Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất và sinh hoạt ở địa phương em:
* Đối với sản xuất:
- Tích cực:
+ Nguồn thu từ các hoạt động kinh tế (công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch) tăng.
+ Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại tăng mạnh.
- Tiêu cực: Giá cả thị trường cao.
* Đối với sinh hoạt:
- Tích cực:
+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị hiện đại trong đời sống.
+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của 1 bộ phận dân cư.
- Tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ví dụ: Phát triển nông nghiệp sạch, phát triển năng lượng sạch (gió, mặt trời,…), lối sống xanh (hạn chế giảm thiểu rác thải, tái chế nhiều sản phẩm, tiết kiệm các nguồn năng lượng và nước sạch,…),…
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.
Ví dụ:
Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.
+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.
+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.
Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.
+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.
+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.
Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.
+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.
Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.
Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Ví dụ: Đặc điểm và vai trò của sông ở Hà Nội.
- Đặc điểm:
+ Mạng lưới sông tương đối dày (gồm sông Hồng và các chi lưu như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Đuống,...).
+ Chế độ nước khá thất thường, mùa lũ lệch về thu đông.
- Vai trò:
+ Hệ thống trữ nước, cấp nước và tưới tiêu cho cây trồng;
+ Phát triển giao thông đường thủy;
+ Bồi tạo các bờ bãi tốt tươi,…
Các tỉnh ở Tây Nguyên có đất badan -> Phát triển các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, tiêu, điều,…
Ví dụ cụ thể về tác động của con người đến sự hình thành và biến đổi đất ở địa phương em:
- Ở địa phương em, người dân làm tăng độ phì cho đất thông qua việc bón phân cho đất, cày xới cho đất tơi xốp,…
- Tuy nhiên, việc người dân xây dựng hệ thống đê ven sông ngăn lũ khiến đất trong đê không được bồi tụ phù sa hằng năm của sông => đất bị thoái hóa, bạc màu.
- Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có vai trò rất quan trọng đối với việc giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là ngành lâm nghiệp.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những việc làm hết sức thiết thực để phát triển bền vững. Phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường.
+ Trồng rừng bảo vệ đất, nước và hạn chế sạt lở đất.
+ Bảo tồn nhiều loài gen quý hiếm, môi trường trú ẩn cho các loài sinh vật.
+ Rừng như lá phổi giúp lọc bụi bẩn và cung cấp oxy cho sự sống,…
+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nghiên cứu và du lịch sinh thái,…
Vấn đề tích cực: Tăng nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang dịch vụ - công nghiệp, tăng tổng thu nhập tỉnh/thành, nâng cao chất lượng đời sống bà con địa phương.
Vấn đề tiêu cực: Bùng nổ dân số, lạm phát, quá tải về các vấn đề giao thông - văn hoá - giáo dục - y tế, các vấn đề về phúc lợi xã hội, ô nhiễm môi trường.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, cất ủ lương thực, không để cho lương thực, thực phẩm bị hư, mốc.
- Bảo quản trong hệ thống silo liên hoàn hiện đại bậc nhất
- Công tác xây các kho lạnh có dung lượng lớn từ vài tấn đến vài trăm tấn, có phương tiện điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
- Công tác bảo quản đồ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực.
Ví dụ: như khoai lang:
Thu hoạch và lựa chọn khoai→hong khô→xử lí chất chống nấm→hong khô→xử lí chất chống nảy mầm→phủ cát khô→bảo quản.