Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
* Câu chuyện
Một người ham đọc sách
Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.
Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.
Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời đã sẩm tối. Người chủ quán liền hỏi:
- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?
Đan-tê ngơ ngác đáp:
- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!
(Theo Cuộc sống và sự nghiệp)
* Bài thơ:
TRANG SÁCH VÀO ĐỜI
Trước ngưỡng cửa cuộc đời
Trang sách và hoa phượng
Học vấn và nhớ thương
Miệt mài nuôi chí lớn
Những trang sách dày công
Giúp em nhiều kiến thức
Vào đời bằng hiện thực
Vững bước trên đôi chân
Những con số bài toán
Những dòng chữ bài văn
Sơ đồ và hình ảnh
Nhanh hiểu và dễ nhớ
Trang sách bên cửa sổ
Một bầu trời ước mong
Trang sách như bệ phóng
Nâng bước em vào đời.
(Nguyễn Đức Toàn)
* Bài văn tả cây dừa:
Trước nhà em có một cái ao, xung quanh ao được trồng nhiều loại cây cần nước nhưng trong số đó em lại thích cây dừa nhất. Những đứa bạn cùng làng của em cũng phải công nhận với em về điều đó, cây dừa giống như nhân vật chính nổi bật lên giữa khu vườn nhà. Cây dừa nhà em rất đẹp, nó không chỉ nổi bật trong khu vườn nhà thôi đâu mà nó còn nổi bật nhất cái ngôi làng này.
Mỗi khi đi học về em cũng có thể nhìn thấy cây dừa ở nhà mình từ xa, bởi cây dừa nhà em cao lắm, nhìn từ xa trông nó giống như cái chổi bị dựng ngược lên. Bố em thường trêu rằng bao giờ hai chị em em lớn để lấy cái chổi dừa xuống quét nhà cho bố, chắc hẳn lúc đó nhà sẽ rất sạch.
Thân cây dừa cao và to như cái cột nhà, bên ngoài được bọc một lớp màu nâu, nham nhám, sần sùi và nứt nẻ, chỗ lõm chỗ lồi. Từ gốc cây lên đến đỉnh ngọt sẽ có các vòng tròn cách một khoảng đều nhau, những chiếc rễ con của cây dừa giống như những chú giun đất vậy. Còn phía trên đỉnh cây, các tàu lá xòe ra trông như chiếc ô che bóng râm mát cho một góc vườn nhà, lá dừa già sẽ có màu vàng, còn lá dừa non sẽ còn màu xanh man mát.
Dưới những tàu lá đó là những trái dừa, trái dừa trên cây nhà em năm nào vào mỗi ngày hè thường rất trĩu quả, quả dừa bên ngoài có màu xanh, màu càng nhạt thì chứng tỏ là dừa non còn màu đậm thì là dừa già. Gia đình em khi hè đến thường sẽ hái cả hai loại quả xuống để uống, dừa non sẽ ăn luôn cả cùi, dừa già thì gọt đi phần vỏ nâu bên ngoài để đem đi nấu thành món ăn.
Nhờ có cây dừa mà gia đình em mỗi khi hè đến sẽ có nước để uống, dừa non để ăn mà không phải đi mua ngoài. Sân vườn nhà em cũng nhờ vậy mà trở nên mát hơn và xanh hơn. Em rất thích cây dừa này.
Bài thơ:
TRANG SÁCH VÀO ĐỜI
Trước ngưỡng cửa cuộc đời
Trang sách và hoa phượng
Học vấn và nhớ thương
Miệt mài nuôi chí lớn
Những trang sách dày công
Giúp em nhiều kiến thức
Vào đời bằng hiện thực
Vững bước trên đôi chân
Những con số bài toán
Những dòng chữ bài văn
Sơ đồ và hình ảnh
Nhanh hiểu và dễ nhớ
Trang sách bên cửa sổ
Một bầu trời ước mong
Trang sách như bệ phóng
Nâng bước em vào đời.
(Nguyễn Đức Toàn)
* Bài văn tả cây dừa:
Trong các loài hoa, hoa hồng chính là nữ hoàng của các loài hoa. Hoa hồng không mọc thành bụi thành khóm mà được trồng riêng lẻ. Rễ cây hoa hồng nhỏ và dài ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây hồng mảnh mai trông yếu ớt nhưng rất cứng cáp. Những chiếc lá xanh bóng khỏe được mẹ thiên nhiên ban tặng. Phía ngoài lá là những đường răng cưa làm cho hoa càng thêm kiêu sa. Những nụ hoa như những bàn tay nhỏ bé vẫy chào trong nắng sớm. Từng nụ hoa như gọi nhau bung ra khoe sắc đỏ thắm, dịu dàng. Một bông hồng nhung có rất nhiều tầng hoa kết tròn, khum như e ấp thẹn thùng dưới nắng sớm mùa đông. Bông hồng nhung nào cũng có vẻ kiêu hãnh vì chúng là loài hoa duy nhất đọng lại những giọt sương đêm. Hoa hồng mang đến sự ngọt ngào trong mùa đông. Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích hoa hồng còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới với màu sắc rực rỡ của hoa tượng trưng cho sự nồng nàn, son sắc. Hoa hồng có rất nhiều màu nhưng có lẽ màu đỏ là màu được ưa chuộng và được dùng để diễn tả tình yêu. Em rất yêu thích hoa hồng.
* Bài thơ “Ước mơ nhỏ bé”:
Em vui tập sách trên tay
Vui mừng hớn hở khoe ngay bạn hiền
Tuổi thơ là lúc hồn nhiên
Gia đình nghèo khó triền miên bốn mùa.
Cái ngày sớm nắng chiều mưa
Em mơ cái bút là vừa giấc mơ
Quanh năm ngày tháng trông chờ
Em mong tập viết làn thơ quê nghèo.
Thương cha cảnh đói gieo neo
Ân cần giúp mẹ em theo ra đồng
Bao ngày em ước em mong
Tung tăng đến lớp để không đói nghèo.
(Việt Phúc)
1.
a) bài 1:
Ước mơ của hai hạt cây
Hai hạt cây nằm cạnh nhau trên mảnh đất màu mỡ kia. Hạt đầu tiên nói: ”Tôi muốn lớn lên! Tôi muốn đâm rễ sâu vào lòng đất. Tôi mơ thấy mình đang nở hoa báo hiệu mùa xuân. Tôi muốn cảm thấy tia nắng ấm áp của mặt trời và các giọt sương trên cánh hoa!”. Hạt này lớn lên và thành một bông hoa đẹp. Hạt thứ hai nói: ”Tôi sợ. Nếu tôi đưa rễ xuống lòng đất, tôi không biết có những gì ở đó. Nếu tôi mọc ra phần thân mảnh mai, chúng có thể bị gió làm gãy. Và nếu nở hoa, chúng có thể bị hái mất. Vì vậy, tôi thà chờ đến lúc an toàn hơn. Hạt thứ hai chờ đợi, trong lúc ấy một con gà đi qua đã mổ nó cho vào bụng.
bài 2:
Con gà Đại bàng:
Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.
Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng cũng vì vậy chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà.
Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng con yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng con nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao.
“Ồ! Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó” - Đại bàng con kêu lên.
Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao”.
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ.
Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Cuối cùng đại bàng cũng đã tin điều đó là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà.
Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết dù tuổi thọ của loài đại bàng cao hơn gà rất nhiều.
b)
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
1. Em lắng nghe thầy cô nhận xét chung và ghi lại.
2. Em tiến hành đọc hoặc nghe bài viết của bạn, ghi chép và nêu những điều em muốn học tập.
3. Dựa vào những nhận xét của thầy cô và những điều em muốn học tập sau khi nghe bài của bạn, em tiến hành chỉnh sửa bài viết.
Em có thể tìm đọc câu chuyện Chú bé chăn cừu
Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi. Một hôm, thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:
– Sói! Sói! Cứu tôi với!
Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm.
Mấy hôm sau, chú lại bày ra trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới. Rồi một hôm, sói đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc. Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.
1.
a) bài 1:
Ước mơ của hai hạt cây
Hai hạt cây nằm cạnh nhau trên mảnh đất màu mỡ kia. Hạt đầu tiên nói: ”Tôi muốn lớn lên! Tôi muốn đâm rễ sâu vào lòng đất. Tôi mơ thấy mình đang nở hoa báo hiệu mùa xuân. Tôi muốn cảm thấy tia nắng ấm áp của mặt trời và các giọt sương trên cánh hoa!”. Hạt này lớn lên và thành một bông hoa đẹp. Hạt thứ hai nói: ”Tôi sợ. Nếu tôi đưa rễ xuống lòng đất, tôi không biết có những gì ở đó. Nếu tôi mọc ra phần thân mảnh mai, chúng có thể bị gió làm gãy. Và nếu nở hoa, chúng có thể bị hái mất. Vì vậy, tôi thà chờ đến lúc an toàn hơn. Hạt thứ hai chờ đợi, trong lúc ấy một con gà đi qua đã mổ nó cho vào bụng.
bài 2:
Con gà Đại bàng:
Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.
Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng cũng vì vậy chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà.
Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng con yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng con nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao.
“Ồ! Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó” - Đại bàng con kêu lên.
Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao”.
Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ.
Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Cuối cùng đại bàng cũng đã tin điều đó là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà.
Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết dù tuổi thọ của loài đại bàng cao hơn gà rất nhiều.
b)
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Loài cây mà em thích là **cây hoa hồng**. Cây hoa hồng có thân thẳng đứng, lá mềm mại và màu xanh tươi. Những bông hoa của nó được bao phủ bởi những cánh hoa mỏng manh và đầy màu sắc, từ trắng, hồng, đỏ cho đến vàng. Mỗi bông hoa mang lại một hương thơm dịu nhẹ, khiến không gian xung quanh trở nên thơm phức và lãng mạn. Cây hoa hồng là biểu tượng của tình yêu và sự đẹp đẽ, là một trong những loài cây được người ta trồng và chăm sóc nhiều nhất trong vườn hoa.
1. Em lắng nghe thầy cô nhận xét chung và ghi lại những nhận xét cần chỉnh sửa.
2. Em đọc lại đoạn văn và nhận xét của thầy cô để xác định lỗi cần chỉnh sửa dựa vào gợi ý. 3. Em đọc hoặc nghe bài làm của bạn, nêu những điều em muốn học tập.4. Em sửa lỗi trong bài nếu có hoặc viết lại một số câu văn cho hay hơn.
Tả cây hoa hồng.
Trên khuôn viên tầng thượng nhỏ nhà em, mẹ em trồng rất nhiều các loài hoa: hoa thiết mộc lan, hoa quỳnh, hoa đồng tiền, thược dược,… Nhưng em thích nhất là cây hoa hồng nhung mà em đã trồng cùng mẹ vào mùa xuân năm em học lớp 1.
Cây hoa hồng nhung được mẹ khéo léo trồng trong một chiếc chậu xinh xinh. Nhìn từ xa, cây như một cô công chúa đội vương miện đỏ kiêu sa. Cây cao khoảng 70 – 80 cm, thân cây to hơn chiếc đũa, được bao bọc bởi lớp áo màu xanh thẫm nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Cũng ở thân mọc ra những chiếc gai sắc nhọn như những chàng hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ nàng công chúa kiêu sa. Cành lá cây hoa hồng mảnh mai, cũng có gai nhọn như thân hồng. Lá hoa hồng nhỏ nhắn, hình bầu dục, có răng cưa viền xung quanh. Gân lá hồng nổi lên trên nền lá màu xanh thẫm, giống như bộ xương cá.
Hoa hồng nở quanh năm nếu được chăm sóc tốt. Nhưng đặc biệt hơn là vào mùa xuân, cây hồng nhung nở rộ hoa. Hoa hồng nở ở đầu cành. Màu hoa đỏ thẫm, cánh mềm mịn như những tấm khăn nhung của các bà, các mẹ. Các cánh hoa chúm chím dần xòe ra xếp thành từng tầng bao quanh nhụy hoa. Nhụy hoa hồng rất nhỏ, có màu vàng nhạt. Mỗi sáng sớm khi thức dậy em bước ra vườn, những giọt sương như những hạt ngọc đọng trên những cánh hoa, lá. Mùi hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu của nữ hoàng hoa hồng được chị gió mang tỏa khắp nơi, như mời gọi những nàng ong, chị bướm đến hút mật. Không hổ danh là “nữ hoàng của các loài hoa”! Hoa hồng thường được dùng để trang trí, làm đẹp, làm quà tặng và còn để điều chế nước hoa nữa.
Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung nhà em! Mỗi khi rảnh, em đều cùng mẹ tưới nước, nhổ cỏ dại, cắt cành, tỉa lá, chăm sóc cây hồng nhung cho cây luôn tươi tốt và nở thật nhiều hoa. Mỗi dịp lễ, mẹ em thường cắt mấy bông hồng xuống để thắp hương trên ban thờ.
Những điều em muốn học tập:
- Bố cục 3 phần rõ ràng.
- Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
- Các câu văn hay, ấn tượng: “Cũng ở thân mọc ra những chiếc gai sắc nhọn như những chàng hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ nàng công chúa kiêu sa.”, “Mùi hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu của nữ hoàng hoa hồng được chị gió mang tỏa khắp nơi, như mời gọi những nàng ong, chị bướm đến hút mật.”