của thi sĩ? *

Câu 5: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? *

Câu 6: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 4 câu thơ cuối bài? *

Câu 7: Tiếng chim tu hú trong câu đầu và câu cuối có gì khác nhau? *

1
8 tháng 2 2022

Chia nhỏ câu hỏi ra để người đọc giúp bạn trả lời nhé !!!!

8 tháng 2 2022

anh ơi , em hỏi cái:") . Có một bài của bạn này em trả lời nó đâu rồi ạ? Anh xóa à?

8 tháng 2 2022

Câu 1: Tố Hữu

`-` Tên khai sinh : Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002)

`-` Quê : Thừa Thiên `-` Huế

`-` Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

`-` Đời cách mạng thống nhất với đời thơ

`-` Phong cách thơ : chất trữ tình, chính trị sâu sắc.

* Các tác phẩm chính :

`-` Từ ấy (tác phẩm và lời hình )

`-` Việt Bắc

2, 

`-` Hoàn cảnh ra đời : Tháng 7/1939 , khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao thừa phủ ( Huế )

`-` Xuất xứ : 

`+` In trong tập thơ "Từ ấy" (phần 2)

`-` Thể thơ : lục bát

`-` Bố cục :

`+` Phần 1 : 6 câu thơ đầu : cảnh đất trời vào hè

`+` Phần 2 : 4 câu thơ cuối : tâm trạng người tù.

Câu 3 : 

 Nhan đề : KHI CON TU HÚ

`-` Độc đáo, gợi nhiều liên tưởng

`+` Về cấu trúc : chỉ là vế phụ của một câu trọn ý (trạng ngữ)

`+` Về ý nghĩa :

`*` Nhan đề mở, gợi mạch cảm toàn bài

`*` Tạo sự tò mò của độc giả

`-`  "Khi con tu hú" là bài thơ nói lên cảnh bí bách ngột ngạt khi bị giam cầm của nhà thơ Tố Hữu.

Câu 4 : Các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu :

`-` Hình ảnh :lúa chiêm, trái cây, vườn râm, bắp rây, diều sáo.

`->` Tiêu biểu, sống động của mùa hè.

`-` Âm thanh : chim tu hú, tiếng ve, diều sáo

`->` vui tươi, tưng bừng, rộn ràng.

`-` Màu sắc : vàng, màu hồng, màu xanh

`->` Rực rỡ, hài hòa

`-` Hương vị : thơm (lúa bắp), ngọt (trái cây)

`->` Ngọt ngào.

`-` Không gian : diều sáo lộn nhào

`->` khoáng đạt, tự do

 

 

 

8 tháng 2 2022

đừng ai xóa câu này :(((

25 tháng 10 2016

O. Henry tên thật là William Sydney Porter, ông sinh ra tại Greenboro, Bắc Carolina trong một gia đình có bố là bác sĩ. Năm William 3 tuổi, mẹ ông qua đời, William lớn lên trong vòng tay của bà và các cô chú. Không được học hành đến nơi đến chốn nhưng William là một cậu bé mê đọc sách. Năm 15 tuổi, ông bỏ học và làm việc tại hiệu thuốc của người chú ruột ở Texas. Một thời gian sau, ông đến Houston và làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Ông kết hôn với Athol Estes Roach năm 1887 và có một đứa con.

 

 

 

 

O. Henry chuyển đến New York năm 1902. Từ 12/1903 đến 1/1906, ông tham gia viết truyện đều đặn cho tờ World. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của ông - Cabbages and Kings (Bắp cải và vua chúa) - xuất bản năm 1904. Tập thứ 2 - Bốn triệu - ra đời 2 năm sau đó, tập hợp những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn như Món quà của các nhà hiền triết, Căn gác xép, Chiếc lá cuối cùng…

 

25 tháng 10 2016

Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O. Henry (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và còn nữa: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.

Những bối cảnh trong các truyện ngắn cũng phong phú, với nhiều truyện lấy Thành phố New York - nơi O. Henry sống tám năm cuối đời ông - làm bối cảnh, cộng thêm những mẩu chuyện phiêu lưu trong vùng Trung và Tây-Nam nước Mỹ. Tất cả đều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào thời khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lúc đường Thành phố New York còn được thắp sáng bằng đèn ga, người còn dùng xe ngựa để di chuyển, nhiều dân chăn bò (cowboy, hay "cao bồi") vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nửa con mắt, dân đi tìm vàng tự lập nên những thị trấn mới rồi "tự cai tự quản", v.v.

Điểm đặc sắc trong truyện ngắn của O. Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười, để rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không quá sướng thỏa, hoặc bâng khuâng nhưng không quá nặng nề. Những dư hương nhẹ nhàng như thế đọng trong tâm tư người đọc khá lâu. Có lẽ do vậy mà vài truyện của O. Henry đã được chuyển thể qua sân khấu, sau này là điện ảnh và truyền hình, kể cả sân khấu kịch ở Việt Nam. Riêng truyện A retrieved reform, rút tư liệu từ thời gian tác giả ngồi tù (có ý kiến cho là dựa trên chuyện có thật), được chuyển thành kịch sân khấu rất thành công.

Nhiều người ngạc nhiên về tính đa dạng trong các truyện của O. Henry. Một ngày, khi ngồi với nhà văn trong một hiệu ăn, một người bạn ông đặt câu hỏi thay cho số đông người đọc: làm thế nào ông kết cấu được các tình tiết, ông tìm đâu ra những cốt truyện như thế? Nhà văn đáp: "Từ mọi nơi. Mọi thứ đều mang câu chuyện". Rồi cầm lấy tờ thực đơn trên bàn ăn, ông nói: "Có một câu chuyện trong bản thực đơn này." Đúng như thế: sau đấy ông viết nên truyện Springtime à la carte.

Thời sinh tiền, O. Henry gửi các truyện của ông cậy đăng trên nhiều báo cuối tuần và tạp chí văn học. Các truyện này sau đó được in lại trong những tập truyện ghi

26 tháng 10 2016

Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, Ngô Tất Tố cũng là một tên tuổi tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn. Ông đã kể về cuộc đời của chị Dậu- một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con, nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Một trong những đoạn đặc trưng đó là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu – người chồng ốm yếu của chị vừa được bọn cường hào thả ra sau những ngày đánh đập vì không có tiền nộp thuế. Chị Dậu đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi mới có thể có đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến lúc đưa được chồng về, nhà cũng chẳng còn gì, mãi mới có người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo loãng cho anh ăn. Cháo chín, chị ngồi quạt cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy ăn cháo. Trong đói nghèo khốn khó, người vợ ấy vẫn luôn yêu thương chồng da diết.

Chồng bị trói, bị cùm vì không có tiền nộp sưu thuế. Chị Dậu một mình tất tả chạy vạy mãi mà không đủ tiền. Túng quẫn khiến chị phải bán đàn chó mới sinh, bán cả đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Cảnh đứa con cầu xin “u đừng bán con”, cũng làm người mẹ như chị đứt từng khúc ruột. Vậy mà vẫn phải bán, vì không bán thì lấy đâu ra đủ tiền mà nộp sưu cho chồng. Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp khỏi tay bọn tay sai đi thúc thuế chúng đã lại đến đòi một khoản thuế thân vô lí – thuế của người em chồng chị đã mất từ năm ngoái.

 

Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa đến, chị cũng vẫn chỉ nhẹ nhàng van xin chúng: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông….., ông tha cho”. Chị nhẫn nhục, nhún mình để năn nỉ chúng tha cho anh. Dù sao, chị cũng chỉ là một người đàn bà thấp cổ bé họng, dù tức giận, nhưng cũng đâu thể làm gì được chúng.

Thế nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, ai cũng có giới hạn của mình. Chị Dậu cũng vậy. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.” Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay. Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu đã trở thành bề trên cảnh cáo lũ kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, dúi chúng, lằng chúng, xô đẩy chúng không còn một đứa nào lại được, đành lủi thủi ra về.

Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.

7 tháng 10 2021

giúp vs ạ 

 

6 tháng 8 2016

cái này là GV cho tham khảo

Tắt đèn là một “đoản thiên tiểu thuyết” xuất sắc về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.Cùng viết về nỗi khổ cực của người nông dân nhưng Ngô Tất Tố lại chọn một lối đi riêng.Oâng muốn lột trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân thông qua chính sách thuế khóa hà khắc ở nông thôn.Tắt đèn sừng sững một tượng đài nông dân-chị Dậu.Đó là một con người quyết chống lại cường quyền gian ác để giữ lấy chính cuộc sống của mình.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ chính là một lần chị phải đấu tranh như thế.

Chị Dậu chạy đôn,chạy đáo bán bòn đủ thức mới đủ suất sưu cho chồn.Vất vả nhưng được tai qua nạn khỏi nghĩ cũng mừng.Vậy mà ngờ dâu suất của chồng vừa mới lo xong lại sinh thêm suất sưu của người chết.Thế là trăm dâu đổ đầu tằm,biết là oan ức mà chẳng thể nào giải được.Lo một suất sưu chị đã “khuynh gia bại sản” nay lại thêm suất nữa,chị Dậu bị đẩy đến đường cùng.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ mở đầu bằng vài thở phào của chị.Anh Dậu sau khi bị đánh liên hồi kỳ trận được bọn chúng thả về.May thay bà láng giềng cho nắm gạo,thế là chị Dậu tất tả nấu cho chồng bát cháo mong cứu cho chồng ra khỏi cơn nguy khốn.Nhưng đáng thương thay,bát cháo vừa mới kịp đưa lên miệng thì bọn cai lệ ầm ầm xô tới với roi với thước.Trước sự hách dịch và hung ác,chị Dậu nhất nhất chỉ còn biết kêu oan “Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”.Nhưng cái câu nói ấy của chị Dậu có nghĩa gì đâu.Cai lệ trừng trợn trút một hai câu tai ngược “Mày định nói cho mày nghe đấy à?Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất”.

Đúng là “tức nước” sẽ đến “vỡ bờ”.Ở trong một hoàn cảnh khác,chị Dậu hẳn đã phải có vài câu đáp lại cái thói cư xử coi người như rác của bọn cai lệ nhà ông Lý.Nhưng chị Dậu vẫn kiên nhẫn van nài.Chỉ hẳn đã hiểu quá rõ cái thân phận hèn mọn của mình và lại càng hiểu hơn cái thói hung ác của bọn tay sai.Chị vẫn tha thiết “********!Nhà cháu đã không có,dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi.Xin ông trông lại”.Rõ ràng là ở đấy,câu nói của chị Dậu đã cứng cỏi hơn,đã có những dấu hiệu “không chịu được”.Lời xin của chị Dậu tỏ vẻ bất cần và không còn ngại ngùng nể sợ hoàn toàn như trước nữa.

Đến đây kịch tính của tình huống bắt đầu được đẩy lên cao.Cai lệ hầm hề “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ,thì ông sẽ dở cả nhà mày đi,chửi mắng thôi à?”.Câu nói vẫn đầy hách dịch của những kẻ bề trên quen coi người lao động là con trâu,con ngựa.Vừa nói hắn vừa lao sầm sầm vào anh Dậu.Thế là “chị Dậu xám mặt”,vội vàng chạy đến kêu xin.Chị vẫn năm ông mười ông mong khơi gợi một chút lòng thương hại từ tên cai lệ.Nhưng những lời khẩn khoản của chị ác thay lại được đáp lại bằng những hậu quả đấm chắc nịch từ tay cai lệ.Như lửa đã được đổ thêm dầu,chị Dậu “không thể chịu được”đành “liều cự lại”.Tâm lý chị Dậu rõ ràng đã có những biến đổi nhưng chưa phải là hành động hoàn toàn chủ động.Sự tàn ác của tên cai lệ đã đảy chị vào tình thế phải “liều mình”.

Song kịch tính của đoạn trích thực sự được đẩy đến cao trào khi cai lệ mạnh tay “tát ngang vào mặt chị Dậu”.Tức nước vỡ bờ,người đàn bà lực điền nghiến hai hàm răng “Mày trói ngay chồng bà đi,bà cho mày xem”.Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra phía cửa.Sức của anh chàng nghiện không chịu nổi một cái lẳng của người đàn bà.Đoạn văn là một sự thay thế “ngôi vị”.Từ lời xưng hô hèn mọn “cháu-ông”,chị Dậu bực mình đưa mình lên “bà” và hạ hắn xuống thành “mày”.Còn nữa,từ thế bị động chị Dậu đã không thể chịu được sự đè nén,quyết đứng ra bảo vệ chồng mình.

Tức nước vỡ bờ miêu rả một quá trình tâm lý.Ngô Tất Tố đã tạo ra một tình huống giàu kịch tính để rồi cứ thế nhân vật chính va chạm với những tính cách khác từ đó bộc lộ phẩm chất của mình.Quá trình diễn biến tâm lý của chị Dậu diễn ra nhanh chóng nhưng tinh tế.Đặc biệt nó rất phù hợp với quy luật phát triển tính cách cũng như hoàn toàn phù hợp với phẩm chất con người nhân vật.Đó là một sự thể hiện có tính toán và rất sắc sảo. của nhà văn.
 

6 tháng 8 2016

cái này là của GV dạy thêm

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ hiện lên là một người phụ nữ không chỉ hiền lành đảm đang mà còn vô cùng táo bạo, ngang tàn . Khó có thể tin rằng chị Dậu_một người đàn bà nhỏ bé, một người vợ thương chồng, một người mẹ yêu con dưới sự đè nén của lũ quan lại khốn kiếp lại dám (không phù hơp!) vùng lên chống lại trong một xã hội phong kiến thối nát, đầy dãy (sai chính tả " RẤY" ) bất công. Hành động mạnh mẽ ấy xuất phát từ tình thương chồng cùng long căm hờn (không phù hơp!) lũ quan lại sâu sắc. Chồng chị_ anh Dậu là người phải chịu nhiều khổ sở, bất công, bị đè nén bởi cái thứ gọi là sưu thuế đến mức “ vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.”Chúng quát tháo, thúc ép nộp sưu ngay cả khi anh đang đau ốm, ngay cả khi gia đình túng quẫn, khó khăn, phải lo ăn từng bữa , ngay cả khi chị Dậu van nài, xưng “ông”, “cháu” với mấy tên cai lệ nhãi nhép: “mày định nói cho cha mày nghe đấy à?”, “ nếu không có tiền nộp sưu, ông dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi ko à?”. Nhưng, chị vẫn nhẫn nhục, chịu đựng trước những lời nhục mạ ấy cho đến khi tên cai lệ bịch cho chị mấy phát rồi sấn đến trói anh Dậu. Chị mới sỗ sang` cự lại bằng một lời nói mạnh mẽ: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”Lời nói đanh thép ấy tựa như vừa phá tan bức tường giai cấp, đập tan khoảng cách giữa dân đen tôi tớ với lũ cai lệ khốn kiếp. Chị đã dám đứng lên, xưng “tôi” với “ông”, dám cự lại bằng một lời nói thách thức dù chị biết rằng hậu quả của việc ấy là không thể lường trước được, rằng cái đúng cũng không nghiêng về phía chị nhưng chị vẫn nghiến hai hàm răng khi tên cai lệ nhảy vào anh Dậu, quát lớn: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!” Người đàn bà quê mùa mà khi bị đày đoạ khổ sở quá, thương chồng quá cũng phải đứng lên. Lời nói ít học mà chất chứa sự uất ức, khổ đau về một xã hội tăm tối. Nhưng, vẫn chưa dừng lại ở đó, nỗi tức giận lên đến cực điểm khi chị túm lấy cổ tên cai lệ, dúi ra cửa, nắm lấy cây gậy của tên lí trưởng, túm tóm, lẳng cho hắn một cãi ngã nhào ra thềm. Rõ rang, sức mạnh của chị chàng con mọn đã chiến thắng mấy tên lẻo khoẻ, chỉ có cái mã, cái uy hão để răn đe tôi tớ. Nhưng, sức mạnh của người đàn bà lực điền hay tình thương chồng sâu sắc liêu có đủ đến khiến chị dám đánh cai lệ, những kẻ ngày ấy gọi là “cha,mẹ” của dân chúng. Rõ rang, dưới cái hình dáng quê mùa chân chất là một sức mạnh tiềm tang, khó khuất phục hay đánh đổ bởi cứ một nỗi đe doạ nào. Chị đã trở thành một người đàn bà ngang tang, táo bạo. Hành đông ấy tuy là của những người ít học nhưng nó vẫn rực rỡ, đẹp đẽ hơn bất cứ những lời nói văn hoa, sáo rỗng của tên nho sĩ nào.Hơn gì hết, đó là bằng chứng tốt nhất của sự phản kháng, của nỗi căm hơn vì bị bóc lột, đè nén. Cả một tác phẩm với những tình tiết, hoàn cảnh tăm tối đã như bừng sang lên bởi hành động rực rỡ của chị. Có thể, chị Dậu không phải là một hình tượng của thời đại, nhưng nhắc đến chị, là người ta nhớ đến lòng can đảm, của những sức mạnh tiềm tàng vốn tồn tại mà con người không bao giờ nhận ra

6 tháng 9 2018

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

THAM KHẢO