Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
:> Mik tưởng Lý Trạch là tên địa danh :
Đây nek :
Lý Trạch là một xã thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
Xã Lý Trạch có diện tích 22,13 km², dân số năm 1999 là 3.951 người, mật độ dân số đạt 179 người/km².
Đề phải là Lỳ Bạch!
Nhà thơ Lý Bạch sinh ngày 19-5-701 sau Công nguyên tại Thành phố Tây Vực, nước Trung Quốc, mất ngày 30 tháng 11, 762 sau Công nguyên.
Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Trường Giang, nước Trung Quốc. Ông sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con (giáp) trâu (Tân Sửu 701). Lý Bạch xếp hạng nổi tiếng thứ 31130 trên thế giới và thứ 84 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
Chúc bạn học tốt !!!
Khi nhà Đinh, nhà Tiền Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình (củng cố độc lập dân tộc, khôi phục thống nhất quốc gia) thì Hoa Lư cũng vừa xong sứ mệnh lịch sử của một Thủ đô thời kỳ đầu khi đất nước giành lại độc lập. Độc lập tổ quốc đã được thử thách và vững vàng hơn. Những tiền đề cần thiết cho bước nhảy vọt về kinh tế, phát triển huy hoàng về văn hoá đã được chuẩn bị qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Với nhãn quan chính trị xuất sắc của mình, nhà vua đã nhận ra vị thế đắc địa của thành Đại La. Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua đầu triều Lý quyết định dời đô. Mùa nước rẫy, thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống từ Hoa Lư ngược dòng cập bến Đại La. Tại vùng đất mới, nhà vua đổi tên là thành Thăng Long. Kinh thành mới đại thể được giới hạn bằng 3 con sông. Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngưu và chia làm hai phần: Hoàng thành và kinh thành. Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành, vị trí gần Hồ Tây, nơi có các cung điện hoàng gia, đồng thời là nơi thiết triều. Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa gọi là Cấm thành. Đây là nơi ở của hoàng gia, gọi là Long thành. Những cung điện chính còn ghi chép trong sử sách như: Điện Kiền Nguyên là điện chính, nơi vua làm việc, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân; bên phái mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn; chính Bắc dựng điện Cao Minh, đằng sau dựng điện Long An và Long Thuỵ để vua nghỉ ngơi, tiếp sau là cung Thuý Hoa và các cung khác để các phi tần ở,v.v... Gốm thời LÝ Năm 1029 vua Lý Thái Tôn cho xây dựng lại Cấm thành. Trên nền cũ của điện Kiền Nguyên dựng điện Thiên An làm chính, hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Đằng trước Thiên An là sân rồng, hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông, xung quanh bốn bề đều dựng hành lang và dải vũ. Chếch về phía Đông là điện Văn Minh và điện Quảng vũ. Phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương nơi đặt đồng hồ và báo canh. Đằng sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình bát giác, nối liền Thiên Khánh với điện Trường Xuân phía sau là các cầu Phượng Hoàng, trên điện Trường Xuân có gác Long Đồ. Năm 1203 lại thêm đợt xây dựng mới. Vua Lý Cao Tôn cho dựng thêm cung điện ở phía Tây tẩm điện: Chính giữa đặt điện Thiên Thuỵ, bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Thiềm Quang, đằng trước xây điện Chính Nghi, phía trên dựng điện Kính Thiên. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Vệt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau mở điện Thắng Thọ, trên có dựng gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh đều dựng nhà hành lang. Phía trái gác Nguyệt Bảo dựng toà Lương Thạch, phía Tây gác xây Dục Đường (nhà tắm). Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như gác Phú Quốc, thềm Phượng Tiêu, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, đình Ngoạn Y. Tất cả các công trình này đều có trồng hoa thơm cỏ lạ, “cách chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có vậy”(việt sử lược .t .14). Bao bọc các cung điện là một bức tường thành bảo vệ gọi là Long Thành với 10 vệ cấm quân ngày đêm canh gác. Tượng Phật Ngoài các cung điện, nhà Lý còn xây dựng khá nhiều các đền miếu, chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, chùa Hưng Thiên Ngự, chùa Chân Giáo, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp như: đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc; hồ Kim Minh vạn tuế có cầu Vũ Phượng đi vào núi đá giữa hồ; hồ Thuỵ Thanh, ứng Minh(đào 1051); hồ Phượng Liên (đào 1098), cạnh hồ dựng điện Sùng Uyên, điện Huy Dương, đình Lai Phượng, điện ánh Thiềm, đình át Vân cùng lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được mở trongkhu hoàng thành: vườn Quỳnh Lâm, Thắng cảnh, Xuân Quang, Thượng Lâm. Trong các vườn này còn đào hồ nuôi thả hải sản như đồi mồi cá biển...Tất cả các công trình kiến trúc trong hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng. Rồng thời Lý Khu thứ hai là khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên. Đời sống kinh tế tại Thăng Long thời gian này đã có nhiều thay đổi. Từ vị trí là một miền dân khang vật thịnh, nên khi trở thành Kinh Sư dân số Thăng Long ngày càng đông, hoạt động kinh tế của kinh thành ngày càng sầm uất, phồn thịnh hơn trước. Chỉ trong khoảng hơn một trăm năm sau khi trở thành kinh đô, tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn, mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Tứ đại khí: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh chính là được thiết kế từ thời kỳ này. Nhà Lý đã trải qua 9 đời ở kinh thành Thăng Long, đổi quốc hiệu là Đại Việt, tồn tại 215 năm
Từ thời Lý, cấu trúc “tam trung thành quách” đã định hình rõ ràng. Vòng thành trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là Cấm thành, vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, là Hoàng thành, hay còn gọi là Long thành. Vòng thành ngoài cùng bao bọc nơi ở của quan lại, thái tử, hoàng tử, anh em họ hàng nhà vua và dân chúng, gọi là Đại La thành. Vùng đất nằm giữa Hoàng thành và Đại La thành gọi là Kinh thành.
Với chủ trương không bao bọc thái tử và hoàng tử trong bốn bức tường Hoàng thành, các vua triều Lý luôn xây dựng cung điện ở ngoài thành cho các con trai của mình. Ngoài Hoàng thành là Kinh thành với muôn mặt đời sống thường nhật của người dân diễn ra mỗi ngày. Đó là cách tốt nhất để các thái tử và hoàng tử hiểu rõ việc đời, việc người, hiểu rõ về xã hội, dân chúng mà họ sẽ trị vì sau này.
Cung điện của Thái tử được gọi là cung Long Đức. Đây là cung điện cố định nhất trong số các cung điện dành cho con trai của nhà vua. Khi một hoàng tử được lập làm thái tử thì sẽ được dọn về ở tại cung này. Khi thái tử lên ngôi vua, cung này lại được dành cho thái tử thế hệ kế tiếp. Vì thế, chủ nhân của cung Long Đức có tính luân phiên.
Bên cạnh cung Long Đức, các phủ điện của các hoàng tử, hoàng thân quốc thích, các quan lại và doanh trại quân lính cũng tập trung tại khu vực Kinh thành. Đây là những công trình kỳ vĩ nằm xen kẽ với phố phường buôn bán và nơi ở, sản xuất của nhân dân, tạo thành tổ hợp phố phường thành thị sầm uất.
Thời Lý, Kinh thành Thăng Long được chia làm 61 phường là nơi ở, làm ăn, sản xuất và buôn bán của nhân dân. Nguyên nghĩa của chữ “phường” là “ô đất vuông”. 61 phường có từ thời Lý là 61 ô đất vuông tập hợp các hộ gia đình thành một đơn vị hành chính tương đương với một xã ở nông thôn. Các phường này được giới hạn với nhau bằng đường phố. Đây là kiểu quy hoạch kinh đô đặc trưng thời Trung đại. Tuy nhiên, Kinh đô Thăng Long lại có điểm đặc sắc riêng, ấy là mỗi phường đều là nơi tập trung các thợ thủ công làm chung một nghề và thường có chung một quê. Bởi vậy, người ta thường nói về “phường thợ xây”, “phường thợ mộc” hay “phường thợ hàn”. Phường từ một đơn vị hành chính đã gắn với nghề nghiệp chủ đạo của những người dân cư trú tại phường đó. Người dân thường mở cửa hàng bán sản phẩm của phường mình ở ven các con phố chạy qua phường, hình thành nên các con phố buôn bán chủ yếu chung một mặt hàng và phố được gọi tên theo mặt hàng kinh doanh từ đó. Điều này lý giải vì sao Thăng Long – Hà Nội cổ có những con phố mang tên Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Tre
Trung tâm Kinh thành Thăng Long có Thái Hồ là nơi nhà Lý dựng Văn Miếu và trường Quốc Tử Giám. Phía Nam Thái Hồ là hồ Chu Tước (sau gọi là hồ Bích Câu, sau nữa được tách thành hồ Bảy Mẫu và hồ Thuyền Quang). Năm 1154, vua Lý Anh Tông cho dựng đàn Viên Khâu cạnh hồ Chu Tước để làm lễ Tế Giao hằng năm.
Thời Lý, hồ Dâm Đàm (hồ Tây) đã tách khỏi sông Hồng, nhưng hồ Lục Thủy (hồ Gươm) và hồ Chu Tước thì vẫn ăn thông với sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch – hai con sông uốn khúc chảy quanh trong nội thành Thăng Long. Trên đoạn sông Tô Lịch cổ chạy qua Kinh thành Thăng Long được dựng một vài cây cầu để cư dân hai bên bờ sông có thể qua lại, giao thương: cầu Đông xây bằng đá, cầu Thái Hòa dựng bằng gỗ, cầu Cau và cầu Tây Dương.
Cũng do Kinh đô Thăng Long có hệ thống sông hồ thông thoáng nên hình thành những bến thuyền (từ cổ gọi là “búa”) tấp nập thuyền bè vào ra buôn bán: bến Triều Đông (Hòe Nhai), bến Thái Cực (Hàng Đào), bến Thái Tổ (Nguyễn Du), bến Giang Tân (Nghĩa Đô), bến Thiên Thu, bến Đại Thông (hiện chưa xác định thuộc khu vực nào)… Thăng Long thời xưa chợ và bến thuyền thường song hành với nhau như thế nên mới hình thành cách gọi “chợ búa” như dân ta vẫn quen dùng cho đến nay.
Kinh thành Thăng Long
Kinh thành Thăng Long nằm ven sông Hồng (còn gọi là sông Nhị, hay Lô Giang thời Lý). Các nhà vua thời Lý cho dựng bốn cung điện ven sông này để nhà vua và tùy tùng, quan lại ra xem lễ hội đua thuyền hằng năm. Bốn cung điện đó là Hàm Quang (được xây dựng năm 1011), Linh Quang (được xây dựng năm 1058), Thủy Tinh và cung Thánh Từ (được xây dựng vào đầu thế kỷ XII). Trong đó, cung Thánh Từ cũng chính là nơi dành cho Thái Hậu ở. Các cung điện ở đây đều được xây dựng với quy mô rất lớn thành quần thể cung điện nguy nga, tráng lệ. Chẳng hạn, bên trái điện Linh Quang được dựng thêm điện Kiến Lễ, bên phải là điện Sùng Nghi, mặt tiền dựng lầu chuông một cột 6 cạnh hình hoa sen (thời Lý, Phật giáo trở nên thịnh hành và hình ảnh hoa sen được cách điệu thành những họa tiết trang trí và công trình xây dựng, làm nên những công trình lịch sử như Chùa Một Cột…)
Chùa Một Cột
Bên hồ Dâm Đàm (hồ Tây), các nhà vua triều Lý cũng cho xây nhiều cung điện làm hành cung hoặc quán quan ngự trên mặt nước để xem đánh cá, bơi thuyền. Đầu thế kỷ XIII, công chúa Từ Hoa, con gái của vua Lý Thần Tông, ở cung Từ Hoa ven hồ Dâm Đàm đã cùng các cung nữ mở nghề trồng dâu nuôi tằm. Vì thế, nơi này mới có tên là trại Tàm Tang, sau đổi thành Nghi Tàm.
Còn bên hồ Lục Thủy, nhà Lý cho dựng nhiều công trình quan trọng, như tháp Báo Thiên và chùa Báo Thiên được dựng để ghi công chiến thắng quân Chiêm Thành, cung Chiêm Nữ là nơi dành cho các cung nữ Chiêm Thành bị bắt tới ở.
Thời Lý, do đạo Phật thịnh hành nên trong Kinh thành được nhà vua cho dựng nhiều chùa chiền, trong đó có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Vạn Tuế, chùa Diên Hựu, chùa Ngọc Hồ.
Theo thuyết phong thủy, nhà Lý cũng cho đắp nhiều núi giả để vừa được vận nước vững bền, vừa làm nơi thắng cảnh thưởng ngoạn. Có thể kể đến một vài ngọn núi nhân tạo này, như: Tam Sơn, Ngũ Nhạc, Khán Sơn, Sư Sơn. Cũng có ý kiến cho rằng, Nùng Sơn là một trong những ngọn núi nhân tạo như thế. Tuy nhiên, ý kiến này còn nhiều tranh cãi do Nùng Sơn còn được đồng nhất với núi Long Đỗ (rốn rồng) tồn tại từ trước khi nhà Lý dời đô về Thăng Long.
Bên bờ Đông sông Hồng, đối diện với Kinh thành, vua Lý Anh Tông cho dựng trạm Hoài Viễn làm nơi tiếp đón sứ giả các nước và tù trưởng các miền thiểu số tới kinh triều kiến nhà vua.
Như vậy, từ thời nhà Lý, Thăng Long đã trở thành không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính, quân sự mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, với lối quy hoạch phố phường kiểu bàn cờ mang tính khoa học
C2:
Về đánh giá địch. Dựa vào những nguồn tin tình báo tin cậy thu được từ phía địch, bằng sự phân tích, đánh giá khoa học, Lý Thường Kiệt xác định quân Tống sẽ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta bằng cả lực lượng bộ binh – kỵ binh và thủy binh. Trong đó, bộ binh – kỵ binh hành binh theo hướng chủ yếu, là lực lượng quyết định trong những đợt tiến công xâm lược. Thủy binh chỉ là lực lượng phối hợp nhằm hiệp đồng với bộ binh-kỵ binh trong những cuộc vượt sông để tiến sâu vào Đại Việt. Con đường chính để bộ binh – kỵ binh địch tiến vào nước ta một cách thuận lợi nhất là qua Bằng Tường vào Lạng Sơn rồi theo lưu vực sông Thương và vượt qua sông Cầu vào Thăng Long. Hai con đường khác, không thuận lợi bằng, địch có thể sử dụng là từ trại Thái Bình (Ung Châu) vào Lạng Châu (Lạng Sơn, Bắc Giang) rồi cũng phải qua sông Cầu vào Thăng Long; một đường khác là từ trại Ôn Nhuận (thuộc đạo Hữu Giang) vào vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, rồi xuống Thăng Long. Xét về thời gian, thì hành binh trên hai con đường này, địch phải mất nhiều thời gian hơn vì địa thế khó khăn, núi non hiểm trở, không thuận lợi bằng con đường chính. Còn đường thủy để thủy binh địch tiến vào nước ta là từ Khâm Châu, thuyền đi theo hướng tây- nam đến Châu Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh), sau đó theo sông Đông Kinh vào cửa Bạch Đằng lên Vạn Xuân rồi đến Thăng Long.
Về chọn địa hình lập phòng tuyến. Căn cứ vào tình hình địch, Lý Thường Kiệt không lập phòng tuyến ở sát biên giới mà là ở bờ nam sông Cầu, nơi từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu về xuôi, tức sông Như Nguyệt. Đây là nơi có địa hình tự nhiên lý tưởng cho việc xây dựng phòng tuyến để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra. Nó được xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng Đa Phúc), chủ yếu là từ ngã ba sông Cà Lồ – sông Cầu đến Vạn Xuân (Phả Lại). Trên đoạn sông này có nhiều chỗ địa thế hiểm trở, đó là những chỗ núi ăn sát bờ sông như núi Nhan Biền hoặc nơi có rừng cây um tùm, qua lại rất khó khăn. ở những chỗ đó, quân và dân Đại Việt không nhất thiết phải đắp lũy, dựng bãi chướng ngại mà có thể tận dụng địa hình để bảo vệ phòng tuyến và ngăn chặn quân địch vượt sông. Phòng tuyến được tập trung xây dựng ở những bến đò, đường giao thông, nơi quân địch có khả năng vượt sông, quan trọng nhất là các địa điểm Như Nguyệt, Thị Cầu, Vạn Xuân – nơi có những bến đò và con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông Như Nguyệt tiến về Thăng Long. Những nơi này, Lý Thường Kiệt cho đắp chiến lũy dọc bờ sông. Phía ngoài lũy, giáp mặt sông, ông sai đóng cọc tre làm giậu dày mấy tầng. Dưới bãi sông bố trí những hầm chông ngầm. Sông rộng, lũy cao, giậu tre dày, ... tất cả những kiến trúc tự nhiên và nhân tạo đó được tổ chức lại, kết hợp với nhau tạo thành một phòng tuyến kiên cố
Câu 1:
Trả lời:
- Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt.
- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.
- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.
- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
A, MB:
- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau
- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn
B, MB:
1. Giải thích câu tục ngữ:
- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.
- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.
- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.
2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:
- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính
- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ
3, Mở rộng về học sinh
- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau.
- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương
c, KB
Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.
TK :
Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
[...] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
THAM KHẢO:
Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.
[...] Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”
Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.