Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Điểm tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),
- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).
- Trong hai tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí và Truyện Kiều đều có dấu ấn con người thực của tác giả Nguyễn Du qua hai nhân vật Tiểu Thanh và Thuý Kiều, tuy nhiên, cách thể hiện là khác nhau, theo đặc điểm riêng của thể loại.
+ Trong Độc Tiểu Thanh kí” – một bài thơ trữ tình – tác giả đồng nhất nỗi cô đơn, thiếu vắng tri âm của Tiểu Thanh với tình trạng tương tự của Tố Như (tức Nguyễn Du), bất hạnh của Tiểu Thanh cũng là bất hạnh của Nguyễn Du; thương xót Tiểu Thanh cũng chính là cách Nguyễn Du thương xót mình.
+ Trong Truyện Kiều – một truyện thơ Nôm – hình bóng của Nguyễn Du thể hiện gián tiếp qua nhân vật Thuý Kiều. Có thể thấy sự gần gũi, tương đồng giữa số phận, cốt cách của Thuý Kiều với số phận, cốt cách của Nguyễn Du (về cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều với cuộc đời chìm nổi, khốn khó của Nguyễn Du; giữa cái đa sầu, đa cảm của Thuý Kiều với cái đa sầu, đa cảm của Nguyễn Du;...).
=> Nguyễn Du đã dùng hết tâm huyết cùng những trải nghiệm đau thương của chính mình để viết nên những tác phẩm vừa là bức tranh sinh động về “những điều trông thấy”, vừa là tiếng kêu thương, da diết “đau đớn lòng”.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông
+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người
+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn
+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn
- Nội dung của lòng yêu nước thương dân
+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh
+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước
- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ
+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ
+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa
Dòng thơ | Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ | Tác dụng thể hiện cảm xúc |
1 | Cảnh đẹp (Tây Hồ) hóa gò/ bãi hoang. | Hình ảnh gợi nỗi buồn thương trước sự đổi thay, phai tàn của cái đẹp. |
2 | Nhất chỉ thư: tập sách giấy mỏng. Độc điếu: một mình (ta) thương khóc. | - Hình ảnh gợi niềm thương xót, ái ngại trước thân phận bé mọn của nàng Tiểu Thanh. - Từ ngữ vừa trực tiếp biểu lộ tình cảm, vừa cho thấy số phận hẩm hiu, cô độc của Tiểu Thanh. |
3 | Son phấn có thần. | Biểu tượng thể hiện thái độ trân trọng, niềm tin sẽ tìm gặp được tri âm ở hậu thế. |
4 | Tập thơ bị đốt dở | Hình ảnh gợi niềm thương xót cho những ai không có mệnh tốt như Tiểu Thanh hay khách văn nhân. |
5 - 6 | Mối hận cổ kim (cổ kim hận sự)… | Từ ngữ, biện pháp tu từ đối thể hiện nỗi đau đời và tiếng kêu thương cho số phận của những ai tài hoa mà bạc mệnh. |
5 - 6 | … trời khôn hỏi (thiên nan vấn) … ngã tự cư | Từ ngữ, biện pháp tu từ đối thể hiện sự ai oán, tự đồng nhất mình với những kẻ tài hoa mà bạc mệnh (điều này chuẩn bị cho tình ý sẽ thể hiện tiếp theo ở hai dòng thơ 7 – 8). |
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.
Bài thơ giúp ta hiểu thêm được sức lay động lòng người sâu xa, sức sống mãnh liệt của Truyện Kiều; hiểu thêm sự kết tinh của hồn dân tộc trong thơ Nguyễn Du.
Qua hai câu thơ: “Son phấn có thần chôn vẫn hận,/ Văn chương không mệnh đốt còn vương.”, em thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, thể hiện nỗi niềm xót xa cho người tài hoa bạc mệnh, thể hiện triết lí về số phận của con người trong xã hội phong kiến: tài mệnh tương đổ, hồng nhan đa truân,…cái tài, cái đẹp không được chấp nhận, bị vùi dập không thương tiếc thông qua số phận Tiểu Thanh.
Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.
- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.
- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.
Đối tượng trữ tình trong tác phẩm "Độc Tiểu Thanh Kí" của Nguyễn Du chính là Độc Tiểu Thanh. Nàng là người con gái tài hoa xinh đẹp song lại là một hồng nhan bạc phận. Nàng phải gả làm vợ lẽ họ Phùng, bị vợ cả ghen tuông cay nghiệt phải ra núi Côn Sơn sống cô độc một mình đến lúc qua đời ở tuổi 18. Đồng cảm cho số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã viết nên tác phẩm "Độc Tiểu Thanh Ki".
BÀI LÀM
Trong tác phẩm "Độc Tiểu Thanh Kí" của Nguyễn Du, đối tượng được trữ tình chính là nữ chính Độc Tiểu Thanh. Độc Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp, tài năng và thông minh. Cô là con gái của một quan lại triều đình, nhưng số phận đưa đẩy, cô phải rời xa gia đình và trở thành một người nô lệ. Trong tác phẩm, Nguyễn Du đã tả đầy cảm xúc và trữ tình của mình đối với Độc Tiểu Thanh. Nhân vật Độc Tiểu Thanh được miêu tả với những nét đẹp tinh khiết, trong sáng và tình cảm. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ tình yêu sâu sắc, những câu thơ trữ tình để diễn tả tình cảm của mình đối với Độc Tiểu Thanh. Độc Tiểu Thanh cũng là nguồn cảm hứng cho những tác phẩm của Nguyễn Du, như "Truyện Kiều". Tình yêu và trữ tình của Nguyễn Du dành cho Độc Tiểu Thanh đã tạo nên một tác phẩm văn học lớn và trở thành một biểu tượng của văn học Việt Nam.
VĂN MẪU THAM KHẢO NHA BN!😀