K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2020

Ngoài suối , trên mấy cành cây cao,// tiếng chim , tiếng ve // cất lên inh Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

ỏi,râm ran.

Câu đơn

24 tháng 4 2023

=)

9 tháng 12 2021

A) TN:

aVào một đêm cuối xuân 1947,khoảng 2 giờ sáng ,trên đường đi công tác.

CN:Bác Hồ

VN:đến nghỉ chân ở một nhà ven đường 

b)TN: Ngoài suối ,trên mấy cành cây cao,

CN: tiếng chim,tiếng ve

VN: cất lên ing ỏi ,râm ran

9 tháng 12 2021

a) Trạng ngữ: Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,trên đường đi công tác

Chủ ngữ: Bác Hồ

Vị ngữ: đến nghỉ chân ở một nhà ven đường 

b) Trạng ngữ: Ngoài suối, trên mấy cành cây cao

Chủ ngữ: Tiếng chim, tiếng ve

Vị ngữ: cất lên inh ỏi, râm ran

29 tháng 7 2021

a) Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,  trên đường đi công tác (TN), Bác Hồ (C)/ đến nghỉ chân ở một nhà ven đường(V).

b) Ngoài suối, trên mấy cành cây cao (TN), tiếng chim, tiếng ve (C)/ cất lên inh ỏi, râm ran(V).

Giúp mình với: Bài tập 1. Tìm CN, VN và TN của những câu văn sau:  a. Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,  trên đường đi công tác, Bác Hồ  đến nghỉ chân  ở một nhà ven đường . b. Ngoài suối, trên mấy cành cây cao, tiếng chim, tiếng  ve  cất lên inh ỏi, râm ran. c. Tiếng mưa rơi lộp độp,  tiếng mọi người gọi nhau  í ới . d. Mưa  rơi lộp độp, mọi người  gọi nhau í...
Đọc tiếp
Giúp mình với: Bài tập 1. Tìm CN, VN và TN của những câu văn sau:  a. Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng,  trên đường đi công tác, Bác Hồ  đến nghỉ chân  ở một nhà ven đường . b. Ngoài suối, trên mấy cành cây cao, tiếng chim, tiếng  ve  cất lên inh ỏi, râm ran. c. Tiếng mưa rơi lộp độp,  tiếng mọi người gọi nhau  í ới . d. Mưa  rơi lộp độp, mọi người  gọi nhau í ới . e. Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả. g. Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng. h. Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ. i. Chim  hót líu lo và nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió  đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. k.Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói , tiếng cười rộn ràng ,vui vẻ. l. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả hương. m. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. Bài tập 2. Đặt câu theo cấu trúc sau : a) TN, TN, CN - VN. b) TN, CN, CN – VN. c) TN, CN- VN, VN. d) TN, TN, TN, CN – VN. e) TN, TN, CN, CN, - VN, VN. Bài tập 3.  Với mỗi loại trạng ngữ sau đây, hãy đặt 1 câu : TN chỉ nơi chốn, TN chỉ nguyên nhân, TN chỉ thời gian, TN chỉ mục đích, TN chỉ phương tiện.
3

Bài 1: 

a. TN: vào một đêm cuối xuân 1947 ... trên đường đi công tác.

CN: Bác Hồ 

VN; đến nghỉ chân... ven đường 

b. TN: Ngoài suối...cành cây cao 

CN: tiêng chim, tiếng ve

VN: cất lên râm ran, inh ỏi 

c. CN1: Tiếng mưa

VN1: rơi lộp độp

CN2: tiếng mọi người 

VN2: gọi nhau í ới 

d. Tương tự như c

e. CN: Những con voi về đích trước tiên 

VN: huơ vòi chào khán giả

d. CN: những con chim bông biển 

VN: trong suốt... những con sóng

h. CN: Mấy chú dế

VN: bị sặc nước...khỏi tổ

i. CN1: chim 

VN1: hót líu lo 

CN2: nắng 

VN2: bốc hương... ngây ngất

CN3: Gió 

VN3: đưa mùi hương...khắp rừng 

k. TN: trên những đồng lúa chín vàng 

CN1: bóng áo chàm và nón trắng 

VN1: nhấp nhô

CN2: tiếng nói, tiếng cười 

VN2: rộn ràng vui vẻ 

l. CN: hoa lá, quả chín...dưới chân

VN: đua nhau tỏa hương

m. TN: ngay thềm lăng

CN: mười tám cây vạn tuế tượng 

VN: tượng trưng ... trang nghiêm

 

 

Bài 2: 

a. Lúc 8 giờ sáng, khi mọi người đã chuẩn bị xuất phát, Trường mới đến nơi.

b. Tối nay, cô Linh và chú Minh sẽ tới nhà tôi chơi

c. Đối với tôi, bác Hằng là người mẹ thứ hai, luôn chăm sóc và bên cạnh tôi mỗi khi tôi cần

d. Mùa hạ, cao điểm mùa thi, cũng là mùa chia ly, học sinh chúng tôi mỗi lần nhắc đến là rạo rực cả lòng.

: Đọc các đoạn văn sau và xác định các câu đơn.a. Đêm xanh vời trăng ao. Hoa bàng rụng lám tấm như những hạt mưa bằng bạc đang rơi rơi. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí tỏa xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi. Bọ ve rạo rực cả người. ( Cây gạo- Vũ Tú Nam)b. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chới với. Sóng gió như nhắc nhở ông điều gì. Ông nghiêng tai lắng...
Đọc tiếp

: Đọc các đoạn văn sau và xác định các câu đơn.

a. Đêm xanh vời trăng ao. Hoa bàng rụng lám tấm như những hạt mưa bằng bạc đang rơi rơi. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí tỏa xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi. Bọ ve rạo rực cả người. ( Cây gạo- Vũ Tú Nam)

b. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chới với. Sóng gió như nhắc nhở ông điều gì. Ông nghiêng tai lắng nghe. Khi cơn gió thổi qua, mặt nước lại trở lại yên lặng, ông mới ngẩng lên  và nói.

( Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)

c. Trời rét căm căm . Mưa phùn gió bấc mù trời. Trời rét tê tái. Mọi vật run rẩy rùng mình. Giá rét thấu xương. Gió thổi ù ù. Người ta không nghe thấy tiếng hát của ve nữa.                                              ( In-tơ-net)

 

d. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình, thầm thì, triền miên như nỗi nhớ. Dòng sông êm đềm và trong vắt vẫn âm thầm chảy. Chúng ta được đi dạo trên chiếc thuyền thơ với một tay lái khoan thai, chúng ta đang say mê với những kỉ niệm ấy thì thấy biển cả hiện ra trước mặt! Dòng sông của tình bà cháu đã đổ vào biển cả của tình yêu nước. Biển yên sóng lặng thôi, nhưng cũng bát ngát và sâu thẳm. ( Cũng thấy cay nơi sống mũi- Nguyễn Đức)

1
3 tháng 8 2021

a. Đêm xanh vời trăng ao. Hoa bàng rụng lám tấm như những hạt mưa bằng bạc đang rơi rơi. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí tỏa xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi. Bọ ve rạo rực cả người.

                                               (Cây gạo- Vũ Tú Nam)

b. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chới với. Sóng gió như nhắc nhở ông điều gì. Ông nghiêng tai lắng nghe. Khi cơn gió thổi qua, mặt nước lại trở lại yên lặng, ông mới ngẩng lên  và nói.

                    (Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)

c. Trời rét căm căm . Mưa phùn gió bấc mù trời. Trời rét tê tái. Mọi vật run rẩy rùng mình. Giá rét thấu xương. Gió thổi ù ù. Người ta không nghe thấy tiếng hát của ve nữa.                                             

                                                                   (In-tơ-net)

(Cả đoạn đều là câu đơn em nhé! Do trong mỗi câu chỉ có hai bộ phận chính là CN và VN)

d. Những kỉ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình, thầm thì, triền miên như nỗi nhớ. Dòng sông êm đềm và trong vắt vẫn âm thầm chảy. Chúng ta được đi dạo trên chiếc thuyền thơ với một tay lái khoan thai, chúng ta đang say mê với những kỉ niệm ấy thì thấy biển cả hiện ra trước mặt! Dòng sông của tình bà cháu đã đổ vào biển cả của tình yêu nước. Biển yên sóng lặng thôi, nhưng cũng bát ngát và sâu thẳm.

              (Cũng thấy cay nơi sống mũi- Nguyễn Đức)

Các câu đơn là câu in đậm nghiêng, chúc em học tốt!

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
25 tháng 2 2019

Câu 1. Đối tượng miêu tả trong đoạn văn: Cảnh vật vào buổi sáng sớm.

Câu 2. Đoạn văn miêu tả theo trình tự không gian: từ khu vườn (những bông hoa, lũ chim, màn sương) rồi đến cảnh vật ngoài đường phố.

Câu 3. Biện pháp tu từ: Nhân hóa "những đóa hoa thược dược khoe bộ cánh rực rỡ", và phép liệt kê với các sự vật như: hoa, chim, sương, xe cộ, người đi chợ.

Câu 4: Đặc điểm của đoạn văn: sử dụng cách miêu tả uyển chuyển, sinh động và hấp dẫn/

Bài 2:Tìm CN, VN của các câu sau :1.     Suối chảy róch rách. 2.Tiếng suối chảy róc rách. 3.Sóng  vỗ loong boong trên mạn thuyền. 4.Tiếng sóng vỗ  loong boong trên mạn thuyền. 5.Tiếng mưa rơi lộp độp , tiếng mọi người gọi nhau  í ới.6.Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới .7.Con gà  to, ngon. 8.Con gà to ngon. 9.Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả. 10.Những con...
Đọc tiếp

Bài 2:Tìm CN, VN của các câu sau :

1.     Suối chảy róch rách.

 

2.Tiếng suối chảy róc rách.

 

3.Sóng  vỗ loong boong trên mạn thuyền.

 

4.Tiếng sóng vỗ  loong boong trên mạn thuyền.

 

5.Tiếng mưa rơi lộp độp , tiếng mọi người gọi nhau  í ới

.

6.Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới .

7.Con gà  to, ngon.

 

8.Con gà to ngon.

 

9.Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.

 

10.Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả .

 

11.Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.

 

12.Những con chim bông biển/ trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng.

 

l3,Mấy chú dế bị sặc nước ,loạng choạng bò ra khỏi tổ .

 

14.Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ.

 

15.Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa,

 

phảng phất khắp rừng.

 

16.Sách vở của con là vũ khí. Lớp học của con là chiến trường.

 

17.Mặt trời mọc, bầy chim đi kiếm ăn.

 

18.Vì ốm nên nó nghỉ học.

 

19.Nó bị đau chân nên nó không đi lao động.

 

20.Đôi càng tôi mẫm bóng.

2
29 tháng 7 2021

1. Suối / chảy róc rách.

      CN     VN

2.Tiếng suối chảy / róc rách.

   CN                         VN

3.Sóng / vỗ loong boong trên mạn thuyền.

    CN          VN                     TN

4.Tiếng sóng vỗ / loong boong trên mạn thuyền.

     CN                             VN

5.Tiếng mưa rơi / lộp độp, tiếng mọi người / gọi nhau í ới

         CN1             VN1              CN2                    VN2

6.Mưa / rơi lộp độp, mọi người / gọi nhau í ới

   CN1            VN1         CN2          VN2

7.Con gà / to, ngon.

   CN             VN

 

29 tháng 7 2021

1.     Suối (C)/ chảy róch rách (V).

2.Tiếng suối chảy (C)/ róc rách (V).

3.Sóng (C)/ vỗ loong boong trên mạn thuyền (V).

4.Tiếng sóng vỗ (C)/ loong boong trên mạn thuyền (V).

5.Tiếng mưa rơi (C)/ lộp độp(V), tiếng mọi người gọi nhau (C)/ í ới(V)

6.Mưa (C)/ rơi lộp độp(V), mọi người (C)/ gọi nhau í ới (V).

7.Con gà (C)/ to, ngon(V).

8.Con gà to (C)/ ngon(V).

9.Những con voi về đích trước tiên (C)/ huơ vòi chào khán giả(V).

10.Những con voi (C)/ về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả(V) .

11.Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh (C)/ lăn tròn trên những con sóng(V).

12.Những con chim bông biển (C)/ trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng(V).

l3,Mấy chú dế(C)/ bị sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ(V) .

14.Mấy chú dế bị sặc nước(C)/ loạng choạng bò ra khỏi tổ(V).

15.Chim (C)/ hót líu lo(V). Nắng (C)/bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất(V). Gió (C)/ đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng(V).

16.Sách vở của con (C)/ là vũ khí(V). Lớp học của con (C)/ là chiến trường(V).

17.Mặt trời (C)/mọc(V), bầy chim (C)/ đi kiếm ăn(V).

18.Vì ốm nên nó (C)/ nghỉ học(V).

19.Nó (C)/ bị đau chân (V) nên nó(C)/ không đi lao động(V).

20.Đôi càng tôi (C)/ mẫm bóng(V).

 Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá,...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0
26 tháng 7 2018

- Đoạn văn trên được trình bày theo đoạn văn song hành

- Cách trình bày nội dung của đoạn văn trên được sắp xếp theo trình tự thời gian

+ Khi mưa mới ngớt

+ Khi mưa tạnh hẳn

26 tháng 7 2018

Đoạn văn đc trinh bày theo kiểu song hành 

nội dung :

lúc đầu : tác giả đã cho thấy đc cảnh mưa ngớt 

sau đó : tác giả đã cho thấy đc cảnh mưa tạnh 

và cuối cùng là cảnh của mặt trời 

hok tốt !

6 tháng 2 2022

Tham khảo:

Mấy độ nay, thành phố đã chính thức bước vào mùa hè. Sau những ngày bình đạm của cuối xuân, mùa hạ về đem theo những nô nức, những cháy bỏng và xốn xang.

Buổi sáng, mới từ sáu giờ, trời đã sáng trưng. Nếu mà là độ hơn tháng trước, thì tầm này vẫn còn tối lắm. Bầu trời mùa này cũng cao và xanh hơn hẳn. Khác với màu xanh nhạt nhòa của mùa xuân, màu xanh của bầu trời mùa hạ đậm đà và rõ ràng lắm. Điểm xuyết trên dòng sông xanh ấy, là những đám mây đủ hình thù nằm nghỉ ngơi sau những mùa trôi nhanh. Thỉnh thoảng, lại có những chú chim lướt qua rồi biến mất trong tán cây nào đó. Mà cả những cây cối trong vườn hay trên đường phố màu này cũng xanh tốt lắm. Nếu mùa xuân là để cho cây cối đâm chồi nảy lộc, thì mùa hạ chính là để cho cây cối phát triển, đơm hoa kết trái. Những tán lá trở nên rộng hơn, dày hơn và xanh hơn, dư sức che đi mọi ánh nắng nóng. Những đóa hoa nay cũng kết quả, trái ngon lủng lẳng trên cành. Chờ đến độ gần trưa, thì ánh nắng sẽ dày hơn và nóng hơn. Tầm đó đi ra đường là phải mặc kín không thì dễ “khét” lắm. Sức nóng của ánh nắng sẽ cứ thiêu cứ đốt bền bỉ cho đến tầm giữa chiều mới chịu giảm đi. Càng về gần tối, thì trời sẽ lại càng mát mẻ y như buổi sáng. Nhưng mà, cũng không quá là khó chịu khi đã có những cơn gió mát rượi, thổi vô tư không keo kiệt suốt cả ngày.

 

Cùng với những thay đổi của thời tiết ấy, thì con người cũng thay đổi nếp sinh hoạt. Đầu tiên chính là trang phục, họ cởi đi những lớp áo dày sụ để khoác lên mình những tấm áo mỏng nhẹ hơn. Đặc biệt các họa tiết hoa lá, các màu sắc tươi sáng đặc biệt được ưa chuộng vào thời gian này. Rồi đến giờ đi làm, đi chơi cũng có nhiều thay đổi. Mùa này, người ta chăm đi chơi hơn hẳn mùa đông. Những quán xá, những địa điểm du lịch cứ phải là nườm nượp. Các món ăn, các loại quả, loại kem đủ màu sắc, hương vị được bày bán khắp nơi, kích thích vị giác và khứu giác hoạt động không ngừng. Thật là tuyệt vời.

Với những điều thú vị và riêng việt ấy, mùa hạ chiếm trọn lòng thành phố. Người dân hồ hởi đón chào nó với niềm hân hoan và vui sướng. Có lẽ cảm nhận được tình cảm chân thành ấy, mà mùa hạ cứ ngày càng chín rục, vàng ươm thêm mỗi ngày.

6 tháng 2 2022

Tham khảo !

 

Cứ nhìn thấy những đoá phượng cháy trên những tán lá xanh mướt là trong lòng em lại rộn ràng. Em rất yêu mùa hè. Em yêu loài hoa báo hiệu hè về. Loài hoa gắn bó với học sinh chúng em. Không có phượng đâu có thể gọi là mùa hè. Những cánh phượng đỏ rực. Dưới ánh nắng mặt trời mùa hè nóng bỏng, màu đỏ ngày càng trở nên đẹp và quyến rũ hơn. Phượng nở đỏ cả một vùng trời, những chùm hoa phượng như những đốm lửa nhỏ. Nhìn từ xa, cây phượng như một màu lửa, màu đỏ rực rỡ của sự đam mê, phượng cháy hết mình cho mùa hè. Mùa hè như nóng hơn bởi hoa phượng, bởi những hoạt động sôi nổi, nhộn nhịp.
 
Mùa hè không thể thiếu được âm thanh của những tiếng ve. Tiếng ve kêu râm ran suốt đêm hè. Những chú ve cứ ca lên những bài ca chào đón mùa hè mà không bao giờ ngừng. Dù bạn có đến bất kì một ngóc ngách nào, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng ve kêu. Những chú ve còm cõi, kêu đến khi kiệt sức mà chết di. Cuộc sống của chúng tuy ngắn ngủi nhưng lại đem lại niềm vui cho mọi người. Mỗi sáng sớm, khi vừa mở mắt, ta đã nghe tiếng ve kêu râm ran Nếu mùa hè không có ve, chắc ai cùng thắc mắc: "Sao không nghe thấy tiếng ve?". Có những lúc con người bực mình vì tiếng ve huyên náo ồn ào quá nhưng không có thì lại thấy thiếu, thấy nhớ. Khi tâm trạng buồn vì phải chia tay với mái trường cấp một thân yêu, chia tay với bao bạn bè, thầy cô thân thương thì âm thanh của tiếng ve trở liên da diết hơn, buồn hơn.
 
Mùa hè đến cùng phượng và ve kêu, mùa chia tay với mái trường, mùa của sự nghỉ ngơi sau một năm học đầy vất vả. Mùa hè cùng là mùa thi. Nhưng sau khi tạm gác nhiệm vụ học tập lại, chúng ta lại hoà mình vào nhưng hoạt động vui chơi đầy bổ ích và lí thú của những ngày hè.
 
Hè ơi! Tôi yêu bạn lắm. Lũ học sinh chúng tôi ai cũng yêu mùa hè, yêu những hoạt động sôi nổi trong những ngày hè. Và ai cũng háo hức, chờ mong mùa hè đến. Dù có buồn khi phải xa bạn bè, khi phải chia tay với phấn trắng, bảng đen thân yêu nhưng vẫn hẹn ngày gặp lại. Hè đến với sự tưng bừng, rộn rã thì khi hè đi, để lại cho chúng em một nỗi buồn nhớ.