K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2020

Uống nước nhớ nguồn 

Đói cho sạch , rách cho thơm 

Học ăn , học gói , học nói , học mở

Lên thác xuống ghềnh 

Hok tốt

# owe

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.

7 tháng 10 2021

Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nghĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó, bốn bài ca của văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật:

- Công cha như núi ngất trời...

- Chiều chiều ra đứng ngố sau...

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà...

- Anh em nào phải người xa...

Lời của những bài ca dao trên là lời của ai, nói với ai thế? Qua âm điệu, ý nghĩa các từ ngữ và hình ảnh những nhân vật trữ tình của chùm ca dao, chúng ta hiểu rằng: đây là lời ru con của mẹ, nói với con; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ; là lời của cháu nói với ông và cuối cùng, ở bài thứ tư thì lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ răn bảo con, hoặc của anh em ruột thịt tâm sự, bảo ban nhau. Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác. Trong bốn bài ca dao trên, có lẽ lay động sâu sắc tâm hồn, trí tuệ chúng ta nhất là bài 1 và bài 4.

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài hiển Đông.

Núi cao hiển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Sáu tiếng mở đầu ngân theo ba nhịp như khúc dạo nhạc nhẹ nhàng, thủ thí của một bài hát ru. Đây là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Mẹ sinh ra con, dành tất cả những dòng sữa thơm ngọt nuôi phần xác của con và hằng đêm cất tiếng ru êm dịu rót thêm những dòng sữa âm thanh nuôi lớn phần hồn của con. Là những người con, mỗi chúng ta ai mà chẳng đã từng dược nghe lời ru của mẹ để rồi cùng với sữa mẹ, những bài hát ru ấy đã nuôi lớn chúng ta, hoàn thiện cho ta những bước trưởng thành cả tâm hồn và thể xác. Ở bài hát ru này, người mẹ đã ví công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ đối với con cái cao như "núi ngất trời", rộng như "nước biển Đồng". Đây là cách nói ví quen thuộc của ca dao Việt Nam dể ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái. "Công cha", "nghĩa mẹ" là những ý niệm trừu tượng dược so sánh bời hình ảnh tạo vật cụ thể "núi cao", "biển rộng", biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. Những hình ảnh ấy được miêu tá bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời: núi rất cao, ngọn núi lẫn trong mây trời ; biển rộng mênh mông: biển rộng không sao đo được). Một hình ảnh vẽ chiều đứng, hài hoà với hình ảnh vẽ chiều ngang dựng một không gian bát ngát, mênh mang, rất gợi cảm. Thêm nữa, hai từ "núi" và "biển" được nhắc lại hai lần (điệp từ) bổ sung thêm nét điệp trùng, nối tiếp của núi, của biển khiến cho chiều cao của núi càng thêm cao, chiều rộng của biển càng thêm rộng... Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dạy con cái của cha mẹ. "Núi ngất trời", "biển rộng mênh mông" không thể nào đo được, cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính được. Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả, từ láy và điệp từ, kết hợp giọng thơ lục bát ngọt ngào của điệu hát ru, ba câu đẩu của bài ca dao đã khẳng định và ngợi ca công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu mà là những tiếng nói tâm tình truyền cảm, lay động trái tim chúng ta.

Do đó, đến câu cuối "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!", tuy lời ru chỉ rõ công ơn cha mẹ bằng một thành ngữ "chín chữ cù lao" hơi khó hiểu, nhưng chúng ta vần thấm thía những tình nghĩa cha mẹ đối với con cái. Có thể nói, công ơn cha mẹ đối với con cái không chỉ gói lại ở con số chín (sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú, trưởng: nuôi lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, phục: theo dõi, phúc: che chở) mà mở rộng đến vô cùng. Câu thơ tám tiếng chia đều hai nhịp: bốn tiếng đầu "cù lao chín chữ" nhấn mạnh công ơn cha mẹ, bốn tiếng sau "ghi lòng con ơi" nhắc nhở thái độ và hành động của con cái đền đáp công ơn ấy. Về mật bố cục và mạch lạc văn bản, bài hát ru này khá chặt chẽ. Nhiều bài ca dao khác của dân tộc ta cũng thường bố cục tương tự: miêu tả sự vật, kể sự việc, rồi nhắc nhở, răn dạy ; nội dung hiện thực, hài hoà mang tính giáo huấn ; lay động người nghe bằng tình cảm, sau đó mới nhắc nhở bằng lí trí, ý thức.

Ngoài bài ca dao mà sách giáo khoa giới thiệu, nhiều người Việt Nam còn nhớ một số bài khác có nội dung tương tự như:

Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Hoặc:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...

Cùng với bài hát ru về công cha, nghĩa mẹ, cha ông ta cũng thường hát ru con cháu về tình cảm anh em thân thương ruột thịt. Bài ca dao thứ tư là lời răn dạy về tình cảm ấy và cũng có bố cục gần giống bài thứ nhất. Phần thứ nhất: Người ru, người hát vừa kể vừa tả quan hộ anh em trong một nhà:

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Quan hệ anh em khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng, xã hội. Lời ca dùng phép đối chiếu, dùng hai tiếng "người xa" mớ đầu mang âm diệu bình thản như vô cảm, rồi đối lai bằng một dòng tám tiếng liền mạch "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" nghe vừa như thân mật, tha thiết vừa thiêng liêng, trang trọng. Những hình ảnh "bác" (cha), "mẹ", "một nhà" kết hợp các từ "cùng" đã nhấn mạnh quan hệ anh em, thân thương, ruột thịt. Lời ca nhẹ nhàng, tự nhiên, ý nghĩa, nội dung sâu sắc mà khơi gợi biết bao tình cảm mặn nồng, tha thiết. Phần tiếp sau là lời răn bảo cụ thể:

Yên nhau như thể tay chân,

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân, sự gắn bó bằng đường gân, mạch máu. Đây cũng là cách dùng một ý niệm trừu tượng "tình thương yêu" đối chiếu, so sánh với hình ảnh cụ thể "tay, chân", mở ra trong suy nghĩ của người nghe nhiều liên tưởng, tưởng tượng rộng và sâu. Nói khác đi, ông bà, cha mẹ luôn mong muôn con cái trong một nhà thương yêu, giúp dỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau như tay với chân trong một cơ thể. Cái cơ thể ấy chính là gia đình. Người tiêu biểu cho gia đình chính là cha mẹ. Tình cảm anh em nằm trong tình thương yêu của cha mẹ. Vì thế, anh em hoà thuận sẽ đem lại niểm vui, hạnh phúc cho cha mẹ "Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy". Lời ca kết lại, nhưng cảm xúc và ước vọng vẫn tiếp tục mở ra. Những từ ghép "yêu nhau", "hoà thuận", "vui vầy" thuộc nhóm từ biểu cảm cứ ngân lên, lan toả mãi trong lòng người... Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...

25 tháng 2 2022

TK

5 câu tục ngữ có hình thức rút gọn:

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

=> Chỉ cách cư xử tế nhị của con người trong cuộc sống. Khi ăn phải xem trong nồi còn nhiều hay ít thức ăn để có cách cư xử cho phù hợp. Trong bữa ăn, nếu thức ăn còn quá ít mà có người vẫn chưa kịp ăn, ta không nên ăn mà nhường lại phần cho người khác. Cũng giống như ăn, khi ngồi cũng cần phải xem hướng: không ngồi trước mặt người khác, không che ánh sáng, che gió; ngồi ngay chỗ mọi người qua lại.

Học ăn, học nói, học gói, học mở

=> Câu tục ngữ là bài học về những điều cơ bản trong cuộc sống của con người về các ăn nói, cách cư xử sao cho lịch sự, tế nhị và văn minh.

Học ăn: Học cách ăn uống, các phép lịch sự trong bàn ănHọc nói: Học cách nói năng, suy nghĩ trước khi nói, nói những điều hay lẽ phảiHọc gói, học mở: Sự khéo léo khi sắp xếp và xử lí công việc của con người. Ta cần phải biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, phải học cách gói trước rồi mới đến cách mở sau.Lá lành đùm lá rách

=> Câu tục ngữ cho ta lời khuyên về lối sống đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người trong một quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.

Nghĩa thực: “lá lành” là những chiếc lá còn lạnh lặn, đẹp đẽ còn “lá rách” là những chiếc là không còn nguyên vẹn, đã rách hoặc nát. Cả câu nói giúp ta hiểu về sự thật những chiếc lá lành trên cây có thể che chở, bảo vệ cho những chiếc lá rách, không còn nguyên vẹn để chúng vẫn có thể sống và xanh tươi.Nghĩa ẩn dụ: “lá lánh” là hình ảnh biểu trưng cho những người có cuộc sống may mắn, đủ đầy hơn trong cuộc sống còn “lá rách” để chỉ những con người có cuộc sống khó khăn, kém may mắn hơn. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy giúp đỡ người khác trong khả năng của mình để họ có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ

=> Câu tục ngữ đã đúc kết một kinh nghiệm sống của cha ông truyền cho thế hệ sau

Khi muốn đi xa hoặc làm bất cứ việc gì ta chưa từng làm, hãy hỏi những người già. Ở đây có thể là người lớn tuổi hoặc những người giàu kinh nghiệm hơn mình. Bởi họ là những người từng trải nên họ sẽ rõ đường đi, nước bước và có thể cho chúng ta những lời khuyên quý giá.Trẻ con rất ngây thơ, trong sáng và chúng không biết nói dối. Chính vì thế, muốn biết những gì đã xảy ra, hãy hỏi những đứa trẻ, chúng luôn luôn nói thật.Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

=> Câu tục ngữ cho chúng ta lời khuyên về thái độ sống đứng đắn mà chúng ta nên có trên đường đời

Nghĩa thực: sóng cả là những con sóng lớn, sóng dữ ngoài biển khơi. Cả câu nói có nghĩa đừng vì một cơn sóng dữ mà người lái đò nghiêng tay chèo, con thuyền có thể lật úp bất cứ lúc nào.Nghĩa ẩn dụ: “Sóng cả” là biểu tượng của những khó khăn , vất vả mà bất cứ ai cũng sẽ gặp phải trên đường đời. Còn “tay chèo” chính là ý chí, niềm tin của ta vào cuộc sống, vào con đường mà ta đang đi. Cả câu tục ngữ khuyên răn chúng ta không thể vì những khó khăn trước mắt mà đánh mất đi ý chí, niềm tin của mình vào bản thân. Chúng ta cần vững tay chèo để đưa cuộc đời mình đến đích cuối cùng.
25 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Học ăn, học nói, học gói, học mở

Lá lành đùm lá rách

Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

Tác dụng 

Sở dĩ những câu tục ngữ này rút gọn thành phần chủ ngữ vì để hướng tới tất cả mọi người bởi những câu tục ngữ thường sẽ đưa ra những lời khuyên nhủ, răn dạy con người ta về phẩm chất đạo đức và các bài học ứng xử trong cuộc sống.

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

23 tháng 2 2020

Trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn để đáp ứng cho người đọc 3 tiêu chí:

+ Dễ nghe, dễ đọc

+ Dễ hiểu

+ Dễ nhớ

=> Làm cho cách diễn đạt trở nên ngắn gọn, hàm súc, tiếp cận thông tin nhanh hơn.

Chúc em học tốt~~

23 tháng 2 2020

Vì như thế sẽ làm cho câu gọn hơn , vừa dễ hiểu lại tránh lặp từ ở những câu trước .

k cho mk nhaa

trong các bài thơ, ca dao thường có rất nhiều câu rút gọn

theo mk nghĩ là :

+ tránh lặp lại từ ngữ 

nếu mk đúng mk nhé kb mk đi ( jup nha )

mk lớp 7

24 tháng 2 2018

vì tác giả thích thế.

.

.

17 tháng 3 2020

Trong thơ, ca dao hiện tượng rút gọn CN lại tương đối phổ biến vì chủ ngữ được hiểu như tác giả hoặc những người đồng cảnh, đồng cảm với tác giả. Lối rút gọn như vậy làm cho cách diễn đạt trở nên uyển chuyển, mềm mại thể hiện sự đồng cảm

VD : 

1. Ai ai cũng tưởng bậu hiền
Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai

2. Ai đem con sáo sang song
Để cho con sáo sổ lồng bay cao

3. Ai đi bờ đắp một mình
Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân

4. Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Ai đi muôn dặm non song
Để ai chứa chất sầu đong vời đầy

5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa
Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào
Ai đi sục sịch ngoài hàng rào
Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa

6. Ai kêu là rạch, em gọi là song
Phù sa theo nước chảy mênh mông
Sông ơi, thấm mát đời con gái
Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng

7. Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng

8. Ai làm Nam Bắc phân kỳ
Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương

9. Ai mà nói dối cùng ai
Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng
Ai mà nói dối cùng chồng
Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao

10. Ai nhứt thì tôi đứng nhì
Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba

11. Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

12. Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già sòng sọc nó thì theo sau

13. Ai ơi chớ nghĩ mình hèn
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong

14. Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười
Ai ơi chớ vội cười nhau
Nhìn mình cho tỏ trước sau hãy cười

15. Ai ơi chẳng chóng thì chầy
Có công mài sắt, có ngày nên kim

16. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đốn thì vác cả cành lẫn cây

17. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lặn, tròn vành mới thôi

18. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

19. Ai ơi đừng lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Hay nằm thời có võng đào
Dài lưng thời có áo chào nhà vua
Hay ăn thời có gạo kho
Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm

20. Ai ơi đừng lấy pháo binh
Nửa đêm nó bắn rung rinh cái giường

21. Ai ơi ở chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

22. Ai ơi chí ở cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Dù ai nói Đông nói Tây,
Ta đây vẫn vững như cây giữa rừng

23. Ai phụ tôi có đất trời chứng giám
Phận tôi nghèo, tôi không dám phụ ai
Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
Ai dè giếng cạn, tiếc hoài sợi dây

24. Ai về ai ở mặc ai
Áo dà ở lại, đến mai hãy về

25. Ai về ai ở mặc ai
Thiếp như sầu đượm thắp hoài năm canh

26. Ai về Bình Định mà coi
Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền

27. Ai về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

28. Ai về em gởi bức thơ
Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao
Non kia ai đắp mà cao
Sông kia, biển nọ ai đào mà sâu

29. Ăn cây sung ngồi gốc cây sung
Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm

30. Ăn cháo, đá bát

31. Ăn một bát cháo, chạy ba quảng đồng

32. Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày

33. Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm

34. Ăn cây nào, rào cây nấy

35. Ăn chưa no, lo chưa tới

36. Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không nhạc

37. Ăn cơm có canh như tu hành có bạn

38. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ

39. Ăn dầm, nằm dề

40. Ăn đi giỗ trước, lội nước theo sau

41. Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ

42. Ăn đong cho đáng ăn đong
Lấy chồng cho đáng hình dong con người

43. Ăn được, ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo

44. Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thương

45. Ăn tàn ăn mạt, ăn nát cửa nhà
Con gà nuốt trộng, cá bống nuốt tươi

46. Ăn thì ăn những miếng ngon,
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.

47. Ăn thì vùa, thua thì chạy

48. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng

49. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

50. Ầu ơ… Anh về bán đất cây da
Để khuya em đắp gió Tây lạnh lung

học tốt

Tìm câu rút gọn trong bài ca dao sau và cho biết thành phần nào được rút gọn:          Con cò mà đi ăn đêm                                                                                               Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao                                                                              Ông ơi ông vớt tôi nao                                                                                                 Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng   ...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trong bài ca dao sau và cho biết thành phần nào được rút gọn:          Con cò mà đi ăn đêm                                                                                               Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao                                                                              Ông ơi ông vớt tôi nao                                                                                                 Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng                                                                                 Có xáo thì xáo nước trong                                                                                        Đừng xáo nước đục đau lòng có con  

1
27 tháng 3 2022

Câu rút gọn : Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Thành phần rút gọn : chủ ngữ

28 tháng 3 2022

came on bạn