K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 2]
“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người".
 (Nguyễn Minh Châu)
- ĐẶC ĐIỂM CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC -
1. Đặc điểm ngôn từ:

Ngôn là chất liệu của văn học, là phương tiện để miêu tả cái hiện thực đời sống và biểu hiện cho những suy tư - trăn trở - tình cảm của nhà văn. Ngôn từ cũng là một loại lời nói nhưng là được sử dụng nhằm xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật cho tác phẩm. Ngôn từ trong văn chương phải có tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc, phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật thì mới có khả năng làm lay động, cuốn hút lòng người và khơi dậy những cảm xúc từ những câu từ “tình hay ý đẹp". Mặt khác, từ ngữ văn chương phải được chắt lọc sao cho hàm súc nhất nhưng vẫn thể hiện rõ được nét nghĩa, miêu tả được chính xác bản chất của sự vật hiện tượng và chứa đựng nhiều tầng nghĩa, ấy là “ý tại ngôn ngoại".
2. Đặc điểm về hình tượng:

Hình tượng trong văn học là một hình tượng không cụ thể, được xây dựng nên từ ngôn từ của nhà văn và trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của người đọc. Hình tượng nhà văn tạo ra là một thể trừu tượng, có khi chỉ là vài nét chấm phá không rõ ràng, chỉ “gợi" mà không “tả", điều đó bắt buộc mỗi người đọc phải biết cảm thụ lấy từng con chữ, phải biết suy ngẫm, lồng ghép và tưởng tượng nên cho bản thân mình một hình tượng lý mẫu phù hợp với vẻ đẹp hình mẫu của chính mình. Tạo ra được một hình tượng là cả một quá trình, nó sẽ rèn cho chúng ta khả năng về tư duy, nuôi dưỡng và kích thích trí tưởng tượng cũng như khả năng liên tưởng sắc bén. “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”.
3. Đặc điểm về ý nghĩa: 
     a) Phản ánh những hiện thực của đời sống
Văn học bắt nguồn từ đời sống và phản ánh hiện thực đời sống. Mọi tác phẩm văn học dù có phong phú đến đâu thì đều mang trong mình hơi thở của cuộc sống, hình bóng của thời đại và hiện thực đời sống ở thời kỳ nó sinh ra. Nhưng cái phản ánh đó không phải là cái phản ánh thô thiển hay đem hiện thực cuộc đời  vào văn học một cách trực tiếp mà sự phản ánh ấy là cả một quá trình tìm hiểu, chắt lọc, nhào nặn và hệ thống lại tất cả những yếu tố theo trí tưởng tượng của nhà văn một cách nghệ thuật và hài hoà. Vì vậy mà bức tranh đời sống trong các tác phẩm luôn vừa thực vừa hư, vừa giống lại vừa không giống, là sự hài hoà giữa trí tưởng tượng của tác giả và những hiện thực của cuộc đời. Những phản ánh ấy đều đi theo ý kiến chủ quan từ người viết, nó mang theo nỗi niềm suy tư, trăn trở, sự nghiễn ngẫm về đời và ý nghĩa của đời.
     b) Bày tỏ những tâm tư, tình cảm, trăn trở, … của nhà văn
Văn học là một phương tiện để bộc lộ trực tiếp những tâm tư thầm kín của tác giả trước cuộc đời và con người. Đến với văn chương, người viết có thể tự do bộc bạch những nỗi lòng và cảm xúc của mình. Đó có thể là những ngại ngùng thuở ban đầu, những nỗi niềm day dứt, những đau thương dày vò hay những lưu luyến bồi hồi, … về những triết lý nhân sinh và cuộc sống. Tình cảm trong văn chương là tình cảm bắt nguồn từ đời sống, do đó nhà văn phải thực sự sống thật với đời, với chính bản thân mình thì tình cảm và giá trị của tác phẩm mới sâu sắc và đủ thấm để động lại trong lòng độc giả. Một trái tim với một tâm hồn lớn sẽ sinh thành nên những tác phẩm mang tư tưởng lớn, một trái tim nhạy cảm với một tâm hồn tinh tế sẽ sinh ra những tác phẩm bắt được cái vẻ đẹp tinh tuý mà man mác của vũ trụ.

     c) Thường đa nghĩa
Văn học không chỉ để ta nhìn thấu những hiện thực của đời sống mà còn là cách để ta cảm nhận được những tâm tư của nhà văn đối với đời. Nội dung của tác phẩm phải là sự dung hòa, xuyên thấm vào nhau trong từng câu từng chữ giữa sự khách quan hiện thực cuộc sống với những suy tưởng, tình cảm của nhà văn. Tác phẩm văn học là sự đa nghĩa, chúng có nhiều mặt cắt khác nhau với những suy tư khác nhau, mỗi góc nhìn của người đọc sẽ cho thấy những cách cắt nghĩa khác nhau về nó. Bởi văn chương là tính tư duy và logic chính là như thế.
4. Đặc điểm về tính sáng tạo của nhà văn:

Văn chương đòi hỏi sự sáng tạo, những điều mới mẻ nếu chúng ta lặp lại những điều cũ kĩ sẽ làm chết mòn đi tính nghệ thuật của nó. Sự sáng tạo trong văn học vừa phản ánh những khía cạnh mới trong đời sống vừa khoác lên mình diện mạo mới với những dấu ấn, …  và phong cách riêng biệt của nhà văn. Muốn có sự sáng tạo bắt buộc mỗi tác giả phải có những mắt nhìn khác biệt, phải giàu cá tính và tạo nên những dấu ấn riêng, “mỗi người một vẻ" tạo nên một vườn thơ ca đầy hương sắc trong Văn đàn Văn học Việt Nam. Sáng tạo ở đây không phải là lập dị, đi ngược lại với quy luật sáng tạo nghệ thuật, phản văn hoá, … mà là tạo lập nên cho bản thân mình những bản sắc và dấu ấn riêng, có tính đóng góp những giá trị mới cho sự phát triển của nghệ thuật và văn học.

___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY

1. "Tác phẩm văn học chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện."

(Aimatov)

2. "Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi

     Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

     Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

     Nó không là anh nhưng nó là mùa."

(Chế Lan Viên)

3. "Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực."

(Stendhal)

4. "Tác phẩm văn học là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp."

(Sóng Hồng)

5. "Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương."

(Tố Hữu)

2
23 tháng 3 2023

Đọc tư liệu, tổng hợp và viết xong bài này trong 1 tiếng rưỡi đồng hồ xong là đau hết lưng 🥺

24 tháng 3 2023

e hóng suốt giờ có part 2 làm tư liệu học tập

dzui ghê! e cảm ơn chị nhìu nhìu...

12 tháng 11 2018

Bài làm cần có các nội dung sau:

- Phân tích lí giải hai loại văn chương: "Chỉ chuyên chú ở văn chương" và loại "Chuyên chú ở con người".

   + Thế nào là văn chương "Chỉ chuyên chú ở văn chương"?

Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống,vân mệnh con người, không có trách nhiệm đối với xã hội.

   + Thế nào là văn chương "chuyên chú ở con người"?

Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.

- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn siêu:

    + Vì sao loại đáng thờ là loại "Chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "Chuyên chú ở văn chương"?

NVS muốn nói đến chân giá trị của văn chương . Nếu văn chương không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng, phát huy cái tài.

- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như NVS.

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 1 ]I. Thế nào là lí luận văn học?Đây là một mảng kiến thức chuyên sâu, nghiên cứu về văn chương, về những bản chất của văn học và những chức năng, xác định phương pháp lập luận và làm bài của nó. Từ đó mà tìm ra những quy luật chung của văn học.II. Vậy văn học là gì?Văn học chính là một loại hình nghệ thuật,...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 1 ]
I. Thế nào là lí luận văn học?
Đây là một mảng kiến thức chuyên sâu, nghiên cứu về văn chương, về những bản chất của văn học và những chức năng, xác định phương pháp lập luận và làm bài của nó. Từ đó mà tìm ra những quy luật chung của văn học.
II. Vậy văn học là gì?
Văn học chính là một loại hình nghệ thuật, là một phương tiện bày tỏ tình cảm bằng ngôn từ, câu chữ, và là lăng kính chủ quan thể hiện góc nhìn của tác giả về đời sống và đời người. 
III. Đặc trưng của văn học
- Văn học là sự phản ánh: phản ánh về những hiện thực cuộc sống; phơi bày những tâm tư thầm kín trong nội tâm con người và là sự chắt lọc, đón nhận những gì tinh túy nhất, những chuyển biến tế vi nhất trong thế giới tâm hồn nhân vật.
- Văn học là tấm dệt từ chất liệu ngôn từ và hình tượng văn học:
     + Ngôn từ: có một sức mô tả lớn, mang tính nghệ thuật và phi vật thể, gồm bốn đặc trưng cơ bản: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hiện tượng.
     + Hình tượng văn học: tái hiện lại cuộc sống từ tác phẩm qua những chi tiết nghệ thuật, mang những dáng dấp đặc biệt, giúp người đọc hình dung được những hình tượng gợi lên từ văn học.
- Văn học là sự sáng tạo, chế tác theo nguyên mẫu cái đẹp: nghệ thuật từ văn học chính là sự sáng tạo; phải luôn đổi mới và bộc phá; mỗi tác phẩm văn chương là một hình thức trình bày khác nhau với những nhu cầu thể hiện riêng của từng tác giả, mà chung quy lại đều đi theo “quy luật của cái đẹp", của sự chân chất, thật thà trong tâm hồn nhà văn, nhà thơ.

________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY

1. "Thơ văn quý ở chỗ cong." (Viên Mai)

2. "Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng." (Sóng Hồng)

3. "Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi". (Lưu Trọng Lư)

4. "Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật

     Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay." (Chế Lan Viên)

5. "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ." (Chekhov)

 

13
18 tháng 3 2023

Đây sẽ là một series của mình về những vấn đề về văn học cũng như lý luận văn học, mỗi tuần mình sẽ đăng một bài và đính kèm 5 câu lý luận mà mình sưu tầm được mọi người nhé! Hy vọng series này của mình sẽ giúp mọi người có niềm hứng thú hơn với môn Văn nè =)))

18 tháng 3 2023

Hay quá ạ </3 

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".(Lê Ngọc Trà)~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 3]
“Con người với tất cả đời sống tự nhiên và xã hội của nó chính là đối tượng và cũng là đặc trưng cơ bản nhất của văn học".
(Lê Ngọc Trà)
~ CON NGƯỜI LÀ HÌNH TƯỢNG TRUNG TÂM CỦA VĂN HỌC ~
     - Con người chính là đối tượng phản ánh đặc thù của các tác phẩm văn học. Con người bao giờ cũng sẽ được nhà văn ưu ái đặt vào vị trí trung tâm, làm đối tượng chủ yếu của sự phản ảnh bởi đây là hiện thân của mọi sự việc trong văn học, là hạt châu quy chiếu tất cả mọi vẻ đẹp, mọi giá trị tinh túy của đời sống mà những ngòi bút sắc sảo hướng tới. 
     - Con người trong văn chương không phải là kiểu con người trừu tượng mà họ là những con người cụ thể, sinh động, mỗi nhân vật đều mang một hình tượng riêng biệt, tiêu biểu cho từng tầng lớp xã hội hay thời đại mà họ đang sống. Nhưng cũng có những nhà văn như Nguyễn Thành Long, những nhân vật trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa" không phải là hình tượng con người cụ thể, đó chỉ là những hình mẫu đại diện cho những người thanh niên xung phong, yêu nước, yêu nghề thời bấy giờ.
     - Con người của văn chương là con người sự toàn vẹn, hoàn mỹ với tất cả đời sống và xã hội. Con người trong văn học là con người của hạnh phúc và đau khổ, vui sướng và buồn bã, yếu đuối và mạnh mẽ, chống trả và cam chịu, … Tất cả những thứ ấy đều là những điều muôn vẻ, muôn màu đã được thấu hiểu từ lăng kính tinh tế của nhà văn đưa vào trang sách.
     - Văn học không chỉ đơn giản là miêu tả ngoại hình hay hành động của nhân vật mà còn phải chau chuốt, đặc tả một cách chân thật nhất những tính cách, thân phận hay những suy tư của họ trước cuộc đời. Đó là những con người luôn trăn trở, đi tìm lý tưởng sống của đời mình, của những giá trị tốt đẹp bị che lấp bởi những “chùng chình, vòng vèo" của đời và xã hội.
     - Vấn đề của văn chương là những hiện tượng, sự vật. Nhưng cái mà người nghệ sĩ quan tâm nhất lại là những gì thuộc về con người với những mối liên hệ, chứa đựng trong những thứ xoay quanh sự vật hiện tượng đó. Cho nên, sự vật trong văn học thường mang những vẻ đẹp man mác, như hạt cát mang theo thân phận một đời người, như giợt sương mai mang theo hơi thở tươi trẻ của thanh xuân và sức sống mãnh liệt, … hay như những con nai nhỏ mang theo trái tim nhỏ bé với những rung động đầu đời. Chính những giá trị đích thực ấy đã tạo nên vẻ đẹp và những giá trị thẩm mỹ của sự vật trong văn học.

     - Như chúng ta có thể thấy, Văn đàn Văn học Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ "Phong trào Thơ mới" với sự xuất hiện của những nhà văn có lối văn chương riêng biệt nhưng đều thể hiện được hình tượng con người trong tác phẩm của mình vô cùng hoàn chỉnh và đặc sắc như một Nguyễn Bính "mộc mạc", một Xuân Diệu "rạo rực, tha thiết", một Huy Cận "sắc sảo mà tinh tế", ... hay như một Lưu Trọng Lư "mơ màng". Họ đã bắt được những cái tế vi nhất của cuộc đời để sinh ra những tác phẩm mang những tư tưởng lớn về đời sống và đời người.
___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY
1. “Con người, tiếng ấy thật tuyệt diệu, nó vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao.”
(Maksym Gorky)
2. “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.”
(Tố Hữu)
3. “Thiên chức của nhà văn là đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.”
(Nguyễn Minh Châu)
4. “Thơ khởi phát ở trong lòng người."
(Lê Quý Đôn)
5. “Hãy hát lên khi mỗi tâm hồn anh là một sợi dây đàn.”
(Platon)

4
29 tháng 3 2023

đăng muộn zợ chị :q

29 tháng 3 2023

21h30 mới nhớ ra tuần nay chưa up bài nên lôi ra viết, viết xong là đăng liền cho nóng :vv

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? nêu ví dụ.

1
19 tháng 1 2017

b, Thao tác lập luận:

   + Giải thích+ chứng minh

   + Phân tích + bình luận

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

a) Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

1
6 tháng 4 2017

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

1
3 tháng 4 2019

c, Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình tượng

26 tháng 3 2017

Lớp nghĩa tường minh của bài thơ nói về sóng biển

- Hàm ý: nói về người con gái khi yêu

- Sóng là tín hiệu thẩm mĩ, từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai nói về tình yêu lứa đôi

    + Các lớp nghĩa hòa quyện với nhau trong suốt bài thơ, tác phẩm văn học dùng cách thể hiện hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, giàu hàm súc, ý nghĩa

19 tháng 1 2018

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Đáp án cần chọn là: B

26 tháng 6 2018

- Mục đích, đối tượng của Tuyên ngôn Độc lập

- Mục đích:

    + Khẳng định chủ quyền nước ta

    + Bác bỏ luận điệu xảo trá, thực dân Pháp rêu rao trên trường quốc tế

    + Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

- Đối tượng

    + Đồng bào cả nước

    + Nhân dân thế giới, lực lượng thù địch

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận, chan chứa tình cảm

- Nội dung:

    + Xứng đáng áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc

    + Thể hiện tư tưởng lớn của người đứng đầu đất nước, đề cao quyền con người, dân tộc

    + Tầm nhìn văn hóa của vị lãnh tụ vĩ đại, sự am hiểu tri thức nhân loại

- Nghệ thuật

Tuyên ngôn độc lập, áng văn chính luận bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn