Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở trên 2 phương diện lời nói hoặc hành động:
+ Lời nói ( mang hàm ý công kích cá nhân nhằm hạ thấp danh dự nhân phẩm của người khác, bịa đặt những điều dối trá để đối phương bị cô lập"
+ Hành động ( trực tiếp gây các chấn thương về thể xác gây ra ám ảnh tinh thần cho các nạn nhân )
+ Ngoài ra còn bạo lực học đường trên mạng xã hội dùng các bình luận tiêu cực để nói xấu, công kích, kết bè kết phái ...
- Nguyên nhân:
+ Một bộ phận bạn trẻ còn bồng bột chưa tự ý thức được hành động của bản thân
+ Không được giáo dục toàn diện về việc bao lực học đường là sai trái
+ Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài xã hội hoặc trong chính gia đình.
- Tác hại:
+ Trực tiếp hủy hoại cuộc đời của một bạn học khác ( chúng ta từng chứng kiến không ít vụ việc các em học sinh tự kết liễu cuộc sống của mình vì bị cô lập và bắt nạt tại trường học )
+ Tạo ra môi trường không lành mạnh để các em phát triển
+ Tạo nên mối lo ngại cho toàn xã hội về mức độ an toàn của trường học
+ Đối với những người bạo lực học đường, các em sẽ có một vết nhơ trong đời không thể nào thay đổi được
- Giải pháp:
+ Cần sự chung tay từ 2 phía gia đình và xã hội giáo dục các em về sự nguy hiểm của bạo lực học đường
+ Các bạn học sinh khi chứng kiến các hành vi bạo lực hãy dũng cảm lên tiếng bảo vệ cho các bạn. Biết đâu hành động ấy sẽ cứu rỗi được cuộc đời của một người khác.
+ Tự bản thân các em học sinh cũng phải học cách kiềm chế cái tôi. Bạo lực sẽ không giải quyết được mọi vấn đề...
Một số ý chínnh:
- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay.
+ Phạm vi bao quanh trường học.
+ Nguyên nhân: xuất phát từ cái tôi, lòng tự trọng cao của các cô cậu học sinh thích thể hiện "oai" cho người khác thấy nhưng không có cách nào khác ngoài việc xúc phạm đến các bạn học sinh khác.
-> Những trẻ em bị áp lực quá mức từ gia đình, ví dụ như bị đòi hỏi phải đạt thành tích cao hoặc bị đối xử khắc nghiệt có thể trở nên căng thẳng và dễ dàng bạo lực.
-> Các bạn học sinh không được giáo dục về cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả có thể dẫn đến sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
-> Truyền thông có thể tạo ra hình ảnh sai lệch về bạo lực, khiến các bạn học sinh bị ảnh hưởng và học hỏi các hành vi bạo lực.
-> Một số bạn học sinh sống trong môi trường xã hội khó khăn, nơi mà bạo lực được coi là phổ biến và chấp nhận, dẫn đến họ trở nên bạo lực.
- Biểu hiện của bạo lực học đường:
+ Lăng mạ người khác, chế giễu, xúc phạm, làm nhục bạn bè.
+ Gây gỗ đánh nhau trong nhà trường.
+ Dùng lời nói hoặc hành động để đe dọa, ép buộc hòng kiểm soát người khác để bạo lực.
- Tác hại:
+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em.
+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.
=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.
- Dẫn chứng:
+ Các trang mạng hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp bạo lực học đường được quay lại và chia sẻ trên mạng, gây ra sự quan tâm của cộng đồng và xã hội.
+ ....
- Biện pháp:
+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.
+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.
+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.
+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.
+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.
- Kết luận:
+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.
+ Việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường là rất cần thiết để đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh.
+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh.
Đây là câu hỏi liên quan đến bài "Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh " mong mọi người giúp ạ.
Niềm tin đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống vì nó giúp chúng ta có thể vượt qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Không ai ngay khi vừa bắt đầu một công việc nào đó đã có thể thành công ngay tức khắc, chẳng con đường nào là trải đầy hoa hồng, sẽ có lúc,ta gặp phải những thất bại, những vấp ngã đau đớn khiến ta nản chí. Thế nhưng, khi có niềm tin, nó sẽ như một ánh sáng, soi rọi vào con đường tăm tối của ta, chỉ lối để ta bước tiếp. Khi ta biết tin tưởng vào chính bản thân mình, vào khả năng và tự an ủi rằng mình có thể làm được thì mọi khó khăn thử thách sẽ chẳng thể quật ngã ta tiếp tục bước về phía trước để đạt được ước mơ, mục đích của mình. Thomas Edison, Walt Disney cũng nhờ có niềm tin vào chính mình mới có thể thành công khi nghiên cứu, khi sáng lập ra hãng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. Vậy nên, cần thiết phải có niềm tin trong cuộc sống này vì nó có thể biến cái không thể thành có thể, biến nỗi buồn thành niềm vui , biến sự bế tắc thành sự nhận biết chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Niềm tin, đôi khi sẽ làm nên điều kỳ diệu là vì vậy
Câu 1 :
Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển giao hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước
- Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước
- Nhiệm vụ: nhìn nhận hạn chế để khắc phục, bắt kịp thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 2:
Trình tự lập luận của tác giả:
- Chỉ ra sự cần thiết trong nhận thức của người trẻ về cái mạnh, yếu của người Việt Nam
- Phân tích đặc điểm con người Việt (điểm mạnh, yếu, mặt đối lập)
- Con người Việt Nam tự thay đổi, hoàn thiện để hội nhập với toàn cầu
Câu 3:
Tác giả cho rằng "sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất"
- Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người
- Trong nền kinh tế tri thức, sự nhạy bén của con người vẫn quyết định sự phát triển của xã hội
Câu 4:
Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam tác động tới nhiệm vụ đất nước:
- Thông minh nhạy bén cái mới, thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực thành → Không thích ứng với nền kinh tế mới
Cần cù sáng tạo, thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình → ảnh hưởng nặng nề phương thức sản xuất nhỏ, thôn dã
- Đoàn kết, đùm bọc trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn, cuộc sống → Ảnh hưởng tới giá trị đạo đức, giảm đi sức mạnh, tính liên kết
- Thích ứng nhanh dễ hội nhập, nhưng kì thị trong kinh doanh, thói khôn vặt, khôn lỏi → Cản trở kinh doanh, hội nhập
Câu 5:
Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:
+ Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…
+ Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt
- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn
Câu 6:
Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn
- Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước
→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.
#Học tốt
Đó là văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" của nhà văn Lê Anh Trà.
- Đó là văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"
- Của tác giả Lê Anh Trà.